Ngắm Siêu Trăng Giun thắp sáng trời đêm
Trong hai ngày 8 – 9/3, người dân trên thế giới có cơ hội quan sát hiện tượng Siêu Mặt Trăng Giun độc đáo. Đặc biệt, Mặt Trăng trở nên to và sáng nhất vào đêm 9/3.
Trăng tròn tháng 3 xuất hiện đằng sau tượng Nữ Thần tự do ở New York, Mỹ. Ảnh: AP
Hãng CNN dẫn thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kỳ trăng rằm cuối cùng của mùa Đông tỏa sáng rực rỡ nhất vào ngày 9/3 theo giờ Mỹ.
Hiện tượng Siêu Trăng xảy ra khi Mặt Trăng nằm trong phạm vi 90% của perigree hay cận điểm gần nhất với Trái Đất trên quỹ đạo. Siêu Trăng sẽ sáng hơn và lớn hơn trên bầu trời đêm.
Một chiếc máy bay bay ngang qua Siêu Trăng Giun tại Curitiba, Brazil. Ảnh: AFP
Tên gọi độc đáo ‘Mặt Trăng Giun’ (Worm Moom) bắt nguồn từ nền văn hóa truyền thống của người thổ dân Mỹ. Cách người thổ dân Mỹ đặt tên cho từng kỳ trăng rằm trong năm giúp họ theo dõi dấu hiệu chuyển mùa. Ví dụ, vào tháng 3, mặt đất trở nên mềm hơn tạo cơ hội cho loài giun xuất hiện, kéo theo nhiều con chim đến kiếm ăn. Trăng Giun được gắn với mùa xuân cũng vì lý do đó.
Năm nay, Xuân phân xảy ra vào ngày 19/3, sớm nhất trong hơn 100 năm qua. Bình thường mỗi năm sẽ có 12 lần trăng rằm. Tuy nhiên, tháng 10/2020 sẽ ghi nhận hai lần trăng rằm vào ngày 1/10 và 31/10. Mặt Trăng tròn 2 lần trong cùng một tháng được gọi là ‘Trăng Xanh’.
Năm 2020, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội quan sát đến 4 Siêu Trăng. Siêu Trăng tiếp theo sẽ diễn ra ngày 7/4.
Video đang HOT
Người đàn ông dắt ngựa và chó đi dạo dưới ánh trăng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Siêu Trăng ngày 9/3 mọc phía trên một trang trại điện gió tại Villeveyrac, Pháp. Ảnh: EPA
Vẻ đẹp huyền bí của trăng rằm tháng 3. Ảnh: AFP
Cảnh tượng một máy bay chở khách bay vọt qua tầng mây và Siêu Trăng tại Frankfurt, Đức. Ảnh: AP
Trăng rằm thắp sáng bầu trời đêm Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: EPA
Mây mù che phủ một phần Siêu Trăng tại tháp Portomaso, Malta. Ảnh: The Sun
Theo Xuân Chi/Tin tức TTX
Những hình ảnh đẹp về siêu trăng trên bầu trời Hà Nội
Đêm mùng 9 rạng sáng 10/3, siêu trăng đã xuất hiện ở Việt Nam, đây là hiện tượng mỗi năm chỉ diễn ra 1 đến 2 lần và có năm không xảy ra.
Siêu trăng là hiện tượng thiên văn khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm mặt trăng ở điểm cận địa, Mặt trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái đất. Đây được gọi là hiện tượng siêu trăng hay siêu mặt trăng.
Vào dịp xảy ra hiện tượng siêu trăng, Mặt trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái đất. (Ảnh: Lê Minh)
Siêu mặt trăng nhìn từ Hồ Tây, Hà Nội. (Ảnh: Lê Minh)
Thời tiết ở Hà Nội khá thuận lợi để quan sát siêu trăng. (Ảnh: Quang Vinh)
Siêu trăng xuất hiện trên di tích Cột cờ Hà Nội. (Ảnh: Quang Vinh)
Siêu trăng nhìn từ quảng trường Cách mạng tháng 8, Hà Nội. (Ảnh: Quang Vinh)
Mặt trăng di chuyển quanh Trái đất theo một quỹ đạo hình elip. Khi Mặt trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt trăng khi nhìn từ Trái đất sẽ lớn hơn.
Quan sát siêu mặt trăng từ Hồ Gươm, Hà Nội. (Ảnh: Lê Minh)
Ngắm siêu trăng từ khu vực Nhà thờ Lớn, Hà Nội khá dễ dàng. (Ảnh: Lê Minh)
Siêu trăng di chuyển trên bầu trời tòa nhà Lotte, Hà Nội. (Ảnh: Lê Minh)
Quang Vinh - Lê Minh
Theo vietnamnet.vn
Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng Vào đêm 9 rạng sáng 10/3, những người yêu thiên văn ở Việt Nam và các nước sẽ có cơ hội ngắm siêu trăng. Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, cho biết, đêm 9, rạng sáng 10/3/2020, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng siêu trăng. Mặt trăng...