Ngắm sen xứ Huế trên áo dài lụa truyền thống
Lấy cảm hứng từ sen hồ Tịnh Tâm và thiếu nữ Huế, các nhà thiết kế Viết Bảo và Xuân Hảo đã thực hiện 40 mẫu thiết kế áo dài trên chất liệu lụa tơ tằm Bảo Lộc.
Các thiết kế “ Người đẹp và sen” sẽ ra mắt công chúng trong đêm diễn có chủ đề “Áo dài trên con đường di sản” của Lễ hội Áo dài. Đây là sự kiện nằm trong trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019 với chủ đề “Tinh hoa làng Việt” (diễn ra từ 26/4 đến 2/5). Festival sẽ giới thiệu đến du khách các sản phẩm độc đáo của nhiều nghề, làng nghề truyền thống đặc trưng của Huế và nhiều địa phương trong cả nước.
Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt vốn nền nã lại càng thêm dịu dàng, duyên dáng bởi hình ảnh hoa sen trên tà áo.
Hai nhà thiết kế người Huế Viết Bảo và Xuân Hảo đã chọn lụa tơ tằm Phương Mai đến từ thủ phủ của tơ tằm Việt Nam – vùng đất Bảo Lộc (Lâm Đồng) để giới thiệu đến công chúng những mẫu áo dài hoa sen nền nã. Lụa ở đây được người dệt đến từ các làng nghề chăm chút cẩn thận từng chi tiết nhỏ từ lúc chăn tằm cho tới ươm tơ dệt vải.
NTK Viết Bảo chia sẻ: “Chúng tôi thống nhất cùng đem đến Festival nghề truyền thống năm nay bộ sưu tập chủ đề hoa sen. Người ta vẫn nói “người đẹp vì lụa”, thì ở đây, với cảm hứng từ sen hồ Tịnh Tâm ở Huế, các cô gái đẹp hơn vì lụa và… vì sen”.
Video đang HOT
Ngoài kỹ thuật thêu truyền thống, NTK gốc Huế Viết Bảo cho biết, anh cùng Phương Mai Silk chú trọng khai thác công nghệ in trên tơ tằm tiên tiến để chuyển tải vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống.
40 mẫu áo dài với công nghệ in 3D trên tơ tằm Việt Nam nguyên chất 100% được chăm chút kỹ lưỡng từng đường nét.
Những chiếc áo dài hoa sen tôn thêm nét yêu kiều của người con gái Việt
Qua các thiết kế áo dài, NTK Viết Bảo và Xuân Hảo muốn tôn vinh chất liệu lụa truyền thống của làng nghề Việt Nam, xóa bỏ những chất liệu không nguồn gốc, vải giả tơ lụa đang trà trộn trên thị trường.
Bảo Minh
Theo phunuvietnam.vn
Trao 5.000 bộ áo dài cho người lao động
Sau 2 tuần diễn ra và quyên góp được 5.000 bộ áo dài tặng người lao động, Lễ hội áo dài TP.HCM 2019 đã chính thức bế mạc vào tối 17/3 tại The Reverie Saigon.
Chương trình gala tổng kết Lễ hội áo dài TP.HCM lần VI năm 2019 có sự tham dự của lãnh đạo TP.HCM, lãnh đạo các cấp ban ngành, đại diện ban tổ chức, các nhà tài trợ cùng 15 đại sứ lễ hội và nhiều nhà thiết kế áo dài danh tiếng.
Diễn ra từ 2/3 đến 17/3, Lễ hội áo dài TP.HCM đã thực hiện nhiều chuỗi hoạt động thú vị và bổ ích, góp phần tạo sự lan tỏa mạnh mẽ thông điệp "Tôi yêu áo dài Việt Nam" đến người dân và du khách.
Lễ hội áo dài TP.HCM 2019 đã thành công trong việc lan tỏa thông điệp "Tôi yêu áo dài Việt Nam" đến mọi người.
Khép lại sự kiện, lễ hội đã mang về những con số ấn tượng: hơn 100.000 lượt khách tham dự các hoạt động của lễ hội; 360 nhà may, doanh nghiệp liên quan đến áo dài và doanh nghiệp du lịch tham gia; 38 triệu lượt view trên mạng xã hội video TikTok; hơn 80 đơn vị truyền thông đưa tin về lễ hội...
Đáng chú ý, lễ hội đã quyên góp được 5.000 chiếc áo dài và trao tặng đến hội viên, phụ nữ, các chị em công nhân thành phố và con em công nhân trong chương trình "Áo dài tặng bạn".
Các đại sứ và nhà thiết kế nhận hoa và thư cảm ơn từ BTC.
Năm nay, Lễ hội áo dài TP.HCM nhận được sự hưởng ứng và đồng hành của 15 nhân vật nổi tiếng trong vai trò đại sứ lễ hội, 26 nhà thiết kế danh tiếng trong và ngoài nước. Xuyên suốt lễ hội, họ đã góp phần mang đến cho đông đảo du khách và người dân thành phố những hoạt động hấp dẫn, tôn vinh vẻ đẹp của chiếc áo dài và giúp nâng cao kiến thức, sự hiểu biết về chiếc áo truyền thống của dân tộc.
Có thể kể đến chương trình Đồng diễn áo dài được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, thu hút 3.000 người tham dự đến từ các tổ chức, doanh nghiệp, đoàn thể, trường học trên địa bàn thành phố. Tất cả đã chung tay lan tỏa hình ảnh tà áo thướt tha và kêu gọi bảo vệ môi trường sống vì cộng đồng. Cuộc thi Duyên dáng áo dài TP.HCM và Ảnh đẹp áo dài Online tiếp tục quay trở lại, thu hút hơn 2.675 thí sinh đủ mọi độ tuổi tham gia.
Hơn 3.000 người tham gia đồng diễn áo dài tại phố đi bộ Nguyễn Huệ vào sáng ngày 3/3.
Tọa đàm "Chất liệu truyền thống may áo dài" được tổ chức tại Ao Dai Exhibition đã quy tụ nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, các nhà nghiên cứu lĩnh vực văn hóa, du lịch; các nhà thiết kế áo dài, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch; ban giám hiệu, giảng viên, sinh viên các trường đại học và công chúng yêu áo dài tham dự.
Tại đây, nhiều tham luận giá trị đã giúp người tham dự khám phá hành trình phát triển của tà áo dài gắn với các chất liệu truyền thống từ những làng nghề dệt, cũng như sự biến đổi của áo dài theo thời gian để phù hợp với nhịp sống xã hội.
Các người mẫu trình diễn áo dài lụa tại buổi tọa đàm.
Phát biểu tại lễ tổng kết, đại diện UBND TP.HCM nhận định, Lễ hội áo dài TP.HCM là một sự kiện du lịch văn hóa trọng tâm, góp phần tôn vinh và quảng bá nét đẹp của áo dài Việt Nam. Lễ hội năm nay do Sở Du lịch phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM và Công ty CP Dấu ấn Việt Nam tổ chức, với sự đồng hành của Công ty CP Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP đầu tư và phát triển Sunny World.
Đại diện đơn vị tài trợ, ông Trương Vincent, Chủ tịch - Tổng giám đốc Sunny World, chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng Lễ hội áo dài không chỉ là đặc sản của TP.HCM, mà sẽ trở thành hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa trên phạm vi cả nước và cả cộng đồng người Việt khắp thế giới. Với trách nhiệm của mình, Sunny World Corp. hy vọng tiếp tục đồng hành cùng ngành du lịch Việt và các địa phương không chỉ trong việc xúc tiến, đầu tư và phát triển các dự án bền vững, mà còn chú trọng bảo tồn các giá trị văn hoá bản địa".
Theo news.zing.vn
Sinh viên Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM diễn áo dài hoa sen 31 thí sinh tham gia giới thiệu sưu tập 'Họa liên' của nhà thiết kế Bảo Bảo trong đêm chung kết 'Sinh viên thanh lịch'. Sinh viên Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM diễn áo dài của nhà thiết kế Bảo Bảo Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM vừa tổ chức cuộc thi nhan sắc dành cho các...