Ngắm sân khấu lộng lẫy tiêu tốn 5 tỷ của Mr Đàm
Đáng chú ý là màn xuất hiện của Mr. Đàm từ viên kim cương khổng lồ trên sân khấu.
Chỉ còn 2 ngày nữa, đêm mở màn cho liveshow kỷ niệm 20 năm ca hát của Đàm Vĩnh Hưng sẽ được diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh. Mới đây, đạo diễn Trần Vi Mỹ – người đồng hành cùng Mr. Đàm đã hé lộ một số hình ảnh thiết kế sân khấu cho đêm nhạc sắp tới.
Được biết, đây cũng là thứ đã khiến nam HLV The Voice chi 5 tỷ để có được những hình ảnh đẹp mắt, cùng trang thiết bị tân tiến, hiện đại bậc nhất hiện nay.
Một trong những tiết mục được chờ đợi nhất là màn xuất hiện của Mr. Đàm từ viên kim cương khổng lồ trên sân khấu.
Ngoài ra, qua mỗi phần trình diễn, hình ảnh sân khấu, vũ đoàn và cả Mr. Đàm cũng sẽ biến hoá không ngừng, đưa khán giả lạc vào thế giới của những vũ điệu Latin cổ điển cho đến hiện đại.
Bên cạnh đó, nam ca sĩ cũng muốn giới thiệu với người xem nhiều nền văn hoá khác nhau trong một show diễn.
Video đang HOT
Có khi đó là hình ảnh của nước Nhật Bản thơ mộng, huyền bí, hay một Châu Âu cổ kính, sang trọng.
Với tiết mục Triệu đoá hoa hồng kết hợp cùng Hồ Ngọc Hà, ekip của Mr. Đàm đã thiết kế mô hình với hơn 100 đoá hồng nở rộ trên sân khấu.
Đạo diễn Trần Vi Mỹ cho biết, cả ekip đã phải trải qua hàng chục cuộc họp với thời lượng 5 tiếng đồng hồ, thậm chí có cuộc họp kéo dài gần 13 giờ đồng hồ để nghĩ ra các ý tưởng mới lạ cho đêm diễn.
Liên quan đến vấn đề tài chính, vị đạo diễn này cho biết, không phải lúc nào anh cũng giải trình với Mr. Đàm về việc chi, xài bao nhiêu tiền cho việc đầu tư, dàn dựng. Bởi sau nhiều năm làm việc chung, cả hai đã quá hiểu nhau và không có gì áp lực, khó nói về vấn đề tiền bạc.
Theo Danviet
Rất nhiều nghệ sĩ cúng Tổ: Vậy ông Tổ sân khấu là ai?
Những ngày qua, anh chị em nghệ sĩ tập trung về các sân khấu để thực hiện nghi lễ cúng Tổ. Người đang đi diễn xa chỉ cần một mâm hoa quả, số khác thì heo quay và đồ lễ.
Tất cả nghệ sĩ khi bước vào nghề này đều tin rằng ở trên đầu luôn có ông Tổ. Và khi được ông Tổ chọn có nghĩa là bạn sẽ phải gắn bó với nghiệp này suốt đời dù con đường có lắm chông gai và sự nổi tiếng vốn dĩ là điều rất mơ hồ.
Điều đáng nói là dù hàng ngày vẫn thắp hương thành kính trước khi bước lên sân khấu nhưng không ít nghệ sĩ cũng chẳng biết ông Tổ của mình là ai bởi xung quanh đó tồn tại quá nhiều giai thoại.
Câu chuyện được kể nhiều nhất là về một vị vua vì khó có con nên hàng ngày khẩn cầu trời phật ban phúc. Cứ mỗi khi làm lễ lại có người đóng vai thần linh bay trên trời vừa múa vừa hát.
Lòng thành lâu ngày cũng được chứng giám, hoàng hậu thai nghén và sinh ra hai người con trai. Từ đó mỗi năm nhà vua đều cho làm lễ để tạ ơn trời phật.
Lâu dần thành quen, hai hoàng tử lớn lên thích xem hát đến quên ăn quên ngủ, rồi trở nên gầy còm, ốm yếu. Thương con, vua cha cấm không cho xem hát nữa.
Nhưng vì mê quá, hai hoàng tử đã lén chui vào xó buồng nghe hát. Chỗ khuất quá nên không ai để ý, tới lúc tìm ra cả hai đã qua đời.
Nhưng dù đã về bên kia thế giới, thỉnh thoảng họ vẫn hiện về để xem hát nên con hát quyết lập bàn thờ, phụng kính là Tổ.
Một truyền thuyết khác lại kể rằng, ông Tổ sân khấu là một hoàng tử vì mê sân khấu nên trốn vua cha, chui vào bộng cây vong để theo gánh hát rồi không may chết cháy trong đó. Tượng của ông sau này được làm bằng cây vông, đó cũng là lý do giới nghệ sĩ kiêng mang guốc vông.
Câu chuyện khác cũng có liên quan đến những vị hoàng tử. Ba người có cái tên lần lượt là Càn, Chơn và Chất. Vì mê xem hát, cả ba đã nghĩ ra cách dùng quả thị làm ám hiệu để trốn vua cha.
Một ngày nọ, không rõ vì lẽ gì, chỉ có Chơn và Chất đi xem hát, trên đường về, hai hoàng tử mắc một trận mưa lớn và chết vì quá lạnh. Hoàng tử Càn lên ngôi nhưng ông làm vua chẳng được bao lâu.
Vì thương nhớ hai em và mê hát, ông đã bỏ cung đình và tìm người lập gánh hát. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, mùa mưa bão chẳng ai thuê nên gánh rã.
Gom tài sản vào hai chiếc thúng, hoàng tử Càn gánh đi nhưng đất trời khắc nghiệt, ông gục ngã khi quá kiệt sức. Nghe đâu trước khi qua đời, ông còn gọi tên hai em.
Ở nơi ông mất, nhiều người nói họ nhìn thấy bóng hình của ba anh em ôm nhau trong hương thơm ngào ngạt của quả thị. Lúc sống mê hát, lúc chết vẫn nguyên như thế. Họ tìm đến những gánh hát để tá túc và giúp đỡ con hát.
Sau này, người ta thường lấy ngày hoàng tử Càn mất để làm ngày tưởng nhớ ba anh em và xem họ là Tổ nghề.
Cũng có giai thoại cho rằng ông Tổ sân khấu xuất thân là ăn mày, ăn cướp... Thế nên, các nghệ sĩ rất ngại cho tiền người ăn xin vì sợ mạo phạm.
Nếu thấy người ta nói quá, có thể giải thích: "Ông ơi, ông thông cảm, con là nghệ sĩ". Hoặc có thể nhờ người khác không làm nghề giúp.
Và cũng vì có Tổ là ăn xin nên những người nghệ sĩ thường không than vãn về những sóng gió phải trải qua, chuyện nhận lại ít hay nhiều là do phúc phần.
Có những nghệ sĩ dù cả đời chẳng được một lần điểm mặt nhớ tên, họ vẫn cần mẫn và say sưa với con đường đã chọn mà không một lời oán thán.
Vì sao lại có nhiều câu chuyện đến thế?
Để trả lời cho câu hỏi này, NSND Bằng Phi đã giải thích, đây chỉ là một cách để duy trì sự tôn ti, trật tự và thái độ làm nghề nghiêm túc của người nghệ sĩ.
Sau này, ông Tổ của sân khấu còn là những người đã đóng góp thầm lặng như thợ mộc, thợ may, thợ rèn... Họ được gom chung là là thập nhị công nghệ.
Vậy đó, giai thoại về ông Tổ của ngành sân khấu còn rất nhiều điểm chưa được chứng thực nhưng dù thế nào đi nữa, đó cũng là lời nhắc về nguồn gốc cho những người làm nghệ thuật.
Cho tới thời điểm này, có rất nhiều người đã được ông Tổ lựa chọn và cho một cái nghề nhưng đi được tới đâu cũng là do sự cố gắng của họ. Người cần mẫn thì được thương, được độ, kẻ xấc láo thì muôn đời dậm chân tại chỗ.
Theo giadinhvietnam.com
Ngày giỗ tổ sân khấu: Những cấm kị và chuyện tâm linh khiến sao Việt toát mồ hôi Trong ngày giỗ tổ sân khấu, khán giả vô cùng tò mò và tìm hiểu nhiều hơn về ngày linh thiêng này của giới nghệ sĩ Việt. Và nhiều câu chuyện tâm linh bất ngờ được bật mí Muôn ngàn lời truyền về ngày giỗ tổ Hàng năm, cứ vào ngày 11-12/8 Âm lịch thì những người làm nghề sân khấu (đặc biệt...