Ngắm Sài Gòn xưa rực rỡ trong loạt bưu thiếp màu của Pháp
Hình ảnh rực rỡ sắc màu về Sài Gòn trong những bưu thiếp ấn hành đầu thập niên 1950 sẽ khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Khu công viên dọc đại lộ Bonard, trước nhà hát thành phố, Sài Gòn khoảng thập niên 1940 đầu 1950.
Toản cảnh khu vực nhà hát thành phố nhìn từ công viên phía trước.
Quán cà phê nổi tiếng ở tầng trệt khách sạn Continental Palace, cạnh nhà hát thành phố.
Đền Kỷ niệm trong Thảo Cầm Viên, nay là đền thờ Vua Hùng.
Một hình ảnh khác về đền Kỷ niệm.
Một góc Thảo Cầm Viên với Viện Bảo tàng, nay là Bảo tàng Lịch sử TP. HCM, ở phía xa.
Các ki-ốt trên đại lộ Charner, nay là đường Nguyễn Huệ.
Sạp báo trên đại lộ Charner, phía sau là Tòa Hòa giải.
Video đang HOT
Một khu chợ ở Sài Gòn xưa.
Một khu chợ ở Sài Gòn xưa.
Tàu sân bay Arromanches của Pháp trên sông Sài Gòn, 1952.
Bệnh viện quân đội Pháp ở Sài Gòn.
Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.
Bí mật ẩn giấu trong 'Biển Chết' rực rỡ sắc màu ở Trung Quốc
Nếu nhìn từ trên cao, hồ nước mặn Xiechi được ví như Biển Chết của Trung Quốc, lại rực rỡ như một bức tranh nhiều màu sắc, trái ngược với tên gọi.
Nằm ở thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, hồ Xiechi thường được người dân gọi là hồ muối Yuncheng hay "Biển Chết" bởi có độ mặn cao hơn hẳn những hồ muối khác. Thời gian gần đây, hồ muối đặc biệt này càng thu hút sự chú ý của công chúng nước trong hồ đột nhiên đổi màu, với sắc hồng đậm, nâu đỏ, xanh lá cây, vàng... rực rỡ.
Những sắc màu tuyệt đẹp đan xem ở hồ muối Xiechie, nơi được mệnh danh là Biển Chết của Trung Quốc
Giới chức địa phương đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế và muốn biến hồ Xiechi thành một điểm đến thu hút khách du lịch bằng hàng loạt các chiến dịch quảng bá rầm rộ.
"Xiechi là phiên bản Biển Chết của Trung Quốc, nơi du khách sẽ có những trải nghiệm khó quên mà không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới", dòng quảng cáo được Công ty TNHH Phát triển Du lịch Yuncheng Salt Lake phát đi.
Các hồ muối trên thế giới được chia làm ba nhóm chính là: hồ muối cacbonat, hồ muối clorua và hồ muối sunfat. Biển Chết ở Israel và Hồ muối lớn ở Utah (Mỹ) là hồ clorua. Trong khi, hồ muối Xiechi của Trung Quốc lại thuộc nhóm cuối cùng.
Khi nhiệt độ giảm xuống dưới -5 ℃ trong vài ngày, natri sunfat từ nước hồ sẽ kết tinh thành hình dạng giống như những bông hoa
Giáo sư địa lý Bernie Owen, thuộc Đại học Baptist Hồng Kông (Trung Quốc) giải thích: "Nếu lượng sunfat trong nước lớn hơn canxi, thì tất cả canxi sẽ bị phản ứng hết, khiến nước hồ dư sunfat".
Xiechi cũng là một hồ "lưu vực kín", có nghĩa là nước hồ không chảy ra sông hoặc đại dương. Đó là lý do giải thích tại sao hàm lượng muối trong nước tại đây lại cao như vậy.
Xiechi cũng là một hồ lưu vực kín, khi nước hồ không hề chảy ra sông hoặc đại dương
Giáo sư Owen giải thích: "Nước đi kèm với muối, nước thoát ra hoặc bay hơi, muối cũng vẫn sẽ đọng lại. Không có đường thoát nào cho nước hồ Xiechi. Vì vậy, nó sẽ ngày càng trở nên mặn hơn, mặn hơn và mặn hơn".
Trong khi đó, các loài động thực vật sống dưới nước hồ lại là nguyên nhân lý giải cho sự biến đổi màu sắc, thu hút vô số du khách và các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi tới đây.
Những loài động thực vật sống ở hồ Xiechi là nguyên nhân khiến nước có nhiều màu sắc rực rỡ
"Nếu ngâm tôm trong nước muối, nó sẽ chuyển thành màu đỏ", Giáo sư Owen giải thích thêm: "Có một loài động vật cực nhỏ được gọi là luân trùng, tạo ra màu tím cho nước hồ. Còn màu xanh là do tảo".
Tốc độ đóng băng của hồ muối thường diễn ra chậm hơn so với hồ nước ngọt bình thường
Các hồ muối có thể bị đóng băng, mặc dù tốc độ diễn ra không nhanh như các hồ nước bình thường khác. Bởi nước mặn đóng băng ở nhiệt độ thấp hơn nước ngọt.
Một trong những nỗ lực để đưa hồ Xiechi ngày càng phổ biến hơn với du khách nước ngoài là việc Trung Quốc đang đưa điểm đến này vào danh sách xét duyệt Di sản Thế giới của UNESCO.
Trung Quốc đang lập hồ sơ đăng ký nộp lên UNESCO để công nhận hồ Xiechi là Di sản Thế giới
Trong một bài đăng trên WeChat năm 2019, ông Luo Huining, bí thư tỉnh Sơn Tây, thông báo rằng các quan chức địa phương đang xúc tiến nhanh quy trình đăng ký.
"Hồ muối Xiechi là kết tinh của các giá trị văn hóa và văn minh Trung Quốc. Hồ nước muối cũng có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy niềm tin vào các di sản văn hóa của chúng ta", ông Luo Huining nhấn mạnh.
Hiện nay, hồ Xiechi vẫn chưa được nhiều du khách nước ngoài biết tới
Trung Quốc ngày càng đầu tư vào các hồ sơ đăng ký Di sản Thế giới của UNESCO, như một cách mang lại tính hợp pháp quốc tế cho nhiều kỳ quan lịch sử và thiên nhiên của nước này.
Hiện tại, Trung Quốc có 56 Di sản được UNESCO công nhận, xếp thứ 2 trên thế giới chỉ sau Ý. Đây là kỳ tích đầy ấn tượng của quốc gia này khi cho tới năm 1987, Vạn Lý Trường Thành mới là công trình đầu tiên của Trung Quốc được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Và chỉ cần thêm hai di sản được công nhận nữa, quốc gia tỷ dân sẽ san bằng thành tích với Ý.
Những tour tham quan tới hồ Xiechie còn khá ít ỏi và đa phần là khách nội địa Trung Quốc
Có một số tin tốt cho những du khách muốn đến thăm hồ Xiechi là nơi này vẫn chưa quá phổ biến hoặc đông đúc như các điểm du lịch khác ở Trung Quốc.
Tiger Li, một nhân viên của công ty du lịch Diverse China, cho biết rằng: "Hiện nay chỉ mới có rất ít tour du lịch tới hồ Xiechi. Và đa phần trong số này đều là khách nội địa Trung Quốc".
Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn đóng cửa với du khách nước ngoài
Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi Trung Quốc hiện nay vẫn gần như đóng cửa hoàn toàn với du khách quốc tế. Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia hiếm hoi trên thế giới hiện nay áp dụng chiến lược "zero Covid" (không Covid).
"Bên cạnh phong cảnh, đến thăm hồ Xiechi, du khách còn có cơ hội tham gia nhiều trải nghiệm thú vị khác như tắm bùn", anh Li cho biết thêm.
Theo một tuyên bố chính thức từ chính quyền thành phố Vận Thành, hồ Xiechi chứa bùn đen có đặc tính phục hồi, chữa bệnh và người có thể nổi trên bề mặt nước, giống như Biển Chết ở Israel.
Điểm 'check-in' rực rỡ sắc màu gần cầu ngói Thanh Toàn Cách cầu ngói Thanh Toàn chưa đầy 1km, Vân Thê Garden & Homestay được cải tạo từ một bãi đất trống bỏ hoang. Bằng những sáng tạo của các thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Vân Thê (xã Thủy Thanh), cuối năm 2021, Vân Thê Garden & Homestay với diện tích khoảng 2.000m2 ra đời. Chính thức đi vào hoạt động vào...