Ngắm ruộng bậc thang mờ ảo dưới màn mây ở Bản Phùng, Hà Giang
Bản Phùng là một xã phía Tây của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm huyện khoảng 30km về phía Tây Bắc.
Nơi đây gây ấn tượng bởi những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp, mờ ảo dưới màn mây.
Bản Phùng có địa hình khá trắc trở, chủ yếu là đồi núi tập trung phía thượng nguồn sông Chảy. Điều kiện tự nhiên tuy không mấy thuận lợi như ở đồng bằng, song lại là tiền đề để người dân làm nên những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh.
Bản Phùng, Hà Giang có đến 120 ha ruộng bậc thang trải dài trên những ngọn đồi, sườn núi và số ít thung lũng hiếm hoi ở đây. Ảnh: Mark Thu
Nơi đây có diện tích khoảng 17m, từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, du khách phải đi qua những con đường đèo núi dài 30km để đến được trung tâm xã. Bản Phùng nổi tiếng với những ruộng lúa bậc thang trùng điệp giữa màn mây. Ruộng bậc thang ở Bản Phùng gắn với văn hóa lịch sử lâu đời của người dân tộc La Chí, Tày, Nùng nơi đây.
Ảnh: Mark Thu
Người dân ở Bản Phùng làm ruộng bậc thang không giống với một số nơi khác vì nơi đây không có nguồn nước tưới chủ động phục vụ nông nghiệp, nên họ phải hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và thiên nhiên. Chính vì thế, ở xã Bản Phùng không có “mùa nước đổ”.
Điều khiến du khách thích thú khi đến đây là các ngôi nhà nhỏ của người dân nằm giữa những thửa ruộng bát ngát. Ảnh: Mark Thu
Trải nghiệm lý tưởng nhất dành cho du khách chính là đi dạo trên những con đường làng để ngắm các thửa ruộng bậc thang, hít thở bầu không khí trong lành, nghe tiếng chim hót ríu rít để cảm nhận trọn vẹn nét đẹp của thiên nhiên miền núi phương Bắc.
Ruộng bậc thang ở Bản Phùng còn giữ được nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh: Mark Thu
Video đang HOT
Một điều thú vị là mùa lúa chín ở Bản Phùng thường đến sớm hơn các địa phương khác. Vào tháng 9 hàng năm, cả bản làng lại ngập tràn sắc vàng, màu sắc của sự no ấm. Vì thế du khách nên lên kế hoạch để đến đúng thời điểm lúa chín, tránh đến đây vào mùa lúa đã thu hoạch xong.
Người La Chí ở Bản Phùng làm ruộng, chăn nuôi và làm nhà ở ngay giữa cánh đồng. Ảnh: Mark Thu
Đến Bản Phùng, du khách sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa phong phú, gặp gỡ những con người thân thiện và được hòa mình giữa thiên nhiên thơ mộng.
Ở đây, cuộc sống của người dân rất đơn sơ, mộc mạc với các hoạt động trồng và thu hoạch lúa. Thỉnh thoảng sẽ có phiên chợ, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi những vật phẩm mà người dân tự chế tạo.
Mây ở Bản Phùng cũng không dày đặc như những nơi khác, chỉ lãng đãng giăng ngang đầu núi trải khắp cả bản làng. Ảnh: Mark Thu
Ngày nay, Bản Phùng đã dần phát triển du lịch. Du khách đến đây có thể lưu trú tại các homestay như Homestay La Chí Phong, Trọng Phú Homestay, Chí Tài Homestay,… Chúng đều đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, thư giãn của du khách và có hướng đẹp nhìn ra các cánh đồng lúa.
Từ Hà Giang đến đây khá xa, đường đi nhiều khúc cua, do đó nếu tự đi xe máy, du khách nên lái xe cẩn thận. Đặc biệt hãy đi vào buổi sáng hoặc trưa, tránh đi buổi chiều tối để đảm bảo an toàn.
Ruộng bậc thang không chỉ đem lại kinh tế mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc. Ảnh: Mark Thu
Đến đây du khách còn có thể thưởng thức các món ngon bản địa như cá chép ruộng, thịt chuột, cốm nếp, cơm lam muối vừng… Ngoài ra, khách tham quan còn được nhâm nhi tách trà Shan Tuyết – một loại trà lâu đời thơm ngon nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang.
Ngỡ ngàng vẻ đẹp của hoa tam giác mạch trên cao nguyên đá
Lên Hà Giang tháng trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12, bạn sẽ bắt gặp những cánh đồng tam giác mạch cứ nối nhau liên tiếp tạo lên thảm hồng mềm mại, quyến rũ.
Vào mùa hoa tam giác mạch, có lẽ đi đến bất cứ đâu ở Tây Bắc, bạn cũng có thể bắt gặp những bông hoa tam giác mạch li ti màu trắng hay tím hồng nở e ấp bên những khe đá, trên ruộng bậc thang hay thậm chí ngay ở hai bên đường đi.
Sự tích về loài hoa tam giác mạch
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho hạt. Người người lấy hạt về ăn.
Khi hạt ngô hạt lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài nơi rừng cây mà vẫn chưa thấy ai nhóm bếp.
Một hôm mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn. Nhiều ngày trôi qua, nhiều nơi đã đến, nhiều hang cùng góc núi đã lục tìm mà vẫn chưa thấy gì có thể làm no cái bụng.
Một hôm, thoảng bay trong gió mùi hương là lạ, từ trước đến giờ chưa ai được ngửi.
Mọi người cùng tìm đến khe núi, ai nấy đều ngỡ ngàng, một rừng hoa li ti trải dài suốt từ núi bên này sang núi bên kia, nhìn kỹ mới thấy những cái lá có hình tam giác ẩn nấp khá kín ở dưới hoa. Khi kết hạt mọi người đem về ăn thử thấy ngon không kém gì ngô và gạo.
Cái bụng đã ngủ yên không lóc óc đòi ăn nữa. Khói bếp lại bay lên mỗi chiều.
Vì là họ nhà lúa, được nảy lên từ mày lúa, mày ngô, nên gọi là mạch, lá có hình tam giác, và thế là nó có tên "tam giác mạch".
Mùa hoa tam giác mạch bắt đầu vào khoảng tháng 10 và kết thúc vào cuối tháng 12 hằng năm, khi những ruộng lúa bậc thang đã thu hoạch hết chỉ còn trơ lại những gốc rạ trên những nẻo cao Tây Bắc.
Khi đặt chân tới cao nguyên đá Hà Giang, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp bởi những rừng hoa tam giác mạch rộng lớn. Đi tới đâu bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp loài hoa xinh đẹp này, nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến một số điểm ngắm hoa tam giác mạch như: Lũng Táo, Lũng Cú, Sủng Là, Phó Bảng hay chân đèo Mã Pì Lèng.
Hoa tam giác mạch - một loài hoa mỏng manh nhưng luôn kiên cường khoe sắc giữa bạt ngàn núi đá, một loài hoa tượng trưng cho sức sống tràn đầy của chính những người dân bản địa.
Mẹ Hà Nội đưa con 'vượt sướng': Phượt xe máy, leo núi, tắm sông khắp Hà Giang Chị Hằng - một người mẹ ởHà Nội đã có hành trình 5 ngày đưa con 'vượt sướng', trải nghiệm phượt xe máy, leo núi, tắm sông Nho Quế ở Hà Giang. Chị Bùi Thị Thu Hằng (43 tuổi, Hà Nội) vừa kết thúc chuyến khám phá Hà Giang 5 ngày bằng xe máy cùng con trai 14 tuổi và con gái 7...