Ngắm quần thể tổ chim khổng lồ giữa lòng thành phố Việt Nam
Theo thời gian, hàng trăm chiếc tổ được xây chồng lên nhau, tạo thành một quần thể tổ chim khổng lồ ngay giữa phố thị sầm uất.
Nằm ở trung tâm TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Nhà Tròn Bà Rịa không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng của địa phương mà còn là nơi diễn ra một hiện tượng thiên nhiên rất kỳ thú.
Từ hàng chục năm nay, mặt dưới của công trình này đã trở thành nơi làm tổ của một đàn chim én lớn.
Theo thời gian, hàng trăm chiếc tổ được xây chồng lên nhau, tạo thành một quần thể tổ chim khổng lồ.
Hình ảnh những chiếc tổ ken đặc gợi liên tưởng đến một “thành phố của loài chim én” ngay giữa chốn đô thị sầm uất của con người.
Video đang HOT
Loài chim én vốn có tập tính làm tổ bằng bùn tại các vị trí được bảo vệ tốt trước các thay đổi của thời tiết cũng như trước những động vật ăn thịt.
Nhà Tròn chính là một địa điểm lý tưởng để chim én “an cư lạc nghiệp” vì công trình này che chắn những chiếc tổ của chúng trước tác động của gió bão.
Do là một di tích lịch sử được bảo vệ nghiêm ngặt, nơi đây cũng ít chịu những tác động tiêu cực từ hoạt động của con người.
Mỗi buổi sáng sớm hay chiều về, vô số con chim én lại bay lượn quanh Nhà Tròn tạo nên khung cảnh hiếm có giữa chốn thị thành.
Quốc Lê
Theo Kiến thức
Kỳ tích: Mẹ sinh con từ tử cung của người đã qua đời
Chị Jennifer vừa trở thành bà mẹ thứ hai ở Mỹ sinh con thành công từ tử cung cấy ghép từ một người đã qua đời.
Chị Jennifer được cấy ghép tử cung từ một người hiến tặng đã qua đời.
Theo CNN, chị Jennifer Gobrecht (sống tại Mỹ) từ khi 17 tuổi đã biết mình bẩm sinh không có tử cung do mắc một chứng bệnh hiếm gặp là hội chứng Mayer-Rokitansky-Kster-Hauser, còn gọi tắt là MRKH. Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh này là chị chưa bao giờ có kinh nguyệt.
Với cấu tạo khiếm khuyết của tự nhiên, chị sẽ không thể mang thai, sinh con như bao phụ nữ bình thường khác. Nhưng cuối cùng, giấc mơ làm mẹ của chị đã trở thành hiện thực nhờ sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật.
Năm 2017, Jennifer là một trong những bệnh nhân đầu tiên thử nghiệm cấy ghép tử cung tại Đại học Pennsylvania. Ca phẫu thuật ghép tử cung diễn ra năm 2018, kéo dài 10 giờ. 6 tháng sau đó, Jennifer được cấy một phôi trữ đông đã thụ tinh vào tử cung, bắt đầu quá trình mang thai.
"Cảm nhận những cú đạp nhỏ của Benjamin và được nhìn thấy hình ảnh bé trong siêu âm là điều vô giá đối với tôi", Jennifer chia sẻ.
Chị Gobrecht đã hạ sinh con trai Benjamin Thomas Gobrecht vào tháng 11 năm ngoái bằng phương pháp sinh mổ. Thông tin về ca sinh con thành công của chị vừa được Trung tâm y khoa Penn Medicine tại Philadelphia công bố ngày 9-1 giờ Mỹ.
Hiện vợ chồng chị Jennifer và anh Grew Gobrecht (32 tuổi) đang sống bên ngoài Philadelphia. Với đôi vợ chồng trẻ này, việc sinh hạ bé Benjamin là "một điều kỳ diệu".
" Benjamin có ý nghĩa rất nhiều, không chỉ với Drew và tôi, mà còn với nhiều người khác, và hi vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho nhiều cặp đôi khác thử nghiệm phương pháp này vì phương pháp đó có hiệu quả và giờ thì thằng bé đã có mặt trên đời", chị Jennifer nói.
Cậu bé Benjamin chào đời như kỳ tích y học.
Ước tính tình trạng vô sinh do yếu tố liên quan trục trặc tử cung, trong đó có những bất thường của tử cung như hội chúng MRKH của Jennifer có thể ngăn cản cơ hội làm mẹ của 1/500 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở trên toàn cầu.
Theo các chuyên gia, bên cạnh nhận con nuôi và mang thai hộ, ghép tử cung sẽ thêm giải pháp giúp phụ nữ có vấn đề về hệ sinh dục có thể đẻ con một cách bình thường.
Thế giới có khoảng 70 ca cấy ghép tử cung được thực hiện, hầu hết từ người hiến tặng còn sống. Tháng 7 năm ngoái, lần đầu tiên tại Mỹ, một phụ nữ ngoài 30 tuổi sinh con thành công nhờ tử cung của người hiến tặng đã qua đời.
Vợ chồng Jennifer hạnh phúc đón con về nhà.
Tiến sĩ Paige Porrett, trợ lý giáo sư tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania, cho biết tạng hiến của người chết giúp hạn chế các rủi ro khi phẫu thuật ghép. Tuy nhiên, quá trình mang thai của người mẹ được ghép tử cung có những khó khăn nhất định.
Jennifer Gobrecht phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để cơ thể thích nghi với tử cung mới. Ngay sau khi sinh con, tử cung của Jennifer được bác sĩ cắt bỏ.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Người ngoài hành tinh tồn tại và họ đang sống "vô hình" trên Trái đất? Helen Sharman là một nhà hóa học thực phẩm 27 tuổi khi cô đến thăm trạm vũ trụ của Nga vào tháng 5 năm 1991. Bà Helen Sharman khi lần đầu tiên bay vào vũ trụ. Cô đã nộp đơn và được chọn, đánh bại hơn 13.000 người khác sau khi nghe lời kêu gọi từ các phi hành gia tiềm năng trên...