Ngấm “phản đòn” trừng phạt, Pháp tiên phong quay lại Nga?
Nông dân các vùng miền của Pháp đã tiến hành hàng loạt cuộc biểu tình nhằm phản đối các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Hàng trăm nông dân Pháp ngày 23/7 đã huy động máy kéo phong tỏa toàn bộ các tuyến đường nối tới thành phố Lyon lớn thứ hai của Pháp, kêu gọi chính quyền của Tổng thống Francois Hollande và chính phủ của Thủ tướng Pháp Manuel Valls đàm phán với Nga để dỡ bỏ lệnh cấm vận nông sản của Moscow áp đặt với nông dân châu Âu. Lệnh này đã được Nga áp dụng nhằm đáp trả những biện pháp trừng phạt của phương Tây do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Các nông dân cũng kêu gọi các cơ quan chức năng có biện pháp tăng giá thu mua sản phẩm nông nghiệp. Một trong những yêu cầu của người biểu tình là phải đạt được thỏa thuận với Nga về việc bãi bỏ lệnh cấm vận lương thực.
Trong một đêm, nhóm nông dân đã huy động một “binh đoàn 500 máy cày” để chặn đứng đường cao tốc A1 huyết mạch giữa Paris và miền Bắc nước Pháp.
Từ vài tuần qua, nông dân Pháp đã biểu tình, đổ phân bón chất đống tại nhiều các thành phố, hải cảng, phong tỏa nhiều tuyến đường và quốc lộ, thậm chí cản trở khách du lịch tới đảo Mont – St Michel, một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất tại Pháp.
Suốt đêm 21/7, đám đông người biểu tình đã dùng khoảng 500 máy kéo chặn tuyến cao tốc A1 – tuyến giao thông huyết mạch nối thủ đô Paris với miền Bắc nước Pháp. Những người này cũng đe dọa sẽ tăng cường phong tỏa đường tới nhiều thành phố và các khu du lịch khác.
Video đang HOT
Cựu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Pháp Bruno Le Maire cho rằng, tình hình hiện nay là hậu quả “một cuộc đấu tranh cho những vấn đề chính trị và ngoại giao khác”. Người nông dân nước này đã phải gánh chịu hậu quả từ những quyết định chính trị đối đầu với Nga của giới chức lãnh đạo châu Âu.
Được biết vào ngày 22/7 vừa qua, Nga tiếp tục “cập nhật” thêm danh mục những hàng hoá bị cấm nhập khẩu vào Nga. Trong danh mục hàng hóa mà việc nhập khẩu sẽ bị hạn chế bao gồm năm nhóm thực phẩm: Thịt, giò, xúc xích, hải sản, rau, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Đồng thời, giới chức nước này tuyên bố, Nga sẽ hoàn toàn thay thế nhập khẩu bằng các sản phẩm nội địa trong 10 năm tới. Khi đó, các sản phẩm lương thực nội địa sẽ hoàn toàn đẩy bật hàng nhập khẩu khỏi thị trường Nga.
Ngay trong ngày 23/7, cựu Bộ trưởng Giao thông Pháp và hiện là thành viên Quốc hội – ông Thierry Mariani đã dẫn đầu một phái đoàn nghị sĩ Pháp đến Crimea. Các nghị sĩ của Pháp sẽ đến thăm một loạt thành phố gồm Yalta, Simferopol, Sevastopol, và gặp gỡ giới chức địa phương trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày.
Vị cựu Bộ trưởng Giao thông Pháp thừa nhận chính sách của châu Âu đối với Nga, cụ thể là chính sách trừng phạt, đã gây ra những cản trở cho hoạt động kinh doanh, làm ăn ở cả hai nước. “Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc tiếp tục duy trì mối quan hệ giữa hai nước sẽ đem lại lợi ích chung”, nghị sĩ Mariani nhấn mạnh.
Theo lời vị chính khách pháp, trong chuyến thăm của phái đoàn nghị sĩ đến bán đảo Crimea lần này, quan chức hai bên sẽ thảo luận về các cách thức thúc đẩy hợp tác giữa các công ty của Nga và Pháp trong giai đoạn các biện pháp trừng phạt của phương Tây đang được áp đặt lên Nga.
Phái đoàn Pháp sẽ là nhóm quan chức phương Tây cấp cao đầu tiên đến thăm bán đảo Crimea kể từ khi nó được sáp nhập trở lại Nga sau cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 3 năm ngoái.
Những động thái trên từ nước Pháp cho thấy người Pháp đã “chịu không thấu” hậu quả “gậy ông đập lưng ông” từ các chính sách trừng phạt mà châu Âu áp dụng lên Nga. Bởi thế, có thể hiểu vì sao Pháp lại tiên phong muốn quay lại làm ăn với Nga bất chấp lệnh trừng phạt.
Trên thực tế, không chỉ Pháp, nhiều nước châu Âu khác cũng đang phải trả giá, trong đó có Đức. Ước tính, trong năm 2015, nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ mất tới 290.000 việc làm và sẽ bị mất 10 tỉ USD doanh thu đáng lẽ phải có từ thị trường Nga, đại diện Ủy ban quan hệ kinh tế Đông Âu nói với Tạp chí Contra. Năm 2014, xuất khẩu từ Đức sang Nga giảm 7,2 tỷ USD so với năm 2013. Theo ước tính của Viện nghiên cứu kinh tế Áo mới đây, EU sẽ thiệt hại tới 100 tỷ Euro (114 tỷ USD) nếu các lệnh trừng phạt còn kéo dài.
Bởi thế, việc Pháp tìm đến Nga có thể sẽ khởi đầu cho các quốc gia châu Âu khác nối lại quan hệ làm ăn với Moscow khi họ nhận ra rằng, việc tiếp tục duy trì mối quan hệ giữa Nga và châu Âu sẽ đem lại lợi ích chung.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
IS tung video "sát thủ nhí" hành quyết dã man lính Syria
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS mới đây tung video quay lại cảnh một sát thủ nhí hành quyết dã man binh sĩ Syria.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS mới đây tung video quay lại cảnh một "sát thủ nhí" hành quyết dã man binh sĩ Syria.
Đây được cho là đoạn video đầu tiên của IS quay lại cảnh một sát thủ nhí chặt đầu tù binh. Vụ hành quyết dã man diễn ra gần thành phố cổ Palmyra do phiến quân IS chiếm quyền kiểm soát từ tháng Năm.
Sát thủ nhí túm tóc chuẩn bị hành quyết tù binh trước sự chứng kiến của chiến binh IS khác.
Trong đoạn video, một bé trai tay cầm dao, đứng phía sau tù nhân bị trói tay và đang nằm sát dưới đất, túm tóc rồi chặt đầu nạn nhân trước sự chứng kiến của các phiến quân IS khác.
Trong lúc ra tay, sát thủ nhí, chưa xác định tuổi, nhìn vào camera với một đôi mắt vô cảm, lạnh lùng.
Trước đó, IS từng tung video các chiến binh nhí hành quyết man rợ các tù nhân.
Hồi tháng 5, IS công bố video quay lại cảnh 25 đứa trẻ xếp hàng và xử bắt 25 tù binh. Vào tháng 3, Nhà nước Hồi giáo cũng tung một clip quay lại cảnh bé trai xử bắn một người đàn ông mà IS cáo buộc là gián điệp của Israel.
Thiên An (Theo NY Daily News)
Theo_Kiến Thức
Chùm ảnh rùng rợn ở chợ bán "thần dược tình yêu" lớn nhất thế giới Đầu khỉ khô, đầu lâu linh dương, xác chim, cá sấu... khô cong, xếp ngổn ngang là những hình ảnh rùng rợn bên trong khu chợ tà thuật lớn nhất thế giới, Marche des Feticheurs- chuyên bán các sản phẩm kích dục. Khu chợ bán rất nhiều thứ "kinh dị" từ động vật hoang dã Marche des Feticheurs là khu chợ voodoo (theo...