Ngắm những thư viện đẹp nhất hành tinh không khác gì công trình nghệ thuật, bước vào là bị cuốn hút không muốn rời
Những công trình thư viện không chỉ là nơi lưu trữ sách mà đôi khi còn được coi như một điểm đến du lịch, biểu tượng văn hóa.
Thư viện là địa điểm yêu thích của bất kỳ ai mê sách. Không chỉ là nơi cung cấp tri thức, đây còn là nơi giúp con người ta thư giãn, được tĩnh lặng. Là khu vực công cộng quan trọng trong mọi cộng đồng, không ít thư viện được xây dựng cực kỳ đầu tư. Thậm chí có những thư viện đẹp đến nỗi đã trở thành địa điểm du lịch, thu hút rất nhiều người đến tham quan, chụp ảnh.
Thư viện và Bảo tàng Morgan, Mỹ
Nằm ở giữa trung tâm New York phồn hoa, đây là thư viện riêng của JP Morgan – nhà đầu tư tỷ phú người Mỹ. Nơi đây không chỉ đơn thuần có sách mà còn lưu trữ, trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị như bản gốc bản thảo của Walter Scott, Balzac hay tranh gốc của Leonardo, Michelangelo và Rembrandt.
Thư viện Admont Abbey, Áo
Lối kiến trúc Baroque độc đáo, đậm chất nghệ thuật và cổ điển của thư viện Admont Abbey sẽ thu hút bất cứ ai yêu mến cái đẹp. Thư viện vốn được xây dựng trên nền một trong những tu viện lớn và cổ xưa nhất thế giới. Nội thất công trình được trang hoàng lộng lẫy bằng các bức bích họa, chi tiết dát vàng và những bức tượng cổ. Bên trong Admont Abbey hiện chứa khoảng 70.000 đầu sách.
Thư viện thành phố Stuttgart, Đức
Trái ngược với 2 thư viện cổ điển kể trên, thư viện của thành phố Stuttgart lại hút khách bởi nét hiện đại, kiến trúc tối giản, thẩm mỹ mãn nhãn. Thư viện được khai trương từ năm 2011 với bên ngoài như một kim tự tháp ngược. Bên trong các giá sách, các tầng được bố trí với không gian mở.
Video đang HOT
Thư viện Strahov Monastery, Cộng hòa Czech
Thư viện nổi tiếng này đã được xây dựng từ năm 1679, nằm giữa thủ đô Prague cổ kính. Nơi đây là trung tâm văn hóa quan trọng của người Czech với hàng ngàn bản in gốc mang giá trị lịch sử từ thế kỷ 16.
Thư viện Tianjin Binhai, Trung Quốc
Thư viện nằm ở tỉnh Thiên Tân còn được gọi bằng cái tên không chính thức là “Con mắt” do hình cầu ở giữa thư viện cũng như góc nhìn độc đáo từ bên ngoài thiết kế giống như một con mắt khổng lồ. Tòa nhà thư viện 5 tầng hiện có hơn khoảng 200.000 đầu sách.
Thư viện thành phố Stockholm, Thụy Điển
Được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh người Thụy Điển Gunnar Asplund và khai trương năm 1928, thư viện công cộng của Stockholm đã trở thành biểu tượng cho thủ đô đất nước Bắc Âu. Nó giữ được trọn vẹn màu sắc kiến trúc Nordic cổ điển vào thập niên 20 thế kỷ trước.
Thư viện đại học Trinity Dublin, Ireland
Thư viện Trinity College Dublin được thiết kế bởi Thomas Burgh và xây dựng từ năm 1712 đến năm 1732. Không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc và lịch sử, nơi đây còn là một trong những kho tàng văn học cổ lớn nhất thế giới. Thư viện hiện vẫn lưu trữ hơn 200.000 bản gốc những cuốn sách cổ nhất lịch sử
Công trình nghệ thuật từ rơm rạ của người Nhật
Từ những cọng rơm bình thường sau vụ thu hoạch, người nông dân và sinh viên đã tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo và thu hút khách tham quan.
Hàng năm, bờ biển vùng Niigata, Nhật Bản, lại trở nên sống động với những sinh vật đặc biệt của Lễ hội Nghệ thuật Wara, thay vì các đụn rơm chất đống.
Lễ hội này biến rơm thành nguyên liệu cho những tác phẩm nghệ thuật độc đáo có tên "ware", được lấy cảm hứng từ các loài động vật.
Năm 2020, lễ hội tạm ngừng do đại dịch Covid-19, nhưng đã kịp trở lại trong lần tổ chức thứ 13 và có loạt tạo hình hoàn toàn mới ở Công viên Uwasekigata.
Đến đây, du khách tha hồ ngắm nhìn và tạo dáng chụp ảnh với những con đại bàng, hải mã, mực, bọ cạp khổng lồ... được làm từ rơm.
Một số nhân vật quen thuộc trong thần thoại và văn hóa đại chúng của Nhật cũng được dựng lên.
Lễ hội này ra đời từ hơn 10 năm trước, khi những người nông dân quận Nishikan (trước kia là làng Iwamuro) tìm cách xử lý lượng rơm thừa sau khi gặt.
Cuối cùng, họ hợp tác với Đại học Nghệ thuật Musashino, mang đến sự kiện được yêu thích suốt nhiều năm liền.
Sinh viên trường sẽ thiết kế, lên bản vẽ cho mỗi tác phẩm. Sau đó, họ cùng các thợ thủ công và người dân ở Nishikan dựng chúng lên.
Mỗi tác phẩm thường có khung gỗ bên trong và được đắp rơm bên ngoài. Tùy vào kích cỡ và độ phức tạp, các dàn giáo có thể được dựng lên để hoàn thiện dễ hơn.
Năm nay, chúng sẽ được trưng bày ở Công viên Uwasekigata đến cuối tháng 10. Du khách cũng có thể xem tác phẩm từ các lễ hội trước trên website của chương trình.
Lạc lối trong ma trận của giếng bậc thang cổ đại kỳ vĩ nhất thế giới Giếng bậc thang Chand Baori là một trong những công trình kiến trúc cổ đại ấn tượng nhất Ấn Độ, nhìn từ trên như mê cung, bước xuống càng choáng chợp. Chand Baori là một giếng bậc thang được xây dựng bởi Vua Chanda với niên đại hơn 1.000 năm, tức xây dựng từ khoảng năm 800 - 900 (sau Công nguyên), nằm...