Ngắm những không gian xanh đẹp mê hoặc giữa lòng đô thị
Những không gian xanh mát, ngập tràn sức sống trong mỗi ngôi nhà giống như “luồng không khí trong lành”, mát mẻ giúp cuộc sống của mỗi người ở những nơi chật hẹp, bận rộn trở nên dễ chịu hơn.
Mỗi người, dù sống ở nông thôn hay thành thị đều vô cùng yêu thích những mảng xanh. Với những người sống trong những đô thị chật chội thì không gian xanh vừa là điểm nhấn trong ngôi nhà vừa giúp cân bằng cuộc sống.
Những cây xanh luôn làm mềm không gian.
Cây mang đến không khí trong lành cùng vẻ đẹp tự nhiên cho nhà phố.
Khi ô nhiễm không khí, nồng độ bụi trong môi trường sống ngày càng tăng cao thì việc cần cân bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết. Giữa phố phường chật hẹp, mỗi ngôi nhà luôn cần được làm sạch bằng những cách đơn giản nhất. Trong những cách ấy, tạo một không gian xanh luôn là điều tuyệt vời, dễ thực hiện và cũng mang lại hiệu quả tốt về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Tạo những mảng xanh trên tường
Ai cũng biết rằng, khi có một khoảng xanh tươi trên tường nhà, để chúng dễ sống và dễ thích nghi với môi trường, bạn có thể chọn những loại cây hút bụi, hút chất ô nhiễm và cần ít chất dinh dưỡng nhất có thể.
Những mảng xanh không chỉ tạo điểm nhấn vô cùng đặc biệt cho mỗi ngôi nhà, tạo chiều sâu cho không gian. Mỗi ngày đi làm về, mọi người luôn cảm thấy thư thái khi bước vào nhà nhờ ngồi thưởng trà, đọc sách, thư thả ngắm nhìn những loại cây mọc tươi xanh, mát mẻ ngay trong không gian sống của mình.
Một góc tường sử dụng bảng ghim để trồng các loại cây cảnh.
Những mảng xanh trên tường đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng carbon và oxy. Chúng còn có thể hấp thụ các khí độc do nội thất, do sử dụng hóa chất và các khí độc từ bên ngoài vào nhà… Theo nghiên cứu, tường xanh đặt bên trong nhà còn có khả năng hấp thụ và chuyển đổi các khí độc hại trong không gian sống thông qua các cơ quan như lá, thân cây, hoa hay rễ cây… làm giảm bớt ô nhiễm không khí…
Tạo vách ngăn bằng kim loại và trồng các loại cây cũng là ý tưởng thú vị.
Một góc tường xanh với các loại rau sạch.
Video đang HOT
Những mảng xanh ở ban công
Ban công là nơi để bạn tạo nên những mảng xanh tuyệt đẹp bằng cách trồng cây. Có thể là trồng cây theo hàng lối hay theo một thiết kế nhất định. Bất kỳ mảng xanh nào ở ban công đều có thể tạo nên vẻ đẹp ấn tượng, ưa nhìn, dễ chịu cho những người yêu thích thiên nhiên.
Mảng xanh tạo điểm nhấn cho căn hộ nhỏ.
Khu vườn xinh xắn ở ban công với cây xanh.
Với những ngôi nhà phố, nhà chung cư được xây ở những khu có nồng độ ô nhiễm không khí cao, bạn nên trồng những mảng xanh trên tường hay tạo lưới cây dọc theo lan can với chức năng hút bụi.
Lá cây thường được bao phủ bởi lông và chất bài tiết nên có thể giữ lại các hạt bụi. Bên cạnh đó, hệ thống mao mạch của cây còn có khả năng hấp thụ bụi trong không khí. Ban công càng có độ che phủ cao bằng các loại cây hút bụi, hút chất độc thì ngôi nhà của bạn càng sạch hơn.
Góc ban công nhỏ rực rỡ với cây và rau.
Không gian xanh ở sân thượng
Nền nhiệt ngày càng tăng cao, đồng nghĩa với việc những ngôi nhà phố được xây bằng bê tông cốt thép sẽ chịu hấp thụ một lượng lớn bức xạ mặt trời. Vì thế, nếu có thời gian, bạn hãy tạo một vườn cây thật đẹp trên sân thượng. Dù diện tích sân thượng nhỏ hay lớn, những cây xanh được tạo thành vườn cây phủ khắp sân thượng có thể giúp giảm nhiệt độ không khí, làm chậm quá trình thoát hơi nước, giữ lại những gì trong lành nhất, hiền hòa nhất của thiên nhiên cho ngôi nhà của bạn.
Góc sân thượng được thiết kế ấn tượng với vườn đứng.
Có rất nhiều người dân thành thị yêu thích việc trồng rau quả sạch, làm vườn trên sân thượng. Cũng có rất nhiều người yêu hoa và thích trồng cả vườn lan, vườn hồng trên sân thượng. Tuy nhiên, với những người bận rộn, bạn có thể tạo không gian xanh trên sân thượng bằng cách trồng các loại cây leo quanh lan can sân thượng, tạo thảm cỏ trên nền sân để cải thiện không khí, giữ độ ẩm và thoáng mát cho ngôi nhà phía dưới.
Bạn có thể trồng rau quả sạch trên sân thượng.
Hoặc có thể kết hợp khu vực giải trí và điểm xuyết bằng màu xanh tươi của thiên nhiên.
Những góc nhỏ xanh tươi bên cửa sổ
Bạn có biết rằng, mỗi một căn phòng, sẽ không cần đến cách trang trí cầu kỳ, chỉ cần đặt một vài chậu cây, chậu hoa trên bề mặt cửa sổ. Chắc chắn căn phòng ấy sẽ đẹp duyên dáng đầy tự nhiên.
Những chậu cây đặt bên bệ cửa sổ có thể mang đến những ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống của mọi người bên trong mỗi căn phòng. Bề mặt thân cây, lá cây thường thô, có nhiều lỗ nhỏ và lông dày đặc còn có thể ngăn chặn sóng âm thanh, làm giảm tiếng ồn hoặc những sóng điện từ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Cửa sổ bằng kính có thể nhìn ra khoảng không gian xanh tươi.
Tạo kệ đặt các chậu cây ngay cạnh cửa sổ cũng là giải pháp thú vị.
Một điều tuyệt vời nữa chắc chắn những người trồng cây xanh mới có thể cảm nhận được, đó chính là những mảng xanh, những bức tường xanh còn có khả năng điều chỉnh tâm lý. Sự hiện diện của những bức tường xanh giúp giảm căng thẳng, ức chế, mệt mỏi do những nguyên nhân từ cuộc sống bận rộn, áp lực mang lại.
Theo afamily.vn
Dù nhà nhỏ tới đâu nếu áp dụng cách này sẽ luôn tạo được khoảng không gian xanh trong nhà
Giữa đô thị chật chội và ồn ã như vậy, một khoảng xanh nhỏ trong ngôi nhà bạn sẽ vừa thúc đẩy tinh thần lại có lợi cho sức khỏe gia chủ nữa đấy.
Với quan điểm thiết kế mới hiện nay thì không gian xanh đóng vai trò cực quan trọng trong việc tạo không khí trong lành và sự thoáng mát cho ngôi nhà.
Không những thế, khoảng xanh trong nhà đôi khi còn tạo nên giá trị thẩm mĩ kiến trúc cao, giúp mỗi căn nhà trở nên độc lạ và có sức sống hơn nữa.
Do diện tích mỗi căn nhà tại đô thị khá hạn chế nên việc để tạo ra khoảnh sân nhỏ xanh mát là rất khó. Vậy sao bạn không thử áp dụng một vài cách đơn giản sau đây để bí mật tạo ra khoảng xanh lý tưởng trong ngôi nhà bạn.
1. Cổng, hàng rào xanh
Với những ngôi nhà ở chốn đô thị, thật không dễ dàng để bạn có thể xây tạo cho mình một chiếc hàng rào đúng nghĩa.
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tận dụng bức tường xung quanh nhà hay đoạn phía trên cổng để tạo ra chiếc hàng rào xinh xắn, đáng yêu tô điểm cho góc sân nhà mình. Các loại cây mà bạn có thể lựa chọn để trồng như là cây dây leo, hoa tigon, hoa giấy... vừa đẹp lại vừa dễ chăm.
2. Đặt chậu cây lớn ở góc phòng
Nếu không thể tạo ra khu hàng rào hay vườn xanh nho nhỏ, thì bạn cũng có thể lựa chọn việc đặt châu cây cảnh trong nhà.
Có một lưu ý nho nhỏ đó là bạn nên chọn những loại cây có thể sống được ở hoàn cảnh thiếu sáng, thiếu nắng. Vì bạn biết đấy, đâu phải góc nhà nào cũng có thể đón ánh nắng ngập tràn được đâu.
Một số giống cây vẫn sinh trưởng tốt dù không có nắng là cây lưỡi hổ, kim phát tài... Ngoài ra, bạn cũng nên chọn cây ít rụng lá, không cần phải tưới nhiều nước và mất công chăm bón nhiều. Chúng sẽ giúp cho góc nhà bạn luôn xanh và sạch sẽ.
3. Tạo khoảng xanh nơi giếng trời
Nếu may mắn nhà bạn có khoảng giếng trời, sao không thử tận dụng khoảng không gian này để làm vườn treo nho nhỏ.
Giếng trời giúp ngôi nhà đón không khí, gió và cho ánh sáng tự nhiên rất tuyệt. Và đây cũng là những thứ mà cây trồng cần. Các loại cây lá rủ là lựa chọn tốt nhất mà bạn có thể lựa chọn cho không gian vườn treo nơi giếng trời này - đó có thể là cây trầu bà, dây nhện, hay giỏ hoa xinh...
4. Biến sân thượng thành vườn
Sân vườn trên sân thượng đã không còn xa lạ với thiết kế hiện đại đặc biệt là nhà phố. Tùy theo sở thích của mỗi người mà hình thành những thiết kế riêng cho mình.
Bạn có thể lựa chọn trồng cây cảnh xanh, hoặc không cũng có thể thử sức với mô hình vườn rau sạch. Trồng rau thơm, rau cải, bầu bí... cũng là ý tưởng không tồi.
5. Ban công đầy nắng
Dù đang ở chung cư hay ở nhà riêng thì bạn cũng có thể tận dụng triệt để không gian ban công để có thể tạo nên một khoảng không gian xanh cho nhà mình. Một chậu cây hoa hông nho nhỏ hay vài giò phong lan treo trên bờ tường ban công cũng có thể làm cho ban công nhà bạn rực rỡ hơn cả.
Theo afamily
Nhà tối giản nhưng đầy đủ ánh sáng và cây xanh Nhà có diện tích 5mx20m, dù hơi nhỏ nhưng vẫn đầy đủ ánh sáng và không gian xanh khiến chủ nhân hết sức hài lòng. Không gian đầu tiên trước khi vào nhà là sảnh đón khách và cũng là gara xe máy nhỏ, sân và chỗ phơi đồ. Phòng khách thông tầng và có cửa trước bằng kính nên không bị bí...