Ngắm những khoảnh khắc đẹp nghề lưới vây cá cơm ở Phú Yên
Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm ngư dân ven biển Phú Yên lại hối hả chuẩn bị ngư cụ vươn khơi khai thác cá cơm, loại cá được người dân ưu chuộng để làm thực phẩm khô hoặc sản xuất nước mắm truyền thống ở các vùng biển trong tỉnh.
Vùng biển Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An gần khu vực Hòn Yến được nhiều ngư dân chọn để buông lưới vây cá cơm. Thời điểm này, nước biển ở Phú Yên trong, xanh ngắt, những tấm lưới vây cá cơm của ngư dân thả xuống biển tạo thành những hình ảnh đẹp mê đắm khi nhìn từ trên cao.
Khoảnh khắc lưới vây được kéo sát, ngư dân chuẩn bị đưa cá lên ghe.
Ngư dân đưa cá lên khoang.
Mỗi tàu đánh cá cơm thường có từ 8 đến 10 ngư dân.
Video đang HOT
Ngư dân thả lưới vây cá cơm từ sáng sớm.
Vây cá cơm.
Ngư dân thả lưới vây cá cơm từ sáng sớm nhìn từ trên cao những tấm lưới vây tạo hình trông rất đẹp mắt.
Những tấm lưới màu xanh hòa quyện cùng màu xanh trong của nước biển.
Những tấm lưới màu xanh hòa quyện cùng màu xanh trong của nước biển Phú Yên.
Cá cơm có nhiều ở các vùng biển Việt Nam nhất là mùa Hè từ tháng 5 đến tháng 8.
Bên vịnh Xuân Đài
Vịnh Xuân Đài ở Phú Yên là một danh lam thắng cảnh trên biển, gắn với nhiều sự kiện lịch sử, nơi từng diễn ra những trận hải chiến khốc liệt.
Ngày nay, vịnh Xuân Đài được biết đến là đệ nhất thắng cảnh của tỉnh Phú Yên. Và đóng quân ngay bên vịnh, những người lính Đồn Biên phòng Xuân Đài, BĐBP Phú Yên ngày đêm tuần tra, kiểm soát để đem lại cuộc sống yên bình cho người dân vùng biển.
Một góc vịnh Xuân Đài. Ảnh: Văn Chương
Chung tay bảo vệ môi trường
Trước năm 1775, quân Tây Sơn đã từng đóng một đội binh thuyền lớn tại vịnh Xuân Đài và 247 năm sau, canh giữ tại nơi này là Đồn Biên phòng Xuân Đài. Nhìn trên bản đồ điện tử Google Maps, vịnh Xuân Đài giống như một tảng nham thạch xắn một lát vào đất liền, tạo ra hình thù lô nhô, gấp khúc và những điểm ngoài cùng trông giống như 2 vòng tay ôm trọn một vùng nước rộng 130km2. Nước từ thượng nguồn tuôn ra vịnh Xuân Đài từ sông Phú Ngân đổ ra phía gành Đá Đĩa nổi tiếng. Vịnh Xuân Đài được những mỏm núi nhô ra biển khá xa, ôm ấp, che chắn, tạo thành vùng nước kín, nhưng trước cửa còn có thêm những hòn đảo nhỏ cô đơn và có tên là cù lao Ông Xa, đảo Nhất Tự Sơn.
Buổi sáng sớm, làn gió mát rượi từ vịnh Xuân Đài ùa vào không gian của đơn vị trong lúc tôi lần giở lại lịch sử để hiểu hơn về vùng đất mang nhiều dấu ấn thời mở cõi. Lần đầu tiên đặt chân tới đơn vị, anh em ở Đồn Biên phòng Xuân Đài nói đùa rằng, "bài hát đi cùng năm tháng có bài Nhớ anh, lời bài hát này nói rằng, trước mặt anh là biển rộng, sau lưng anh là núi cao; nhưng ở đây thì sau lưng đồn Biên phòng là biển và trước mặt là núi". Đồn Biên phòng Xuân Đài quay mặt về một dãy núi thấp và sau lưng là vịnh Xuân Đài.
Chỉ cho tôi xem tốp đoàn viên, thanh niên địa phương và các chiến sĩ ở đơn vị đang tập hợp ngay phía sau đồn để dọn dẹp vệ sinh môi trường, Đại úy Vũ Lý Huỳnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Xuân Đài chia sẻ: Vịnh Xuân Đài có 12 cảnh đẹp như gành Đá Đĩa, hải đăng Gành Đèn, bãi đá Gành Đỏ, vũng Dông, vũng Chào, vũng La... Du khách đến tham quan, du lịch những địa điểm này, khi rời đi thường để lại rác thải. Đơn vị ý thức được việc phải vận động người dân chăm lo giữ gìn môi trường biển thì mới có thể phát triển du lịch biển bền vững. Do đó, để tạo sự lan tỏa về ý thức bảo vệ môi trường, Đồn Biên phòng Xuân Đài đặt 2 lò đốt rác sau lưng đơn vị.
Ban đầu, việc dọn dẹp diễn ra thường xuyên và mỗi cán bộ, chiến sĩ đều tham gia. Thoảng đi dạo trên bãi cát trắng ở vịnh Xuân Đài, nếu thấy rác nằm ở mé nước hoặc vương vãi trên cát là anh em đơn vị thu gom để hôm sau bỏ vào lò đốt, còn định kỳ cuối tuần là ngày nhặt rác, giữ cho biển sạch. Sau đó, để những người trẻ ở địa phương đều ý thức và chia sẻ ý nghĩa về việc bảo vệ môi trường biển, đơn vị đã giao cho Đoàn Thanh niên phối hợp với chi đoàn địa phương tổ chức dọn vệ sinh vào sáng Chủ nhật hàng tuần. Mô hình xanh, sạch, đẹp cho vịnh Xuân Đài trở thành nét đẹp để đoàn viên, thanh niên thị xã Sông Cầu nhân lên và triển khai ở những vùng biển lân cận.
"Vịnh Xuân Đài là kỳ quan thiên nhiên nhưng đang rơi vào cảnh người dân khai thác tự phát để nuôi cá lồng bè. Toàn tỉnh Phú Yên có tới 100.000 lồng bè nuôi cá trên biển, tập trung chủ yếu là ở vịnh Xuân Đài và Vũng Rô. Để cân bằng giữa việc phát triển du lịch trong tương lai và nhu cầu mưu sinh hàng ngày của người dân, Đồn Biên phòng Xuân Đài luôn phối hợp cùng chính quyền địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, nhắc nhở người dân khai thác, đánh bắt thủy sản đúng quy định" - Đại úy Vũ Lý Huỳnh nhấn mạnh.
Xây dựng đơn vị xanh, sạch, đẹp
Đồn Biên phòng Xuân Đài đóng quân ngay bên cạnh thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng, nên cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị cũng rất chú ý đến cảnh quan môi trường. Hai bên hông nhà ở của chiến sĩ là những hàng cây được vun xới, từng ngày vươn lên trên cát bỏng và giờ phủ rợp màu xanh trên lối đi. Ngay góc trái của nhà hội trường là những hàng dừa thẳng tắp và dưới bóng dừa xanh là chuồng nuôi nhốt hàng trăm chú gà ác, lông, mỏ, chân đen mượt.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xuân Đài tuần tra trên bãi biển trước vịnh Xuân Đài. Ảnh: Văn Chương
Tại các bến tàu, bên cạnh lá cờ đỏ sao vàng còn có thêm lá cờ đuôi nheo in dòng chữ của chương trình "Suy nghĩ về nhựa - Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển". Chương trình do Liên minh châu Âu cùng Chính phủ Đức và Cơ quan hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp phối hợp thực hiện. Trong các buổi giao ban, chỉ huy đơn vị thường nhắc đến việc vận động người dân không xả rác thải bừa bãi, khuyến khích các hoạt động thu gom rác để bảo vệ môi trường biển.
Giữa trưa hè, cái nắng từ biển hắt vào đồn có chút hanh hao hơi nắng, thì tới đầu buổi chiều lại là những làn gió mát rượi. Những người lính có nước da rám nắng sau giờ đọc báo, sinh hoạt đơn vị lại bắt tay vào tăng gia sản xuất, trồng những luống rau xanh tốt. Nếu có dịp về Đồn Biên phòng Xuân Đài, thì khách còn có thể được nếm thử nước mắm cá cơm do anh em đơn vị tự chế biến. Anh em đơn vị nói vui với nhau: "Mắm cá cơm của Đồn Biên phòng Xuân Đài chỉ chờ lấy thương hiệu".
Một ngày ở vịnh Xuân Đài mới hít thở và cảm nhận hết được vẻ đẹp nơi đây. Khi hoàng hôn buông xuống và mặt trời rải những tia nắng vàng cuối cùng xuống vịnh Xuân Đài, những chú chim bồ câu lại trở về 2 dãy chuồng đặt ở góc sân của đơn vị. Mỗi khi hoàng hôn buông xuống, vịnh Xuân Đài lại trở nên vắng vẻ, nhưng phía ngoài vịnh là hàng trăm chiếc tàu bật đèn thâu đêm để quây luồng cá.
Vịnh Xuân Đài là vùng nước kín nên không có tiếng sóng, đêm về chỉ nghe tiếng gió khe khẽ, vi vút qua hàng phi lao. Những nhà nghiên cứu lịch sử khi dừng chân trong không gian tĩnh mịch này thường nhắc lại trận hải chiến năm 1775, khi tướng của chúa Nguyễn là Tống Phước Hiệp mang đội thủy tấn công binh thuyền Tây Sơn đang thả neo tại vịnh Xuân Đài. 247 năm sau, vịnh Xuân Đài đã trở thành vùng biển thanh bình, với những chiếc tàu đánh cá rẽ sóng ra khơi, người dân biển chất phác, hiền hòa dựng xây cuộc sống. Và góp phần tô điểm cho bức tranh yên bình của vịnh Xuân Đài chính là người lính Biên phòng ngày đêm tuần tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ cuộc sống bình yên của ngư dân vùng biển.
Con đường xuyên biển tự nhiên nối hòn đảo hoang sơ với đất liền ở Phú Yên Vùng đất hoa vàng cỏ xanh chưa bao giờ hết làm du khách trầm trồ và Nhất Tự Sơn chính là một trong số đó. Là một hòn đảo có diện tích khiêm tốn chỉ 6ha, vẫn còn khá hoang sơ, nhưng Nhất Tự Sơn vẫn sở hữu cho mình vẻ đẹp riêng lôi cuốn du khách. Hình dáng đường thẳng nằm ngang...