Ngắm những chú vượn đen quý hiếm tinh nghịch giữa đại ngàn Cúc Phương
Loài vượn đen má hung ước tính chỉ có khoảng 90 đàn còn tồn tại ngoài tự nhiên. Ở Việt Nam, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống.
Vượn đen má hung là loài động vật được phân bố chủ yếu ở Trung Lào và Việt Nam. Ớ Việt Nam, loài này đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn săn bắt và chia cắt môi trường sống.
Số lượng quần thể ngày càng bị suy giảm nên loài này có thể được liệt kê trong danh sách loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Ước tính chỉ có khoảng 90 đàn còn tồn tại ngoài tự nhiên.
Vượn đen má hung khi trưởng thành có chiều dài thân khoảng 60 – 80 cm, cân nặng tầm 7 kg.
Con đực thường có màu đen, túm lông 2 bên má màu vàng. Con cái thường có màu vàng tươi hoặc màu cam nhạt, thường có chỏm lông màu đen ở phần đỉnh đầu.
Tại Vườn quốc gia Cúc Phương, sau một thời gian chăm sóc đặc biệt, đến nay 10 cá thể của 2 loài (vượn đen má hung và voọc mông trắng) được sống trong môi trường bán hoang dã.
Ngày và đêm chúng tha hồ đi kiếm ăn trong rừng.
Cứ đều đặn 8h30 hàng ngày, các chuyên gia tại Trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm sẽ gọi chúng về cho ăn, đồng thời quan sát tình hình sức khỏe.
Vượn đen má hung sống chủ yếu theo gia đình từ 3 – 5 cá thể bao gồm bố mẹ và các con. Mỗi đàn sống trong một lãnh thổ riêng.
Chúng thường bảo vệ lãnh thổ của mình bằng cách hú to. Mỗi lần hú thường kéo dài khoảng 15 phút.
Thức ăn của vượn má hung thường là lá cây, chồi non, trái cây và côn trùng.
Loài vượn này thường bắt đầu sinh sản vào năm thứ 7, thứ 8. Chúng thường mang thai trong khoảng 7 – 8 tháng. Hai năm vượn đen má hung đẻ một lần, mỗi lần một con.
VQG Vũ Quang thả tê tê Java và cu li quý hiếm về rừng tự nhiên
Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa thả 5 cá thể động vật hoang dã thuộc loài cực kỳ nguy cấp, quý hiếm về môi trường tự nhiên thuộc phạm vi vườn quản lý.
Thả tê tê Java và cu li nhỏ về rừng tự nhiên thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang
Theo Vườn quốc gia (VQG) Vũ Quang, 5 cá thể động vật quý hiếm vừa được đơn vị thả về môi trường tự nhiên vào ngày 24.4 gồm 2 cá thể tê tê Java (Manis javanica) và 3 cá thể cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus). Đây là 2 loài động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm 1B theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
5 cá thể động vật nói trên do cơ quan chức năng bàn giao cho VQG Vũ Quang chăm sóc, tái thả về môi trường tự nhiên.
Cu li nhỏ và tê tê Java được xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp, là loài thú đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam và trên thế giới. Do đó, mọi hành vi săn bắt, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm từ tê tê, cu li nhỏ đều vi phạm pháp luật và bị xử lý hình sự.
Một trong hai con tê tê Java được thả về môi trường tự nhiên tại VQG Vũ Quang
VQG Vũ Quang sau khi tiếp nhận những con vật được cơ quan chức năng bàn giao đã tiến hành kiểm dịch và theo dõi sức khỏe, huấn luyện bản năng sinh tồn trước khi thả chúng về tự nhiên. Sau khi tái thả, VQG Vũ Quang sẽ tiếp tục theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn cho các loài.
Trước đó, ngày 22.4, VQG Vũ Quang cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tiến hành tái thả hơn 100 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên thuộc phạm vi đơn vị quản lý.
VQG Vũ Quang nằm ở phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách TP.Hà Tĩnh 60km. Vườn nằm trên địa bàn hành chính của 3 huyện miền núi Hương Sơn, Vũ Quang và Hương Khê, có 60km giáp biên giới Việt - Lào.
Khu hệ động vật của VQG Vũ Quang có sự góp mặt của 94 loài thú thuộc 26 họ, 315 loài chim, 58 loài bò sát, 31 loài lưỡng cư, 88 loài cá xương, 316 loài bướm, 73 loài kiến và 28 loài nhện.
Trong đó, có 46 loài thú, 21 loài chim, 20 loài bò sát, 2 loài lưỡng cư và 1 loài cá xương nằm trong Danh lục IUCN (2017) và Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 06 của Chính phủ cần được ưu tiên bảo tồn.
VQG Vũ Quang có giá trị sinh học lớn bởi đây là một trong những nơi cư trú cuối cùng của một số loài có ý nghĩa quan trọng cho công tác bảo tồn.
Tại đây có có sự hiện diện của nhiều loài đặc hữu cho cả Việt Nam và Lào. Trong số đó có những loài đặc trưng, quý hiếm như sao la (Pseudoryx nghetinhensis), mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), mang Trường Sơn (Megamuntiacus truongsonensis), thỏ vằn (Nesolagus timinski), cầy vằn bắc (Migalus owstoni), chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus), vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys), gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis), rắn lục sừng (Trimeresurus cornutus), ếch cây sần Bắc Bộ (Theloderma corticale)...
Cận cảnh cá trê khổng lồ săn bắt bồ câu Trong lúc mải mê tắm táp, những chú chim bồ câu không hề để ý chuyện con cá trê khổng lồ đang tiếp cận và điều đó đã khiến chúng phải trả giá bằng cả tính mạng. Trong thiên nhiên hoang dã, cá trê khổng lồ luôn được biết đến là loài ăn tạp khi chúng không chỉ ăn nhiều loài cá khác...