Ngắm nhìn thị trấn cổ D’ran bên lưng đèo
Thị trấn cổ D’ran (tỉnh Lâm Đồng) vẫn còn lưu dấu tích của các công trình trăm năm gắn với lịch sử ban sơ hình thành Đà Lạt như: Đình Càn Rang, nhà ga tuyến Tháp Chàm – Đà Lạt, con đèo Ngoạn Mục…
Cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 40km, thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn giữ cho mình vẻ đẹp đơn sơ bên dòng Đa Nhim.
Thị trấn D’ran nằm cạnh chân đập Đa Nhim.
Nằm giữa 2 ngọn đèo D’ran và Ngoạn Mục, D’ran vẫn giữ nguyên sự hùng vĩ, hoang sơ.
Đèo Ngoạn Mục là ranh giới tự nhiên giữa xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận và thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong các đèo núi đẹp nhất Việt Nam.
Thị trấn D’ran còn lưu dấu tích của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt. Tuyến đường sắt này dài 84km là một bộ phận của hệ thống đường sắt Đông Dương do người Pháp xây dựng từ năm 1898. Đây là trục giao thông quan trọng nối Đà Lạt với vùng duyên hải và các khu vực khác của Việt Nam. Trong hình là đường hầm của tuyến đường sắt răng cưa trên địa bàn thị trấn D’ran.
Video đang HOT
Bên trong đường hầm của tuyến đường sắt răng cưa.
Khu vực nhà ga của tuyến đường sắt.
Bên trong nhà ga tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt đã bỏ hoang nhiều năm nay.
Đình Càn Rang là ngôi đình hàng trăm tuổi tại D’ran.
Ngôi đình nhìn từ trên cao.
Tháp Pô Klong Garai: Biểu tượng của vùng đất Ninh Thuận
Tháp Pô Klong Garai được xây vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, trên ngọn Đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, TP Phan Rang (Tháp Chàm, Ninh Thuận).
Tháp Pô Klong Garai là một quần thể gồm 3 ngôi tháp.
Tháp Pô Klong Garai được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nằm trên ngọn Đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, TP Phan Rang (Tháp Chàm, Ninh Thuận). Tháp do vị vua Jaya simhavarman III (sử liệu gọi là Chế Mân) xây dựng để thờ vua Pô Klong Garai, người trị vì vương quốc Champa 54 năm (1151 - 1205).
Pô Klong Garai là một quần thể gồm 3 ngôi tháp. Tháp ở hướng Đông gọi là Tháp Cổng, chiều cao khoảng 8,56m, dài 5,1m, rộng 4,85m. Đây là cổng ra vào hành lễ, nơi vua tiếp quan khách.
Ở hướng Đông Nam gọi là tháp Lửa, chiều cao khoảng 9,31m, dài 8,18m, rộng 5m là nơi thờ thần lửa và ngôi tháp cao nhất với độ cao 20,5m là tháp Chính.
Tháp Cổng.
Tháp Lửa.
Tháp Chính là nơi thờ vị vua anh quân Pô Klong Garai.
Tháp Chính là nơi thờ vua Pô Klong Garai. Bức tượng trước mặt tiền tháp Chính là thần Siva (1 trong 3 vị thần tối cao: Tam vị nhất thể Siva, Barama, Visnu), tượng trưng cho sự hủy diệt và sáng tạo, hủy diệt những cái xấu, sáng tạo những cái đẹp, cái mới mang hạnh phúc cho muôn loài.
Trên cửa là mái vòm, có 2 trụ đá lớn đỡ, mặt trụ đá khắc chữ Sancrit cổ được hiểu là phác họa toàn cảnh sinh hoạt nông nghiệp của Champa cuối thế kỷ 13 khá sinh động.
Bên trong tháp có tượng bò thần Nadin (vật cưỡi vị thần Siva) và tượng bán thân Pô Klong Garai được tạc lên khối trụ tròn Linga (gọi là Mukhalinga), dưới Linga là bệ vuông Yoni. Linga thể hiện cho đực, Yoni thể hiện cho cái. Nằm ở phía Tây (sau lưng Tháp chính) có một ngôi miếu xây bằng xi măng, mái lợp ngói mới, đây là nơi thờ Hoàng hậu (tên Bia Thakol) là vợ của vua Pô Klong Garai.
Mặt trụ đá khắc chữ Sancrit cổ.
Bức tượng trước mặt tiền tháp Chính là thần Siva.
Lối vào tháp Pô Klong Garai.
Tháp Pô Klong Garai còn gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của người Chăm, nơi đây hàng năm người chăm vẫn còn tổ chức thực hiện nhiều nghi lễ, lễ hội như: Lễ mở cửa tháp (peh bi mbeng yang) được tổ chức vào tháng 1 Chăm lịch (khoảng tháng 3, 4 dương lịch); Lễ Yuer Yang (lễ cầu đảo) được tổ chức vào khoảng tháng 4 Chăm lịch (khoảng tháng 6, 7 dương lịch); Lễ hội Kate (lễ cúng nam thần) lớn nhất của cộng đồng người Chăm được tổ chức vào khoảng tháng 7 Chăm lịch (khoảng tháng 9, 10 dương lịch); Lễ hội Cambur (lễ cúng nữ thần) được tổ chức vào khoảng tháng 9 Chăm lịch (khoảng tháng 11, 12 dương lịch).
Tháp Pô Klong Garai đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt.
Những 'ô màu' trên đồng muối Cà Ná Với góc nhìn từ trên cao, đồng muối Cà Ná ở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận hiện lên ấn tượng với những 'ô màu' độc đáo. Cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km, đồng muối Cà Ná nằm ở một làng chài ven biển ở huyện Thuận Nam, giáp ranh với tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Nguyễn Quốc...