Ngắm nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 ở đâu lý tưởng nhất Việt Nam?
Thời tiết tại Việt Nam dự báo sẽ có nhiều khó khăn để những người yêu thiên văn có thể chiêm ngưỡng nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ cùng mưa sao băng.
Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 sẽ diễn ra vào rạng sáng 28/7. Ảnh minh họa: Fred Espenak.
Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn – Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, rạng sáng 28/7 sẽ xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Hiện tượng xảy ra khi trăng tròn và Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng nằm thẳng hàng.
Thời điểm trăng hoàn toàn đi vào vùng bóng tối của Trái Đất rơi vào khoảng 2h30 phút và kết thúc vào lúc 4h13 phút sáng 28/7, tức là kéo dài khoảng 1 giờ 43 phút. Đây sẽ là nguyệt thực toàn phần dài nhất thể kỷ 21.
“Khác với nhật thực, nguyệt thực hoàn toàn không có bất cứ mối đe dọa nào đối với mắt người nhìn nên bạn có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Nếu như có một chiếc kính thiên văn, ống nhòm hoặc máy ảnh có độ phóng đại quang học cao, bạn sẽ quan sát được hiện tượng này một cách thú vị hơn nhiều. Hãy chọn nơi có góc quan sát rộng về hướng Đông để theo dõi được hiện tượng này một cách hoàn chỉnh”, ông Sơn khuyến cáo.
Video đang HOT
Để chiêm ngưỡng được nguyệt thực toàn phần thì điều kiện thời tiết cần thiết là trời trong, không mây và không mưa.
Tuy nhiên, đại diện của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay: “Hiện tượng thiên nhiên này khá kỳ thú nhưng rất tiếc thời tiết không phải ở khu vực nào trên cả nước cũng đều thuận lợi để được chứng kiến giây phút mặt trăng chuyển màu đỏ vào rạng sáng 28/7″.
Cụ thể, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ nhiều khả năng có mưa vừa đến mưa to trong đêm 27, ngày 28/7. Điều đó có nghĩa, trời sẽ rất âm u và không thể quan sát được mặt trăng trong thời điểm từ 0 giờ đến 6 giờ 30 phút.
Điều kiện ít mây, không mưa hầu hết chỉ xảy ra ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở vào đến khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khu vực ven biển Trung Bộ và Nam Bộ. Đây sẽ là các khu vực lý tưởng để quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng ngày thứ 7 tới với thời tiết không mưa và nhiệt độ (từ 0 giờ đến 7 giờ) mát mẻ, ở ngưỡng 25-28 độ C.
Cùng thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần, mưa sao băng Delta Aquarids sẽ xuất hiện vào khoảng từ 2h sáng cho tới bình minh các ngày từ 27-29/7 cũng sẽ là một hiện tượng thú vị. Vị trí trung tâm của trận mưa sao băng này là chòm sao Aquarids, nằm ở bầu trời phía Nam.
Ông Vũ Tuấn Sơn cho hay, đây chỉ là một trận mưa sao băng cỡ trung bình nên số sao băng mỗi giờ vào đêm cũng không quá 20 vệt, cộng với tình hình hình thời tiết không thuận lợi nên người xem sẽ khó quan sát.
Tuy nhiên, những người yêu thiên văn cũng không phải chờ đợi lâu để được ngắm sao băng bởi, một trận mưa sao băng lớn sẽ xuất hiện vào giữa tháng 8 tới đây. Đó là mưa sao băng Perseids – trận mưa sao băng lớn nhất hằng năm.
Theo Danviet
Người Việt Nam có thể xem nguyệt thực toàn phần tại những địa phương nào?
Đêm 27, rạng sáng 28.7 sẽ xảy ra nguyệt thực toàn phần, theo đó người Việt Nam nhiều cơ hội chứng kiến hiện tượng thiên văn hiếm có này.
Nửa đêm 27 rạng sáng 28.7, mặt trăng sẽ đi vào vùng nửa tối và kết thúc chu trình này vào khoảng 6h30 ngày 28.7. Trong đó, thời gian xảy ra nguyệt thực toàn phần từ khoảng 3h21 đến 4h13 sáng 28.7.
Ảnh minh hoạ.
Để được chứng kiến những giờ phút nguyệt thực toàn phần và hiện tượng trăng máu trong rạng sáng 28.7, cần có điều kiện thời tiết là trời trong, không mây và không mưa. Tuy nhiên, không phải khu vực nào trên nước ta cũng đều có thời tiết thuận lợi để chứng kiến giây phút mặt trăng chuyển màu đỏ trong đêm 27.
4 địa điểm thuận lợi nhất để ngắm hiện tượng hiếm có này gồm Nha Trang, Phú Quốc, Bạc Liêu, Vũng Tàu. Người xem có thể quan sát đầy đủ nguyệt thực này bằng mắt thường, song sẽ thú vị hơn nếu có kính thiên văn, ống nhòm.
Các tỉnh thành còn lại đặc biệt là Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều khả năng có mưa vừa đến mưa to trong đêm 27, ngày 28. Điều đó có nghĩa là trời sẽ rất âm u và không thể quan sát mặt trăng trong thời điểm từ 0h đến 6h30.
ANH ĐẠT
Theo Laodong
Việt Nam sắp đón nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 Đây là lần thứ hai và là lần cuối xảy ra nguyệt thực trong năm 2018. Ảnh nguyệt thực toàn phần xảy ra vào ngày 8/10/2014 tại Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Quốc Phương - Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội) Theo thông tin từ Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam (VACA), vào rạng sáng ngày 28/7/2018 sắp tới, người dân Việt...