Ngậm ngùi nhớ Tết quê hương
Lấy chồng xa xứ, mỗi lần Tết đến xuân về, tôi lại đau đáu nhớ thương gia đình, quê hương yêu dấu.
Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo Bắc Bộ. Bố mẹ tôi vất vả “một nắng hai sương” nuôi năm người con ăn học. Tôi là chị cả trong gia đình, học hết cấp III, tôi theo một chị hàng xóm lên Hà Nội xin việc. May mắn, tôi được nhận vào một công ty liên doanh với Nhật. Vốn có chút thông minh, công việc đôi lúc lại có chuyên gia Nhật kiểm tra, tôi đã nhanh chóng học lỏm được một chút tiếng Nhật.
Nhờ có sự chăm chỉ trong công việc, lại biết một chút tiếng, tôi được một kĩ sư Nhật để ý và muốn tôi trở thành bạn gái của anh. Tôi vừa mừng, vừa lo sợ bởi tôi sợ bất đồng ngôn ngữ, sợ anh sẽ chê tôi chỉ là một cô công nhân bình thường. Thế nhưng, anh đã giúp tôi thoát khỏi nỗi sợ hãi bằng việc dạy tôi tiếng Nhật, bù lại tôi cũng giảng giải cho anh hiểu biết sơ cấp về tiếng Việt.
Những buổi học chung, trò chuyện, chúng tôi đã có tình cảm thực sự và anh quyết định cầu hôn tôi bởi thời gian làm việc ở Việt Nam của anh cũng không còn nhiều. Phần vì yêu anh, phần vì gia đình vẫn còn khó khăn, sau những tháng ngày suy nghĩ, tôi đã chấp nhận làm dâu đất nước “mặt trời mọc”.
Cuộc sống ở bên Nhật thực sự khiến tôi choáng ngợp bởi vẻ hiện đại xen lẫn những khung cảnh yên bình, thơ mộng. Tuy nhiên, người Nhật vô cùng coi trọng nề nếp và lễ nghi nên những ngày đầu mới sang đây, tôi đã gặp rất nhiều khó khăn.
Tôi còn nhớ lần đầu tiên sang đất Nhật, tôi không thể nào ăn nổi những món ăn với vị rong biển tanh, những miếng sushi làm từ cá sống. Tôi đã sợ đến mức xin gia đình nhà chồng cho ăn mỳ tôm để làm quen dần dần với đồ ăn Nhật.
Đã hai năm tôi không được về ăn Tết với gia đình (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, điều mà tôi sợ hãi hơn cả là nỗi cô đơn khi phải xa nhà vào dịp Tết. Tôi sang Nhật làm dâu cận kề những ngày giáp Tết. Mỗi lần trò chuyện với gia đình qua internet, tôi lại khóc vì nhớ mọi người. Tôi nhớ lại những ngày được cùng bố háo hức chẻ củi chuẩn bị lửa nấu bánh chưng. Mẹ dạy dỗ từng li từng tí cách rửa lá dong, gói bánh sao cho vuông vức, rồi cả gia đình quây quần trông nồi bánh chưng Tết trong niềm vui hân hoan.
Sáng sớm, tôi lại cùng bố đi chợ huyện sắm sửa cây quất ngày Tết cho cả gia đình, trang trí đèn màu rực rỡ đón Tết. Tết về cũng là lúc những kí ức trong gia đình tôi ùa về xô những dòng nước mắt lăn dài trên hai má. Tôi lại nghe tiếng mẹ nghẹn ngào động viên: “Cố gắng ngoan ngoãn rồi năm tới về ăn Tết với gia đình con nhé!”. Những lúc nghe mẹ dặn dò, tôi lại nghẹn ngào không nói lên lời.
Video đang HOT
Đã hai năm tôi không được về ăn Tết với gia đình. Cuộc sống của tôi tuy có sung túc hơn, bố mẹ tôi ở nhà cũng đã bớt vất vả, thế nhưng Tết truyền thống ở quê vẫn gợi lại cho tôi nhiều những cảm xúc nhất. Tôi yêu những còn đường làng thẳng tắp với những bóng cây râm mát ven đường, yêu mùi khói bếp, yêu bếp lửa mỗi đêm trông bánh chưng, yêu những củ hành, củ kiệu mẹ muối ngày Tết. Tôi yêu sư ấm cúng của tình người, của cái Tết đoàn viên ở Việt Nam.
Sống ở phương trời xa lạ, khác về văn hóa, khác về ẩm thực, tâm hồn tôi luôn hướng về nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Để mỗi độ Tết về, tôi lại xao xuyến trong lòng, lại nhớ về bài thơ: “Ông đồ” với những câu thơ đau đáu: “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”
Theo VNE
Tết, ông đồ "bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành
Gần đến tết cổ truyền dân tộc, hình ảnh ông đồ "bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua" càng khiến không khí tết ở Sài Gòn thêm ấm áp. Khách ghé thăm những nơi này dường như cũng đằm thắm, suy tư hơn khi thưởng lãm những hình ảnh đã quá vãng.
Còn một tuần nữa là đến Tết Giáp Ngọ 2014, trên đường phố Sài Gòn đâu đâu cũng nghe rộn ràng tiếng nhạc xuân. Màu sắc rực rỡ của các loài hoa, sản vật ngày tết tràn ngập phố phường.
Những ngày qua, "phố ông đồ" khai trương tại trước nhà văn hóa Thanh Niên (đường Phạm Ngọc Thạch) và trước Cung Văn hóa - Lao động TPHCM (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) trở thành nơi thu hút rất đông người dân, du khách nhất là giới trẻ đến tham quan, thưởng lãm và xin chữ.
Những ông đồ trẻ xen kẽ bên ông đồ già ngồi nhẫn nại cho chữ bên nghiên bút với những chữ mẹ, chữ cha, chữ tâm, chữ hiếu...
Ông đồ cho chữ
Ông đồ cao niên nhất là cụ Đức Minh (bút hiệu Mai Trợ, 85 tuổi, quê Quảng Nam) cho biết, Tết Nguyên đán năm nào cụ cũng ngồi trước nhà văn hóa Thanh Niên để luận về câu chữ nho. Theo cụ Trợ, nét chữ là nét người, chữ nho thường xem trọng đạo lý, trong đó quan trong nhất là tam cương ngũ thường, đề cao mối quan hệ của mỗi con người và năm đức tính cần có thông qua việc học chữ, đó là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Học chữ thời xưa được xem như học đạo lý làm người, qua đó hướng nghiệp con người đi theo một con đường tốt đẹp nhất.
Chị Lê Thị Giang, quận 10, cho biết: "Tục xin chữ đầu năm đã có từ rất xa xưa. Đây là một truyền thống rất hay và cần được giữ gìn. Chính vì điều này mà những ngày cuối năm tôi thường dẫn con ra đây xin chữ là những câu đối về treo ngày Tết. Đây cũng là cách tôi dạy con về đạo lý làm người".
Tại "phố ông đồ", không khí những ngày này rất nhộn nhịp cảnh các ông đồ ngồi cho chữ, cảnh xin chữ, người trẻ thì tạo dáng chụp hình bên nhánh "hoa mai rực rỡ, bên những câu đối... Sài Gòn ngày cuối năm tất bật chuẩn bị đón Tết, "phố ông đồ" cũng tất bật không kém nhằm tô điểm thêm cho cho thành phố như một nét văn hóa đẹp ngày xuân.
Các ông đồ lại "bày mực tàu giấy đỏ" như một nét văn hóa đẹp ngày xuân
Bà đồ cũng cho chữ.
Cứ đến Tết Nguyên đán, cụ Mai Trợ lại ngồi trước nhà văn hóa Thanh niên TP cho chữ. Theo cụ, nét chữ là nét người. Học chữ thời xưa được xem là đạo lý làm người hướng con người đi theo con đường tốt đẹp nhất.
Thiếu nữ duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam viết thư pháp
Nhiều bạn trẻ đến "phố ông đồ" để lưu lại những hình ảnh đẹp
Phố ông đồ như một nét văn hóa đẹp ngày xuân của Sài Gòn
Đường phố Sài Gòn "thay áo mới" đón xuân
Theo Khampha
Cúng sao giải hạn: Sao phải tự lừa mình? Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, cúng giải hạn đầu năm chỉ là biện pháp tâm lý để tìm lấy sự bình yên. Phật không dạy dâng sao giải hạn Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, Đạo Phật không có quan niệm dâng sao giải hạn....