Ngắm ngọn núi lửa đang hoạt động ở Indonesia
Thuộc vườn quốc gia Bromo Tengger Semeru, núi lửa Bromo cách thành phố Surabaya, thủ phủ tỉnh Đông Java khoảng 120km về phía Nam.
Đây là điểm trekking ngắm bình minh, săn mây đẹp, được du khách từ khắp thế giới tìm đến trải nghiệm.
Núi lửa Bromo cao khoảng 2.329 mét. Tuy không phải đỉnh cao nhất của quần thể núi xung quanh khu vực, nhưng đây là đỉnh nổi tiếng nhất với tầm nhìn ấn tượng. Trong ảnh là bình minh tại núi lửa Bromo. Ảnh: Win Đi
Núi lửa Bromo vẫn còn đang hoạt động, nên toàn bộ bề mặt được bao phủ bởi một màu xám tro của nham thạch. Ảnh: Win Đi
Theo ghi nhận của hướng dẫn viên địa phương và người dân bản địa, lần phun trào gần đây nhất của Bromo vào khoảng cuối năm 2019. Để tiếp cận khu vực chân núi, du khách sẽ vượt qua một quãng đường xuyên sa mạc cát nóng. Ảnh: Win Đi
Video đang HOT
Thảm thực vật xanh tươi ở những ngọn núi xung quanh khu vực núi lửa Bromo tạo nên bức tranh thiên nhiên tương phản đẹp mắt. Ảnh: Win Đi
Để chinh phục đỉnh Bromo, du khách cần phải trang bị chu đáo về sức khỏe, mặt nạ phòng độc, người dẫn đường… bởi có nhiều đoạn đường khá khó đi, phải sử dụng xe jeep di chuyển. Trong ảnh là một điểm ngắm núi lửa Bromo trên cung đường trekking. Ảnh: Win Đi
Khi đã lên trên đỉnh núi, du khách sẽ thấy hơi khó thở do lượng oxi thấp, mùi rất khó chịu từ khí SO. Du khách cũng được cảnh báo không nên leo trèo, tự ý chạy nhảy hay đi quá xa đề phòng nguy hiểm. Ảnh: Win Đi
Người trải nghiệm đến đây được khuyến cáo cẩn thận khi ngắm miệng núi lửa bởi sức nóng có thể “nuốt chửng” bất kỳ vật gì rơi xuống. Ảnh: Win Đi
Ngoài ra, ngắm bình minh hay săn mây cũng là gợi ý thú vị dành cho du khách khi đến núi lửa Bromo. Ảnh: Win Đi
Độc đáo hồ trữ nước trên miệng núi lửa lớn nhất tại đảo Lý Sơn
Hồ trữ nước ở miệng núi lửa lớn nhất trên đảo, nơi từ hàng triệu năm về trước đã phun trào những dòng nham thạch góp phần hình thành diện mạo độc đáo của Lý Sơn ngày nay.
Huyện Lý Sơn bao gồm đảo Lớn và đảo Bé. Khu vực này có vết tích của 10 miệng núi lửa, trong đó có 3 miệng núi lửa nằm dưới đáy biển. (Nguồn: Dân trí)
Tọa lạc tại xã An Hải, Thới Lới là ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo Lý Sơn với đỉnh cao hơn 149 m so mực nước biển và cũng là điểm cao nhất trên đảo. Hành trình khám phá đỉnh núi sẽ thú vị hơn khi bạn đi qua hồ nước ngọt lớn nhất trên đảo.
Đây cũng là nguồn nước cung cấp tưới tiêu cho cánh đồng hành, tỏi và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân địa phương. Con đường bộ đưa du khách từ vị trí cột cờ, theo hướng Nam, leo dần lên đỉnh núi để tới lòng hồ tự nhiên trông như chiếc phễu khổng lồ. Đây cũng chính là miệng núi lửa từ hàng triệu năm về trước đã phun trào những dòng nham thạch góp phần hình thành diện mạo độc đáo của Lý Sơn ngày nay.
Hồ chứa nước là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho hoạt động trồng trọt trên đảo. (Nguồn: Thanh Niên)
Vào mỗi thời điểm trong ngày, mặt hồ mang những vẻ đẹp riêng, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa sắc. Buổi sáng, khi mặt trời bắt đầu nhô lên từ phía Đông, ánh sáng dịu nhẹ phủ lên mặt nước hồ Thới Lới, tạo nên một mầu xanh biếc trong lành.
Những tia nắng sớm chiếu xuống, khiến mặt nước lấp lánh như được rải bạc. Không gian chung quanh yên tĩnh, chỉ có tiếng chim hót và gió nhẹ thổi qua những ngọn cỏ ven hồ, tạo nên một khung cảnh tươi mát, thanh bình.
Miệng núi lửa Thới Lới nhìn từ trên cao. (Nguồn: Nhân dân)
Trưa đến, dưới ánh nắng gay gắt, hồ trở nên rực rỡ hơn với sắc xanh thẫm. Ánh nắng chiếu thẳng đứng làm nổi bật từng gợn sóng nhỏ. Mặt nước phản chiếu bầu trời xanh cùng với những đám mây trắng bay lơ lửng, tạo ra một bức tranh sống động. Vào thời điểm này, không khí có phần nóng bức nhưng mầu xanh thẳm của hồ lại mang đến cảm giác dịu mát, thư thái.
Những cánh đồng trồng hành, tỏi xanh mướt trên đảo Lý Sơn. (Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi)
Buổi tối, khi mặt trời đã lặn, mặt nước hồ chuyển sắc gần như đen. Khung cảnh tĩnh mịch, chỉ còn lại tiếng rì rào của gió và tiếng sóng biển xa xăm. Mặt hồ phẳng lặng như một tấm gương lớn phản chiếu bầu trời đêm mang đến cảm giác bình yên, sâu lắng.
Trong bóng tối, hồ Thới Lới như chìm vào giấc ngủ, chờ đón ánh sáng của ngày mới. Công trình thủy lợi đầu tiên trên đảo không chỉ có ý nghĩa kinh tế và đời sống của người địa phương mà còn thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, trở thành một điểm đến hấp dẫn của đảo.
Đảo nào của Việt Nam có 2 ngọn núi lửa đã tắt? Trên thế giới, có không ít các hòn đảo vốn được hình thành từ những ngọn núi lửa đã tắt, Việt Nam cũng có một hòn đảo như vậy. Hòn đảo này ở Việt Nam thậm chí còn có đến 2 ngọn núi lửa đã tắt - đó chính là đảo Lý Sơn. Ngoài thưởng ngoạn cảnh biển nguyên sơ, du khách đến...