Ngẫm ngợi cuối tuần: Chữ ‘ế’ tệ hại!
Ế chồng. Câu nói đó vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội để chỉ các cô gái cập kề tuổi 30. Nhiều người nói từ “ế” bình thường với những cô gái muộn đường chồng con mà không thấy gợn gì trong đầu.
Ế là từ dùng để chỉ thứ hàng hóa tồn đọng không bán được… Nói chung đó là mọi thứ trao đổi trong xã hội bằng tiền, vàng hoặc bằng các hình thức đổi chác khác.
Chữ ế dùng với người con gái muộn chồng, trong nội hàm từ này thì người phụ nữ bị coi như hàng hóa. Tôi thực sự ghét từ “ế”, đó là từ mang tính xúc phạm, coi người phụ nữ thứ như hàng hóa mua và bán được. Vậy mà nó vẫn đang tồn tại trong xã hội.
Khi một phụ nữ coi mình là “ế” thì thực sự đã tự hạ thấp mình xuống vị trí có thể trao đổi như mặt hàng. Một vị trí hoàn toàn bị động phụ thuộc vào người khác. Đó là sự mất mát rất lớn về tinh thần.
Thói gia trưởng hình thành từ khi nền Nho học đạo Khổng của người Hán đưa vào nước ta trong nghìn năm đô hộ. “Nhất nam viết hữu/ thập nữ viết vô” (một con trai coi là có/ mười con gái coi là chả có gì). Nên người ta có thể nâng nịu đứa cháu trai đích tôn nối dõi tông đường mà có khi ghẻ lạnh coi thường người mẹ đẻ ra đứa cháu trai đó, hoặc xa với cháu ngoại dù chúng do con gái mình đẻ ra.
Lại còn câu nữa: “Nữ nhi nan hóa” (đàn bà khó dạy bảo). Vậy đạo Khổng nhìn người đàn bà là vật nuôi chăng mà nói thế? Đó là những ứng xử vô luân, đến giờ vẫn hiện hình ở đâu đó bằng cách này cách nọ trong cả cái đầu vô học và cả loại coi là có học thức, để sau đó là thói gia trưởng lộng hành. Cho nên bây giờ hầu hết trong đầu nhiều đàn ông vẫn đau đáu đứa con trai “nối dõi”.
Video đang HOT
Người đàn ông có tính trăng hoa, dù có vợ con rồi vẫn thêm bao nhiêu bồ bịch thì ngầm được khen là có tài, gái theo. Còn người vợ trót nhỡ có người tình thì dễ bị coi là dâm đãng, là xấu xa, bị săm soi, rỉa rói không ngóc đầu lên được. Cùng là con người cả, ai cho người đàn ông cái quyền đó?
Trước đây, Hà Nội có trại Lộc Hà bắt gái bán dâm “cải tạo nhân phẩm”, còn đám đàn ông mua dâm thì vô can, có chăng chỉ phạt cảnh cáo. Liệu có công bằng không, hay vẫn là thiên kiến của xã hội khi đạo Khổng đã cấy vào đầu bao thế hệ loại virus “trọng nam khinh nữ”.
Ngay giữa thủ đô Hà Nội có lần tôi chứng kiến một cô bạn đến cơ quan còn sụt sùi, mắt sưng mọng vì khóc. Hỏi ra mới biết có sự va chạm giữa mẹ chồng và nàng dâu, và bà mẹ chồng bảo: “Tôi mất tiền mua cô về là để phục dịch nhà tôi chứ không phải để cãi lại”.
Lúc này trong con mắt bà mẹ chồng, người con dâu như là một món hàng được mua về, cô chỉ là vật sở hữu trong nhà của bà…
Chữ “ nam nữ bình quyền, bình đẳng” có từ thời Cách mạng độc lập dân chủ, có nhúc nhích chút ít trong quan niệm xã hội về thân phận người phụ nữ, nhưng nó chưa thực sự giải phóng được như những khẩu hiệu tuyên truyền. Hoặc lại hiểu bình quyền, bình đẳng méo lệch. Trong chuyện này phải thấy Nho học của đạo Khổng đã thành công đặc biệt trong việc nô dịch tư tưởng, ngấm vào gien, vào xương tủy bao thế hệ. Không biết bao giờ mới gột rửa được.
Một từ “ế” mà đem lại bao nhiêu hệ lụy cho nửa thế giới con người.
Theo TTVH
Hạnh phúc bình dị của các gia đình vùng cao
Rất nhiều "tổ ấm" trên vùng cao Lào Cai hôm nay thực sự là những điển hình "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".
Những gia đình từ thành thị đến vùng cao, từ người Kinh đến người Dao, Mông, Phù Lá... đang là những hạt nhân tích cực đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của vùng cao Lào Cai.
Nhân dịp ngày "Gia đình Việt Nam" 28/6, xin giới thiệu cùng bạn đọc những khoảnh khắc hạnh phúc của các gia đình vùng cao.
Theo Dantri
Hiệu quả phát triển Đảng trong sinh viên từ mô hình chi bộ SV Năm 2012 vừa qua, trong 186 Đảng viên mới phát triển thêm ở Đảng bộ ĐH Đà Nẵng có 126 Đảng viên là sinh viên (SV). Việc đứng vào hàng ngũ của Đảng đang là lý tưởng và mục tiêu phấn đấu của SV trong trường. Đây là hiệu quả từ mô hình chi bộ SV ở các trường thành viên ĐH Đà...