Ngẫm nghĩ lúc ru con
Đến một ngày, ngày cực kỳ đẹp trời, suy nghĩ ấy… đột ngột thay đổi cái xoạch. Ấy là lúc các đấng mày râu… đưa vợ đi đẻ.
1. Khi hay tin bạn vừa có con đầu lòng, nhà biên kịch Đoàn Tuấn đã điện thoại chung vui và tâm tình: “Từ đây, bạn có dịp trải nghiệm cảm giác như bao người khác”. Cảm giác ấy là gì? Thật khó có thể trình bày một cách mạch lạc, đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì anh đang chập chững bước từng bước đầu tiên. Chẳng khác gì một người đang bắt đầu tận mắt nhìn thấy hạt mầm đã trổ, mơn mởn lá xanh và từng ngày nâng niu, chăm chút bằng tất cả lòng thành. Rồi ngày sau sẽ thế nào? Câu hỏi này những ai đang là “lính phòng không” đã có bao giờ nghĩ đến?
2. Thì đấy, hãy nghĩ lại xem, có phải thời trai trẻ, lúc còn hừng hực máu nóng, họ những tưởng chỉ cần co chân nhảy một phát là có thể chạm đến trời và trên tay hái đầy mây trắng; những tưởng chỉ cần há miệng ra có thể nốc cạn mọi suối sông trên cõi nhân gian. Và đáng thương thay, cũng đáng yêu thay, họ đã mơ mơ màng màng: Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất/ Không có chi bè bạn nối cùng ta/ Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha/ Lên vút thẳm, đứng trên nghìn đỉnh núi (Xuân Diệu). Ảo tưởng (hay mộng tưởng?) này rất cần cho người trẻ tuổi.
Đã trẻ thì phải có ước mơ. Có ước mơ mới có hành động. Hành động nào lại không có trở lực chông gai, khó khăn phía trước? Với tuổi trẻ, họ sẵn sàng đối mặt, không nản chí. Sở dĩ thế, vì bấy giờ họ không bị ràng buộc nào cả, ít ra so với những ai đã có vợ con.
Nói gọn một lời rằng, cái thời trai trẻ ấy, nhiều đấng “nam nhi chi chí” đã nghĩ mình: Thông minh nhất nam tử/ Yếu vi thiên hạ kỳ. Thông minh đã đành, nhưng mình phải có gì khác hơn thiên hạ chứ. Ôi! Tuyệt vời cho khát vọng tuổi trẻ. Đã thế, họ còn nghĩ rằng, sau này, cưới vợ sinh con thì ngay cả con mình cũng vậy. Ắt phải là bậc kỳ tài trong thiên hạ, thậm chí còn phải hơn cả mình nữa. Con hơn cha là nhà có phúc. Do nghĩ như thế nên không ít phụ huynh kỳ vọng vào con. Họ nghĩ rằng, những gì mình đã làm, con mình sẽ là người nối tiếp rực rỡ hơn, hoành tráng hơn; những gì mình chưa làm xong, con mình sẽ gánh lấy và hoàn thành phận sự vẻ vang ấy.
Thế nhưng đến một ngày, ngày cực kỳ đẹp trời, suy nghĩ ấy… đột ngột thay đổi cái xoạch.
Ấy là lúc các đấng mày râu… đưa vợ đi đẻ. Lúc thấp thỏm đợi ngoài phòng chờ, họ nghĩ như đã từng nghĩ như trên? Không hề. Dù có là gì thì suy nghĩ của họ vào khoảnh khắc thiêng liêng ấy đều giống y chang nhau: “Mẹ tròn con vuông”. Được thế là một diễm phúc. Ừ, thì cứ cho là thế. Nhưng rồi, biết đâu khi ẵm bồng lấy hình hài bé bỏng trên tay là của mình, chắc chắn của mình thì kỳ vọng “yếu vi thiên hạ kỳ” lại trỗi dậy? Hầu hết thay đổi hẳn mục tiêu chỉ vì ý thức về phận sự làm cha, làm chồng dần dần choáng ngợp trong tâm tưởng.
Nhiều người thời trai trẻ đã từng say đắm, hào hứng tán thành, trong đó có anh. Suy nghĩ ấy, bây giờ thế nào? Vẫn thế nhưng không còn là mối quan tâm như trước nữa. Nào riêng gì anh, nhiều người cũng đồng cảnh ngộ. Mối quan tâm của họ đã thu hẹp lại trong một tầm tay. Tầm tay ấy chỉ từ anh đến hình hài bé bỏng đang nằm trong nôi oe oe từng ngày. Trước kia, anh những ngóng nhìn ra chín ngàn thế giới, bây giờ, chỉ nhìn vào sự sống của chính anh đã tượng hình tiếng khóc rôm rả từng ngày bồng bế trên tay.
Thế đấy, nói thật anh rất khâm phục và ngưỡng mộ những ai vừa lo toan mái ấm, vừa vươn cánh tay phụng sự cộng đồng, dám hy sinh thân mình, hạnh phúc riêng tư vì nghĩa lớn. Tinh thần nghĩa hiệp này, thời nào cũng quý. Họ vẫn nuôi lấy ước mơ đầu đời, không bỏ cuộc nửa chừng. Trong khi đó, biết bao nhiêu người, trong đó có anh, nay đã nhạt dần suy nghĩ của thời trẻ: “Yếu vi thiên hạ kỳ”.
Rõ ràng, một khi có vợ, nói đúng hơn là lúc có con, người ta sẽ khác xưa nhiều lắm.
Video đang HOT
3. Khác thế nào?
Mỗi người sẽ có câu trả lời. Với anh, đơn giản rằng thật ra… không gì khác. Vì rằng, bất kỳ phụ huynh nào một khi đã tạo dựng được mái ấm bình yên, an lành, nuôi con khỏe dạy con ngoan, với họ đã là một kỳ tích. Ừ, bình thường đấy nhưng ấy thế, chỉ xin nói rằng, những “nợ tang bồng, xông pha bút trận, gắng gỏi kiếm cung…” đã từng canh cánh thời trẻ, so ra nhọc nhằn ấy cũng chẳng là “cái đinh” gì đâu.
Mà này, có phải một trong những yếu tố tạo nên niềm vui sống vẫn là hài lòng với những gì đang có? Đúng thế, chẳng việc gì phải so sánh với ai khác. Trong cõi trời đất mênh mông vô cùng, rộng lớn vô tận thì mỗi người có một lựa chọn lấy sự hài lòng, có thể người này khác người kia. Không sao cả. Với anh, cũng như các bậc phụ huynh khác, một khi được trải nghiệm cảm giác lúc có con thì cũng chính “yếu vi thiên hạ kỳ”.
Lê Minh Quốc
Theo phunuonline.com.vn
Chênh lệch khi yêu: nếu tình cảm không lớn để vượt định kiến, tốt nhất đừng gây thương nhớ
Vẫn tự nhủ rằng khi sống trong tình yêu, người ta sẽ không để tâm quá nhiều đến tuổi tác, điều kiện kinh tế hay học thức của đối phương. Thế nhưng ở khía cạnh nào đó, những điều trên lại ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc các đôi.
Chúng ta vẫn thường đặt ra câu hỏi rằng liệu bản thân mình có thể bỏ qua những rào cản chênh lệch trên nhiều khía cạnh để giữ lấy tình yêu và cùng nhau vun vén hạnh phúc? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại thật khó để trả lời. Bởi lẽ, những chênh lệch này có thể ảnh hưởng đến tình yêu ở thời điểm này nhưng đến 1 lúc nào đó, chúng lại không còn là vấn đề đáng để tâm.
1. Chênh lệch về tuổi tác
Chênh lệch về tuổi tác được xem là một trong những rào cản lớn nhất trong tình yêu. Những người trẻ tuổi khi yêu hầu như lúc nào cũng nhiệt tình, bồng bột và thiếu bình tĩnh, kiên nhẫn. Trong khi những người yêu lớn tuổi lại chín chắn, trưởng thành, thích sự bình yên hơn là những cuộc "chạy đua" ngoài xã hội.
Dù vẻ ngoài hay tính cách ở thời điểm ban đầu mới yêu sẽ khiến người ta thấy chẳng hề quan trọng. Nhưng một khi về chung sống, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự khác biệt rất lớn trong cư xử cá nhân và thậm chí cả sự mong đợi giữa hai người với nhau.
Bạn thích dậy sớm vào buổi sáng, trong khi đối phương lại thích ngủ nướng? Bạn thích đi ngủ sớm trong khi người ấy lại là cú đêm? Bạn thích la cà ăn uống vỉa hè, trong khi người mình yêu lại thích một bữa ăn tự tay nấu sạch sẽ và đảm bảo. Hoặc bạn thích nghe nhạc trẻ trong khi anh ấy lại thích trường phái cổ điển? Những chi tiết nhỏ có thể dễ thương lúc đầu lại tự bao giờ tạo ra sự khác biệt nghiêm trọng, dẫn đến đổ vỡ mối quan hệ về sau.
Một cô gái yêu chàng trai kém tuổi lúc nào cũng lo sợ nhan sắc mình ngày một tàn phai theo năm tháng. Dấu chân chim chẳng bao lâu sẽ hằn nơi khóe mắt, ngày nào đó cùng người mình yêu ra đường có ai gọi là hai chị em? Hay một người đàn ông lớn tuổi yêu cô người yêu bé nhỏ chênh lệch quá nhiều, có sợ rằng ai đó lại thì thầm sau lưng: "Trâu già khoái gặm cỏ non?". Dù tự nhủ là không quan trọng người khác phán xét ra sao nhưng có ai mà không tránh khỏi đôi lần cảm thấy chạnh lòng cơ chứ.
2. Chênh lệch về ngoại hình
Người ta vẫn thường nghĩ rằng những người sở hữu ngoại hình nổi trội cũng sẽ tìm cho mình nửa kia có vẻ ngoài tương xứng. Thế nhưng, vẫn có những người nằm ngoài suy nghĩ đó, chấp nhận yêu một người có ngoại hình chênh lệch lớn, chỉ đơn giản là vì yêu mà thôi.
Lấy ví dụ như cặp đôi chồng gầy - vợ béo đang hot khoảng thời gian gần đây. Chồng là hot boy có tiếng đẹp trai, thân hình cân đối, trong khi vợ lại có đôi phần mũm mĩm. Khoảng thời gian yêu nhau, cả hai đã phải nhận không ít những bình luận ác ý của CĐM cho rằng đây chỉ là một mối quan hệ kiểu "kiếm fame", "không xứng đôi", "đào mỏ"... Nếu cô gái đó đủ mạnh mẽ, sẽ chỉ coi đó là lời của người ngoài không đáng để tâm. Còn nếu không, áp lực vô hình này sớm muộn cũng sẽ là nguyên nhân khiến hai người mỗi người mỗi ngả.
Bởi thế mới nói, tình yêu mà cứ chăm chăm nhìn nhận ngoại hình thì khó có thể bền vững. Khi yêu cô ấy có thể rất xinh đẹp, nhưng ai dám đảm bảo sau này sẽ tiếp tục được như thế. Vì thế, trong tình yêu, hãy dùng trái tim để cảm nhận đừng để con mắt đánh lừa mọi thứ xung quanh.
3. Chênh lệch về học thức
Sự chênh lệch trình độ giữa hai người yêu nhau sẽ dẫn đến những khác biệt về nhận thức, hành vi ứng xử, giao tiếp, quan niệm sống, kỹ năng sống và nhất là trong cách nuôi dạy con cái sau này. Trong mối quan hệ giữa hai người mặc dù tình yêu là yếu tố không thể thiếu, nhưng nếu có sự chênh lệch quá nhiều về học vấn cũng chính là sự chênh lệch về nhận thức và quan niệm sống. Nó sẽ làm cho người ta mệt mỏi, không thể chịu đựng nhau và tình cảm ngày càng phai nhạt.
Một người phụ nữ sẽ có thể rất tự hào về người chồng giỏi giang hơn mình nhưng với đàn ông thì không hẳn thế. Chắc cũng hiếm có người chồng nào lại không cảm thấy khó chịu bởi việc bị bàn tán rằng mình "thấp" hơn vợ một cái đầu. Lúc mới yêu thì có thể sẽ bất chấp để đến với nhau nhưng về lâu về dài, vấn đề này chả khác nào quả bom nổ chậm, chỉ cần một chút xúc tác là sẽ bùng nổ dẫn đến tan vỡ.
Vì thế cho nên, nếu đã chấp nhận đến với một người chênh lệch với mình về học thức thì bạn hãy nhớ rằng đối phương cũng chẳng vui vẻ gì khi nghĩ đến nó. Đừng mang nó ra để chỉ trích, hãy một lần đặt mình vào vị trí của đối phương mà cảm thông, chia sẻ. Chỉ cần cùng nhau cố gắng, cùng nhau thấu hiếu thì mọi khoảng cách đều có thể gỡ bỏ.
4. Chênh lệch về gia cảnh
Tình yêu cơ bản phải dựa trên cơ sở của tình cảm yêu thương, thấu hiểu và trân trọng nhau giữa hai người. Tuy nhiên khi tính đến chuyện xa hơn thì sự chênh lệch giữa gia đình hai bên rất dễ nảy sinh những bất hòa trong suy nghĩ.
Có thể nói rằng, môn đăng hộ đối là câu nói mà xưa giờ bất cứ gia đình nào cũng nghĩ đến. Ai rồi cũng cho rằng phải là người có gia cảnh tưởng đồng mới dễ thấu hiểu nhau, phải là người ở cùng "đẳng cấp" thì mới xứng đáng bên nhau. Nhiều người sợ rằng sự chênh lệch quá lớn về gia cảnh hai bên sẽ khiến cuộc sống sau này của các cặp đôi chẳng thể hạnh phúc. Thế nhưng chung quy lại, dù gia cảnh có khác biệt tới đâu, chỉ cần hai người yêu nhau là đủ. Cuộc sống tiếp theo là ở hai người cùng nhau cố gắng mà thành, thế nên đừng chỉ vì khoảng cách hai bên mà làm đổ vỡ đi những gì mình vun đắp.
Có ai đó đã từng nói rằng, tình cảm đôi khi chỉ là điều kiện cần để phát triển tình yêu, còn yếu tố tuổi tác, kinh tế, gia cảnh mới là điều kiện đủ để phù hợp với một mối quan hệ lâu bền. Các cặp đôi chênh nhau chẳng khác gì đôi đũa lệch, phải cố gắng lắm mới cùng đồng hành hết một bữa ăn. Vì thế, hãy nhìn nhận thật kĩ mối quan hệ của mình. Nếu tình yêu không đủ lớn để vượt qua tất cả thì ngay từ ban đầu tốt nhất đừng gây thương nhớ để rồi hối hận về sau.
Theo bestie.vn
Vợ bớt ôm việc nhà, hôn nhân hạnh phúc hơn Những thay đổi nhỏ làm nên chuyển biến lớn. Bớt việc, thêm vui, chồng nào cũng muốn về nhà có vợ con vui vẻ, người vợ nào cũng mong chồng san sẻ đỡ đần. "Tôi và anh khắc khẩu, cãi nhau tưng bừng chỉ vì vợ bận bịu với một tá công việc còn chồng chẳng biết phụ gì. Thậm chí khi tôi...