Ngắm máy bay chiến đấu đầu tiên của Afghanistan
Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng Không quân Afghanistan đã chính thức nhận 4 máy bay chiến đấu A-29A đầu tiên vào ngày 16/1/2016.
Hôm 15/1/2016, tại căn cứ Bagram, Không quân Afghanistan đã chính thức nhận bàn giao 4 máy bay chiến đấu A-29A Super Tucano từ phía Mỹ.
Như vậy, kể từ khi được tái lập vào năm 2007, Không quân Afghanistan đã chính thức có trong tay các chiến đấu cơ đầu tiên để phục vụ cho cuộc chiến chống lại phiến quân, bảo vệ chính quyền.
Afghanistan đã đặt hàng tổng cộng 20 chiếc A- 29A Super Tucano, dự kiến lô hàng cuối cùng sẽ được bàn giao vào năm 2019.
Các phi công điều khiển A-29A Super Tucano đều được huấn luyện tại Mỹ.
Video đang HOT
A-29A Super Tucano là biến thể xuất khẩu của dòng máy bay EMB-314 Super Tucano do Brazil sản xuất. Chúng được thiết kế cho nhiệm vụ tiễu trừ phiến quân, trinh sát ở môi trường độ nguy hiểm thấp và đặc biệt là cả huấn luyện phi công.
Trong nhiệm vụ chiến đấu, dù là máy bay động cơ cánh quạt nhưng chiến đấu cơ A-29A Super Tucano lại được tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến máy bay động cơ phản lực thế hệ 4 tiên tiến. Chính vì thế A-29A hay EMB-314 được xem là “trường hợp máy bay cánh quạt hiếm hoi” được chấp nhận sử dụng trong thế giới hiện đại. Khoảng 190 chiếc đã được chế tạo từ năm 2003 tới nay và xuất khẩu tới hơn 10 quốc gia trên thế giới. Thậm chí, Mỹ – cường quốc quân sự đã đặt mua các máy bay này phục vụ huấn luyện.
A-29A được trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-68C với cánh quạt 5 lá cho tốc độ bay tối đa 590km/h, tốc độ bay hành trình 520km/h, bán kính chiến đấu 550km với 1,5 tấn vũ khí, tầm bay xa 1.330km nhưng dự trữ hành trình bay lên tới 8 tiếng 24 phút. Đây là lợi thế với A-29A trong nhiệm vụ tiễu trừ phiến quân, trinh sát. Trần bay của A-29A lên đến 10,6km giúp nó an toàn trước tên lửa vác vai của phiến quân Taliban, IS.
Cận cảnh hệ thống điện tử hàng không trong buồng lái A-29A Super Tucano – không hề thua kém máy bay chiến đấu phản lực thế hệ 4 hiện đại.
Tuy không có radar nhưng A-29A được trang bị hệ thống đối phó tên lửa khá hiện đại, các khí tài trinh sát/ngắm bắn/dẫn đường cho vũ khí thông minh.
Các loại vũ khí mà A-29A Super Tucano mang được khiến người ta không nên coi thường sức mạnh của tiêm kích động cơ cánh quạt này. Theo đó, trong đối không nó có thể mang tên lửa tầm nhiệt AIM-9L, MAA-1A Piranhe, Python 3/4. Trong đối đất, nó mang được tên lửa AGM-65, bom thông minh FPG-82, SMKB-82, Paveway II và các loại bom không điều khiển. Tải trọng vũ khí tổng thể 1,5 tấn.
Theo_Kiến Thức
Quân đội Nga trang bị hàng loạt vũ khí tối tân mới
Nga sẽ đưa hơn 40 hệ thống tên lửa Tornado tối tân vào biên chế của Quân khu miền Tây. Đó là thông tin vừa được người phát ngôn của quân khu - Thiếu tá Igor Muginov đưa ra hôm 17/1.
Hệ thống tên lửa phóng loạt Tornado-S 300 mm tầm xa độc nhất vô nhị này có tầm bắn 120 km và có thể phá hủy một khu vực rộng 60 héc-ta", ông Muginov cho hay.
Ông mô tả hệ thống dẫn đường tự động mới của Tornado-S là một tính năng chủ chốt, giúp tăng cường độ chính xác và giúp nó có thể tấn công nhiều mục tiêu một lúc, đồng thời là tính năng nổi trội nhất cho phép tăng độ chính xác và tính toán dữ liệu tấn công đa mục tiêu cho tên lửa này.
"Khả năng này cho phép hệ thống bắn từng tên lửa hoặc một loạt 12 quả cùng một lúc", ông Muginov nhấn mạnh.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt đa năng Tornado tiến hành ngắm bắn một cách tự động theo dữ liệu trinh sát nhận được từ vệ tinh. Trong trường hợp xảy ra tình huống bất thường, việc dẫn bắn sẽ được thực hiện bằng tay trực tiếp từ cabin của ô tô trong vài phút. Toàn bộ việc điều khiển hệ thống tên lửa phóng loạt được đơn giản hóa, cho phép thực hiện nhanh hơn hệ thống Grad nổi tiếng.
Theo người phát ngôn trên, bệ phóng mới cho phép chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái chiến đấu trong thời gian rất ngắn. Đầu đạn chùm với kíp nổ tự dẫn đa chức năng gắn trên hệ thống Tornado cho phép xuyên phá mọi lớp giáp của bất cứ loại xe bọc thép cũng như các vũ khí bộ binh nào.
Hệ thống Tornado-S được nâng cấp đặc biệt với hệ thống định vị vệ tinh GLONASS vốn sử dụng trong hệ thống tên lửa Smerch.
Hệ thống Tornado-S và Tornado-G được kỳ vọng sẽ thay thế các hệ thống Grad và Smerch trước năm 2020 theo chương trình tái vũ trang quy mô lớn của Nga.
Thử nghiệm trực thăng đa cánh quạt không người lái
Trực thăng không người lái đa cánh quạt (multicopter) đầu tiên được trang bị ống phóng hỏa lực và bệ phóng lựu đạn tự động đang được Nga tiến hành thử nghiệm.
Tập đoàn chế tạo công cụ Joint Instrument của Nga, đơn vị thiết kế dòng trực thăng đa cánh quạt tấn công, đang tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm bay đối với loại trực thăng này. Trong quá trình thử nghiệm, máy bay bị bắn từ dưới mặt đất để thử nghiệm khả năng sống sót của nó. Ngoài ra, chiếc trực thăng đa cánh quạt này còn được thử nghiệm trong môi trường tác chiến điện tử để kiểm tra khả năng tồn tại trong môi trường này của nó.
Trực thăng đa cánh quạt này có thể hoạt động như một máy bay không người lái, hoạt động của nó được kiểm soát bằng việc điều khiển tăng tốc hoặc giảm tốc từng cánh quạt đẩy.
Ngoài ra, loại multicopter có thể độc lập tiến hành trinh sát và có khả năng né tránh và chống lại các vũ khí loại nhỏ.
"Nó có thể độc lập tiến hành giám sát các mục tiêu và thực hiện di chuyển đặc biệt khi chúng bị ngắm bắn. Súng phóng lựu cầm tay thông thường và súng phun lửa được trang bị cho chúng", đại diện tập đoàn này cho hay.
Multicopter nói chung là một loại máy bay trực thăng không người lá trinh sát loại nhỏ, đa cánh quạt, có hình con nhện. Nó dễ dàng di chuyển và hạ cánh và cất cánh đơn giản hơn nhiều so với các máy bay UAV. Hơn nữa, nó rẻ hơn hàng chục lần, cho nên thuận tiện nhiều hơn trong chiến đấu và trinh sát.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ, EU chính thức dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran Lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Tehran đã được chính thức dỡ bỏ, sau khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xác nhận Iran đã thực hiện đầy đủ các cam kết của mình theo thỏa thuận hạt nhân. "Báo cáo được đưa ra sau khi các thanh sát viên của IAEA xác nhận Iran đã thực hiện...