Ngắm loạt cổ vật cực quý của thế giới lần đầu xuất hiện tại Việt Nam
Hàng loạt cổ vật cực quý hiếm từ nhiều lãnh thổ khác nhau trên thế giới lần đầu được giới thiệu đến công chúng tại Hà Nội.
Hơn 200 cổ vật đến từ nhiều châu lục khác nhau trên thế giới đang được trưng bày tại toà nhà Cánh Diều ( Bảo tàng dân tộc học Việt Nam). Đây là những cổ vật cực quý được GS. Lê Thành Khôi (Đại học Paris Descartes) và vợ, bà Thẩm Thị Hồng Anh sưu tầm trong nhiều năm và tặng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Mở đầu triển lãm là những cổ vật đến từ Châu Phi, nơi được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Trong ảnh là hàng loạt búp bê bằng chất liệu gỗ, hạt cườm, ốc tiền… được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Ghana, Cameroon, Congo hay Mali. Những con búp bê không chỉ là đồ chơi mà còn mang ý nghĩa phồn thực.
Hàng loạt chiếc mặt nạ gỗ của các tộc người ở Châu Phi lần đầu được giới thiệu tới công chúng. Những chiếc mặt nạ được làm bằng chất liệu tự nhiên như gỗ, xơ thực vật, lông.
Các quả cân được làm bằng đồng dùng để cân vàng của người Baoulé (Tây Phi) có niên đại từ đầu thế kỷ 20 trở về trước.
Bộ dao bằng xương chim Casuarius và dụng cụ ăn trầu của người New Guinea được dùng trong nghi lễ thành đinh. Đây là nghi lễ đánh dấu sự trưởng thành của bé trai từ 8 – 10 tuổi, người New Guinea đeo dao xương chim Casuarius và vài chiếc lông của loài chim này .
Những món đồ trang sức mang hình người được đúc từ chất liệu tumbaga (một hợp chất của vàng và đồng) được người dân bản địa Nam Mỹ làm ra từ thời kỳ tiền Colombo (trước thế kỷ 16).
Chiếc bình mang hình bò tót làm bằng đất nung của nền văn hóa Amlash – thuộc lãnh thổ Iran ngày nay (thế kỷ 8-9 TCN)
Video đang HOT
Dao Jambiya – một vũ khí mang tính trang sức của đàn ông Yemen (thế kỷ 19)
Mũ và giáp che tay được chế tác bằng chất liệu thép nạm vàng có niên đại từ thế kỷ 18 của vùng Bắc Ấn Độ.
Chuôi kiếm làm bằng thép nạm bạc khai quật ở vùng Rajasthan, Ấn Độ.
Vòng trang sức làm bằng vải và kim loại của phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ (thế kỷ 19).
Chiếc mũ cô dâu làm bằng chất liệu bạc, đá xanh, vải, tấm kim loại được tìm thấy tại thung lũng Hunza – Pakistan.
Tượng Quán Thế Âm hiện thân dưới dạng 11 khuôn mặt và nghìn cánh tay được làm từ nhiều chất liệu như đồng thếp vàng, ngọc lam, san hô của người Tây Tạng (thế kỷ 17).
Tượng ngựa và phụ nữ làm bằng đất nung được chôn trong mộ của tầng lớp quý tộc Tây Hán, Trung Quốc thời cổ đại.
Từ trái qua phải: Tượng nam giới làm bằng đất nung của người Bugi, đảo Sulawesi và con rối lằm bằng gỗ của người bản địa Bali, Indonesia.
Bình gốm có vòi hình bàn đạp yên ngựa có niên đại từ thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ 7 SCN của nền văn hoá Mochica, được tìm thấy tại khu vực bờ Thái Binh Dương ở Bắc Peru ngày nay.
Tượng Phật đứng làm bằng đồng có từ thế kỷ 17 của Thái Lan.
Triển lãm thu hút rất đông người xem, đặc biệt là giới trẻ yêu thích lịch sử, văn hoá của các nền văn minh trên thế giới.
Theo Danviet
Phẫn nộ vụ phụ nữ bị hãm hiếp, chặt đầu trước đám đông ở Congo
Một phụ nữ ở Công bị hãm hiếp, đánh đập và chặt đầu ngay trước đám đông vì bị cáo buộc phục vụ cho nhóm phiến quân chống chính phủ loại đồ ăn bị cấm.
Người phụ nữ xấu số bị lột sạch quần áo.
Theo Daily Mail, đoạn video quay ở Luebo, tỉnh Kasa-Occidental, cho thấy một người phụ nữ không mảnh vải che thân tại quảng trường thị trấn do nhóm phiến quân Kamuina Nsapu chiếm đóng.
Đoạn video được quay vào ngày 8.4.2017 nhưng mới được lan truyền trên internet.
Nguồn tin địa phương cho biết, người phụ nữ bị trừng phạt vì phục vụ món cá bị cấm cho các binh sĩ nổi dậy.
"Cô ấy đã sơ suất đem đến cho các chiến binh nổi dậy món cá. Điều này khiến người phụ nữ mất mạng", người dân địa phương nói trên France 24.
"Phiến quân nổi dậy buộc người phụ nữ và con riêng của chồng cô phải quan hệ với nhau với nhau trước công chúng. Hai người này cũng bị xử tử hình bằng cách chặt đầu ngay sau đó", cư dân địa phương nói thêm.
Đám đông tập trung tại hiện trường.
Theo luật lệ, các chiến binh Kamuina Nsapu phải kiêng quan hệ tình dục, ăn thịt, cá và một số thực phẩm khác trong khi đang chiến đấu.
Trong video, thủ lĩnh nhóm phiến quân, Kalamba Kambangoma kéo người phụ nữ đi đến nơi xử tội.
Đám đông phiến quân tập trung, hò hét xung quanh trong khi người dân Luebo tránh xa khu vực, một nhân chứng nói.
Thi thể của hai nạn nhân nằm lại tại hiện trường trong 2 ngày, cho đến khi được đưa đến an táng tại nghĩa trang địa phương.
Tshimbalanga, một chuyên gia về phong tục ở Congo nói: "Người dân nước này phản đối những hành động tàn bạo như hãm hiếp và hành quyết người vô tội của phiến quân".
Phiến quân Kamuina Nsapu gây ra tình trạng bạo lực, hỗn loạn tại nhiều nơi ở Congo.
"Những trường hợp bạo lực như trên là kết quả của tình trạng hỗn loạn khi xung đột nổ ra", Tshimbalanga nói trên France 24.
Nhóm phiến quân Kamuina Nsapu chiếm Luebo, thị trấn có 40.000 người sinh sống vào ngày 31.3 và kiểm soát khu vực này trong 20 ngày, trước khi bị quân đội Congo đánh bật khỏi khu vực vào ngày 19.4.
Trong thời gian chiếm đóng ngôi làng, phiến quân đã sát hại 10 người, bao gồm 2 sỹ quan cảnh sát và vợ của người đứng đầu chính quyền địa phương.
Phiến quân cũng thiêu rụi nhiều nhà cửa, cấm người dân Luebo đi làm hay đến trường học.
Theo Danviet
Những cổ vật vàng son, gấm vóc thời Nguyễn Hơn 30 hiện vật là đồ gỗ được chạm khảm tinh xảo, sơn son thếp vàng cùng những bức trướng thêu tay tinh tế vừa được trưng bày tại TP Huế (Thừa Thiên Huế). Sáng 28/4, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), hai nhà sưu tập Trần Đình Sơn (TP HCM) và Hoàng Văn...