Ngắm Lễ diễu binh hùng tráng, rộn ràng đường phố Thủ đô dịp Quốc khánh 2015
Sáng 2/9/2015, hàng chục nghìn chiến sĩ đã diễu binh qua Quảng trường Ba Đình sau đó hành quân nhiều cây số trên đường phố Thủ đô, đón nhận tiếng hò reo cổ vũ của người dân xem chật kín hai bên đường.
Sáng 2/9 cách đây tròn 6 năm, Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945-2/9/2015) diễn ra trang trọng tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
Phần diễu binh, diễu hành có sự tham dự của khoảng 30.000 người thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân gồm quân đội, công an, du kích, dân quân, tự vệ, các lực lượng quần chúng nhân dân. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trang trọng ở khắp các khối tham dự có mặt tại quảng trường.
Mở đầu buổi lễ là nghi thức rước đuốc thắp sáng đài lửa giữa quảng trường Ba Đình. Ngọn lửa truyền thống được các vận động viên thể thao tiêu biểu của Việt Nam rước từ Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm, 30.000 người có mặt tại Quảng trường Ba Đình đồng thanh hát Quốc ca theo tiếng Quốc thiều (phần nhạc của bài Quốc ca).
Cùng thời điểm lễ thượng cờ, 25 khẩu pháo bắn 21 loạt đại bác chào mừng Quốc khánh tại Hoàng thành Thăng Long.
Sau diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chào mừng kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, lễ diễu binh, diễu hành bắt đầu với đoàn xe mô hình Quốc huy, xe rước chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, xe mang biểu trưng kỷ niệm 70 năm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, khối Hồng kỳ…
Tiếp sau là đội hình diễu binh của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam dẫn đầu bằng xe Chỉ huy.
Các lực lượng quân đội với quốc kỳ giương cao tiến vào lễ đài.
Lực lượng Lục quân diễu qua lễ đài.
Lực lượng Hải quân đánh bộ.
Video đang HOT
Các chiến sĩ Hải quân.
Khối chiến sĩ Trinh sát Đặc nhiệm.
Khối chiến sĩ nữ Quân y, một trong những đơn vị diễu binh, diễu hành được người dân đón chào nồng nhiệt và yêu mến nhất.
Khối nữ Cảnh sát Đặc nhiệm.
Khối nam Tự vệ.
Tiếp theo sau là khối nữ Tự vệ.
Khối nữ Du kích miền Bắc.
Khối nữ Dân quân các dân tộc.
Diễu hành theo sau là đoàn các dân tộc thiểu số rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên khán đài, hàng nghìn đại biểu, khách mời trong nước và từ các quốc gia trên thế giới chăm chú dõi theo nhịp diễu binh, diễu hành của các khối.
Sau khi diễu binh, diễu hàng qua Quảng trường Ba Đình, đoàn tiếp tục hành quân ra đường phố, tiến về phía Quảng trường Cách mạng Tháng Tám. Đoàn Quân nhạc trên phố Nguyễn Thái Học.
Hàng chục nghìn người dân đã đổ ra chật kín hai bên đường để dõi theo nhịp mốt-hai-mốt của các chiến sĩ.
Binh chủng Đặc công bồng súng chào nhân dân.
Các chiến sĩ Biên phòng đồng thanh hô vang theo hiệu lệnh chỉ huy trên đường phố Thủ đô.
Khuôn mặt các chiến sĩ nữ Quân y vẫn luôn tươi sáng, rạng ngời dù đã giữ vững tay súng, hành quân nhiều km trên đường phố dưới nắng nóng.
Khuôn mặt đã nhễ nhại mồ hôi nhưng các sĩ quan thông tin vẫn hô vang dõng dạc, thẳng hàng thẳng lối.
Khối nam Dân quân các dân tộc.
Nữ Dân quân các dân tộc với trang phục truyền thống sắc màu.
Lực lượng Bộ binh bồng súng gắn lưỡi lê, hùng tráng diễu binh qua ngã tư Cửa Nam.
Người dân hai bên đường hò reo chào đón đoàn quân tiến vào phố Tràng Thi.
Hành quân nhiều giờ qua nhiều tuyến phố, đội hình các khối diễu binh vẫn đều tăm tắp như lúc tiến vào lễ đài Quảng trường Ba Đình.
Khối Cảnh sát Cơ động diễu hành trên đường phố.
Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.
Khối nữ Tự vệ tiến về Nhà Hát lớn.
Đã có hàng chục nghìn người dân đổ về hai bên hè đường dọc từ Hùng Vương tới khu vực Nhà Hát lớn để được tận mắt chiêm ngưỡng các chiến sĩ diễu binh trên đường phố Thủ đô. Nhiều người đã cất công đi từ tối hôm trước, đặc biệt là các em nhỏ đi theo ông bà cha mẹ, háo hức chờ thức tới sáng để đón xem vì sự kiện diễu binh diễu hành tương tự phải chờ tới 5 năm, thậm chí 10 năm mới tổ chức một lần.
Cách mạng Tháng Tám và những bài học lịch sử giá trị
Cách đây tròn 76 năm, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền để rồi vào ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Và trong suốt 76 năm qua, Đảng ta đã luôn vận dụng, phát huy hiệu quả tinh thần, những bài học lịch sử ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám, đưa đất nước vượt qua bao khó khăn, thách thức để giành những thành tựu cách mạng vô cùng to lớn.
Cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức sẵn sàng lên đường vào thành phố Hồ Chí Minh chống dịch. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Giành chính quyền về tay nhân dân
Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng thực dân Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước.
Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang), khẳng định: "Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới". Hội nghị cũng quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương, đề ra ba nguyên tắc bảo đảm Tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23h ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa.
Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào thông qua "10 chính sách lớn của Việt Minh"; thông qua "Lệnh Tổng khởi nghĩa"; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: "Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19-8-1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Vận dụng, phát huy tinh thần, bài học từ Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Thành công đó còn đến từ tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta. Đó còn là khả năng nhận định, đón nhận những yếu tố thuận lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức của cộng đồng tiến bộ quốc tế...
Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa suốt 76 năm qua đã khẳng định tinh thần và những bài học kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám đã luôn được phát huy hiệu quả. Đảng đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, với phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp. Đó là khả năng nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Đó là khả năng tập hợp, tổ chức, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tận dụng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế tạo nguồn lực vô cùng to lớn để đất nước giành những thắng lợi quan trọng, quyết định. Tất cả đã được minh chứng rõ nét trong Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; Đại thắng mùa Xuân 1975; hay những thành tựu nổi bật thời kỳ đổi mới được cộng đồng quốc tế đánh giá cao...
Khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ, "chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay" thì đại dịch Covid-19 ập đến, diễn biến vô cùng phức tạp, khiến cả thế giới chao đảo. Trong bối cảnh đó, một lần nữa, với khả năng đánh giá đúng tình hình, "biết người, biết ta" và tổ chức lực lượng phối hợp đồng bộ, kiên quyết, Việt Nam nổi lên là quốc gia vừa chống dịch hiệu quả, việc duy trì phát triển kinh tế ổn định. Những biện pháp Việt Nam áp dụng chống dịch hiệu quả được cả thế giới học hỏi như bắt buộc sử dụng khẩu trang, giãn cách xã hội...
Thế nhưng, với biến chủng Delta, dịch Covid-19 đã, đang khiến cả thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam, gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm nguồn lực y tế chống dịch. Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh Nam Bộ bùng phát dịch, đời sống kinh tế - xã hội bị đảo lộn. Trong bối cảnh khó khăn đó, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc đồng bộ, quyết liệt với tinh thần, ý chí rất cao. Không chỉ các chiến sĩ "áo xanh", các chiến sĩ "áo trắng", lực lượng dân phòng đã quên mình sẵn sàng, tình nguyện ra tuyến đầu. Chính phủ đã dành ưu tiên tối đa, huy động mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch. Cả thế giới đang khan hiếm vắc xin, nhưng Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, viện trợ vắc xin của nhiều đối tác. Hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp, người dân đã tích cực ủng hộ vật chất, tinh thần cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tại nhiều khu, tổ dân phố, người dân tự nguyện ứng trực tại "chốt xanh" để bảo vệ cộng đồng trước đại dịch.
Tinh thần cách mạng, yêu nước, thương nòi càng lúc càng lên cao trong thời gian vừa qua. Không chỉ thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch, mỗi người dân, không ai bảo ai, đồng lòng "nhường cơm, sẻ áo", hỗ trợ nhau vượt qua giai đoạn khó khăn. Hình ảnh các đoàn từ thiện hỗ trợ người khó khăn bữa cơm mùa dịch, hay từng đoàn người về quê tránh dịch đi đâu cũng nhận được sự hỗ trợ đã nói lên tất cả. Đó cũng chính là tinh thần lời kêu gọi chống dịch của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "... Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội. Thời gian qua, toàn dân ta đã đồng lòng, cùng chung sức với Đảng, Nhà nước ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh bước đầu có hiệu quả... Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh...".
Với sự đồng lòng, chung sức, ý chí quyết tâm rất cao của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, dịch Covid-19 sẽ sớm được khống chế, kiểm soát để tập trung phát triển kinh tế - xã hội, làm cho cơ đồ đất nước ngày càng tươi sáng hơn.
Chúng con nguyện học tập và noi theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Người "Chúng con về đây, được chứng kiến hiện vật, hồi tưởng về vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, chúng con vô cùng xúc động. Chúng con xin được nghiêng mình kính cẩn trước anh linh của Người". Đó là dòng lưu bút của giáo viên Tạ Kim Quý, Trường Tiểu học Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP...