Ngắm “lão” bạch mai 300 tuổi độc nhất ở đất phương Nam
Cây bạch mai ở đình Phú Tự trên 300 năm tuổi được xem là độc nhất vô nhị của vùng đất Nam bộ vừa được công nhận là “cây di sản Việt Nam”. Đặc biệt mỗi năm “lão” bạch mai này đều trổ bông 1 lần để ban phát may mắn cho dân làng.
Đình Phú Tự (xã Phú Hưng, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) từ xưa đã nổi tiếng vì gắn với cây bạch mai cổ thụ là nhân chứng cho sự hình thành, phát triển của cả vùng đất Nam bộ. Ngôi đình được xây dựng từ năm nào vẫn chưa xác định nhưng được vua Minh Mạng sắc phong vào năm 1824. Đến năm 1094 đình được trùng tu lại cho đến ngày nay. Riêng cây bạch mai trước cửa đình thì lại có mặt trước đó từ rất lâu.
Cây bạch mai khổng lồ được công nhận là “cây di sản Việt Nam”
Đầu năm 2014, cây bạch mai được Hội bảo vệ thiên nhiên Việt Nam công nhận là “cây di sản quốc gia”. Theo hồ sơ bảo tồn, cây nguyên thủy có chiều cao khoảng 14 m, tán lá rộng chiếm diện tích khoảng 200 m2. Hiện thân cây chính không còn nhưng từ gốc cây cũ đã mọc ra chín nhánh có chiều cao khoảng trên 4 m với tán lá chiếm diện tích chừng trên 40 m2. Sân đình có cây mai trên hiện là nơi diễn ra Ngày thơ Nguyên tiêu của tỉnh Bến Tre hằng năm. Cây cũng là nguồn cảm hứng để Hội Văn học nghệ thuật tỉnh hình thành nên một câu lạc bộ thơ ca mang tên Bạch mai thi hội.
Mỗi năm cây bạch mai đều trổ hoa rất đẹp
Ông Nguyễn Văn Bồn, SN 1929, Chánh bái (chức vụ cao nhất trong đình – PV) đình Phú Tự kể lại: “Ngày xưa tôi được ông nội kể rằng cây bạch mai này có từ thời ông cố tổ tôi đến vùng đất này khai phá đất đai, lập làng. Tên gọi cây mai cổ thụ này là Nam Mai và đến nay cũng không ai nhớ chính xác cây mai này có từ lúc nào nhưng chắc chắn đã trên 300 năm tuổi”.
Hàng ngày người dân đến xung quanh gốc cây để lượm hoa
Video đang HOT
Theo ông Bồn, trước đây cây bạch mai này trổ ngay ngày 30 tháng Chạp nên dân làng đến bẻ nhánh về chưng trong nhà mấy ngày tết Nguyên đán. Cây mai ngày càng còi cọc nên những người cai quản đình tiến hành lập hương án, cầu xin “lão” bạch mai trổ nghịch mùa để người dân xung quanh không đến bẻ cành về chưng tết nữa. Từ đó cây bạch mai này trổ một mùa duy nhất trong năm vào khoảng rằm tháng giêng đến tháng ba.
Ông Bồn mấy chục năm chăm sóc cây bạch mai
Trải qua bao biến cố lịch sử, cây bạch mai này vẫn đứng vững. Nhiều vị cố cựu ở xung quanh kể rằng, năm 1968 có trận đánh lớn ở gần đó, xung quanh đình bị 3 trái bom xăng, cây bạch mai cũng bị trúng ngay cành nhưng cũng chỉ bị cháy xém một vài nhánh. Cây bạch mai sao đó lại phát triển bình thương cho tới ngày nay.
Hoa được phơi khô, cất giữ cẩn thận để phát cho dân làng
Ngày nay có nhiều khách du lịch đến đình Phú Tự thăm cây bạch mai rất đỗi ngạc nhiên khi thấy vào mùa ra hoa xung quanh gốc mai cổ thụ này được lót lưới, bạt để hứng hoa mai. Mỗi ngày có 3 đến 4 người ở xung quanh đến lượm số hoa này phơi khô để phân phát cho dân làng lấy lộc đầu năm, nấu uống trị một số bệnh thông thường. Bà Nguyễn Thị Lâu, đến lượm hoa mai cho biết: “Bông bạch mai này có màu trắng rất thơm nấu nước pha như nước trà uống có tác dụng giải độc còn ngâm với rượu để dành uống có tác dùng trị một số bệnh đường tiêu hóa rất tốt”. Vì vậy từ rất lâu, mỗi năm sau tết người dân xung quanh đều lượm hoa mai này để phơi khô đợi tới lễ Kỳ Yên (ngày 16/3 AL) sẽ chia thành từng phần nhỏ phân phát cho dân làng để lấy lộc của “lão” bạch mai.
Cây bạch mai ở đình Phú Tự gắn liền sự hình thành của vùng đất phương Nam
Ông Đoàn Văn Mười, trông giữ đình cho biết: “Việc xin lộc cây bạch mai trở thành thông lệ hàng năm của đình nhưng không biết có từ khi nào. Mỗi năm tùy theo sản lượng hoa mai mà chia cho dân làng nhiều hay ít. Tuy nhiên, trung bình mỗi năm “lão” bạch mai phát lộc cho khoảng 700 phần nhỏ để người đi dự lễ cúng đình mang về cầu mai mắn, trị bệnh”. Theo ông Mười hoa mai chỉ trị những bệnh thông thường và pha với trà uống sẽ có được mùi thơm thơm. Tuy nhiên, hằng năm ai cũng háo hức đợi đến ngày cùng đình để được “lão” bạch mai phát lộc để được may mắn suốt cả năm.
Minh Giang
Theo Dantri
Hà Nội: Sởi vẫn "nóng", tay chân miệng, sốt xuất huyết đe dọa bùng phát
Trong khi dịch sởi vẫn diễn biến phức tạp, duy trì ở ngưỡng cao, ca tử vong tiếp tục tăng lên thì nhiều dịch bệnh khác cũng như tay chân miệng, sốt xuất huyết cũng đang đe dọa Hà Nội.
Thêm 2 trẻ tử vong
Sáng 5/5, tại khoa Nhi (BV Bạch Mai), thêm một cháu bé tử vong sau hơn 1 tháng điều trị suy hô hấp vì tổn thương phổi quá nặng do biến chứng sởi.
Như vậy, bổ sung thêm 1 trường hợp tử vong ngày 04/5/2014 tại Bệnh viện Nhi Trung ương đến nay cả nước ghi nhận 135 trường hợp nặng xin về và tử vong liên quan đến sởi tại khu vực miền Bắc. Trong đó, Hà Nội chiếm khoảng 30% số mắc của cả nước.
Còn trong ngày 05/5/2014, cả nước ghi nhận thêm 55 trường hợp mắc sởi xác định. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 4.085 trường hợp mắc sởi xác định trong số 15.217 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố.
Tại các bệnh viện tuyến Trung ương, vẫn còn nhiều trẻ viêm phổi biến chứng sau sởi nặng phải thở oxy, thở máy đe dọa tính mạng. Ảnh: H.Hải
Cũng trong sáng 5/5, tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã diễn ra Hội nghị đánh giá công tác phòng chống sởi và tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng- sốt xuất huyết. Trong khi đó, ở thời điểm hiện tại, dù đã qua đỉnh dịch sởi, nhưng con số bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội vẫn duy trì ở mức cao.
Đánh giá về tình hình dịch sởi tại Hà Nội, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho rằng con số hơn 1.500 trẻ xác định sởi trong số hơn 4.000 ca sốt phát ban nghi sởi từ cuối năm 2013 đến nay vẫn là còn quá ít so với tỉ lệ trẻ chưa có miễn dịch với sởi. Vì tỉ lệ tiêm vắc- xin của Hà Nội đạt 95-98%. Như vậy Hà Nội vẫn còn 2-5% trẻ chưa được tiêm chủng tích lũy qua từng năm. Trong khi đó miễn dịch sởi cũng chỉ đạt 90-95%, do vậy ước tính có khoảng 70.000-100.000 trẻ chưa được chủng ngừa, về lý thuyết đều là những đối tượng có nguy cơ mắc sởi.
"Hà Nội có 1.500 trường hợp sởi, như vậy trung bình mỗi xã phường 4 - 5 ca sởi. Đợt dịch này hoàn toàn trong tầm kiểm soát bởi dịch là tản phát, chưa ghi nhận ổ dịch nào tại trường học, khu dân cư", ông Cảm nói.
Dịch chồng dịch
Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, lo ngại, ngoài dịch sởi vẫn đang duy trì ở mức cao, với số bệnh nhân mắc mới có giảm nhưng vẫn còn nhiều bệnh nhân nặng nhiều nguy cơ đang điều trị tại bệnh viện thì sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng đang có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới.
Về sốt xuất huyết, tính đến 5/5, cả thành phố Hà Nội ghi nhận 37 ca bệnh, 2 ổ dịch tại gần 50% quận huyện của Hà Nội. Tuy số ca mắc giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng dự báo năm 2014 là năm thứ 5 tính từ năm 2009 (năm bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội), cùng với các yếu tố nguy cơ bùng phát dịch tại Hà Nội chưa được giải quyết triệt để như: thiếu nước sạch, tình hình trữ nước, tình trạng thuê trọ tại khu vực nội thành, các công trình xây dựng dang dở... thì sốt xuất huyết rất đe dọa bùng phát thành dịch.
Vì thế, hiện Hà Nội đang xây dựng kế hoạch tăng cường phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội trong tháng 5. Cụ thể theo dự thảo, mục tiêu được đặt ra tổ chức tập huấn cho mạng lưới cộng tác viên tại 30 xã phường trọng điểm. 100% xã phường tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết đợt 1 vào tháng 5 và 6; tổ chức 30 chiến dịch phun hóa chất diện rộng diệt muỗi trưởng thành truyền bệnh tại các xã phường nguy cơ cao trong tháng 6 và 7.
Bên cạnh đó bệnh tay chân miệng cũng xuất hiện rải rác với gần 200 trường hợp. Đây là bệnh lây qua đường tiêu hóa nên cũng rất dễ bùng phát thành dịch.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, đề nghị các đơn vị chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, trước nguy cơ dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, tả vẫn có thể xảy ra. Đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng các quận huyện xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh, chỉ đạo các xã phường phòng chống dịch, tập trung tuyên truyền cho người dân, tập huấn cho cán bộ về cách phòng bệnh; đảm bảo hóa chất, thuốc men, phương tiện chống dịch.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tiêm phòng của người dân ở thời điểm hiện tại, song song với chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí, Sở Y tế khuyến khích các quận huyện tổ chức các điểm tiêm chủng dịch, để rải bớt, không tập trung quá đông lên thành phố gây quá tải.
Hồng Hải
Theo Dantri
Bộ trưởng Y tế: Sởi bùng phát do... biến đổi khí hậu Hai yếu tố chính khiến dịch sởi bùng phát mạnh là biến đổi khí hậu và lơ là trong chích ngừa, tỷ lệ chích ngừa không đạt. Bộ trưởng Bộ Y tế tại buổi tiếp xúc với cử tri Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Bình Chánh (TP.HCM) ngày 3/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã phát biểu...