Ngắm kỳ quan địa chất giống hệt Ghềnh Đá Đĩa ở Hàn Quốc
Vách đá Jusangjeolli là một kỳ quan thiên nhiên rất độc đáo với cấu tạo địa chất lạ lùng, nằm trên hòn đảo Jeju ở cực Nam Hàn Quốc.
Vách đá Jusangjeolli là một kỳ quan thiên nhiên rất độc đáo trên hòn đảo Jeju ở cực Nam Hàn Quốc. Khu vực này có hàng nghìn cột đá màu xám đen, xếp khít cạnh nhau một cách tinh tế doc theo đường bơ biên. Phần lớn các cột đá có tiết diện hình lục lăng, khi nhìn từ trên xuống như một tổ ong khổng lồ. Có những cột đá cao đến 20m. Theo lý giải của các nhà địa chất, vach đa Jusangjeolli đươc hinh thanh tư dung nham phun trao cua nui Hallasan. Cách đây hàng trăm nghìn năm, nham thạch phun ra từ miệng núi lửa đã trôi ra biển, gặp nước biển lạnh đông cứng lại. Đồng thời, hiện tượng ức lực xảy ra khiến những khối nham thạch rạn nứt theo mạch dọc, xiên, ngang, kiến tạo nên địa hình độc đáo. Hiện tượng địa chất ở vach đa Jusangjeolli cũng tương đồng với Ghềnh Đá Đĩa, một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Phú Yên của Việt Nam. Trên thế giới, hiện tượng địa chất tương tự cũng được ghi nhận ở bờ biển Đông Bắc Ireland, đảo La Gomera của Tây Ban Nha, đảo Staffa, Scotland…
Vách đá Jusangjeolli là một kỳ quan thiên nhiên rất độc đáo trên hòn đảo Jeju ở cực Nam Hàn Quốc.
Khu vực này có hàng nghìn cột đá màu xám đen, xếp khít cạnh nhau một cách tinh tế doc theo đường bơ biên.
Phần lớn các cột đá có tiết diện hình lục lăng, khi nhìn từ trên xuống như một tổ ong khổng lồ.
Có những cột đá cao đến 20m.
Theo lý giải của các nhà địa chất, vach đa Jusangjeolli đươc hinh thanh tư dung nham phun trao cua nui Hallasan.
Video đang HOT
Cách đây hàng trăm nghìn năm, nham thạch phun ra từ miệng núi lửa đã trôi ra biển, gặp nước biển lạnh đông cứng lại.
Đồng thời, hiện tượng ức lực xảy ra khiến những khối nham thạch rạn nứt theo mạch dọc, xiên, ngang, kiến tạo nên địa hình độc đáo.
Hiện tượng địa chất ở vach đa Jusangjeolli cũng tương đồng với Ghềnh Đá Đĩa, một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Phú Yên của Việt Nam.
Trên thế giới, hiện tượng địa chất tương tự cũng được ghi nhận ở bờ biển Đông Bắc Ireland, đảo La Gomera của Tây Ban Nha, đảo Staffa, Scotland…
Theo_Kiến Thức
Khám phá đền thờ đẹp nhất Ai Cập cổ đại
Sau hàng nghìn năm tồn tại, đền Karnak - ngôi đền đẹp nhất Ai Cập cổ đại vẫn được người dân nơi đây xem là ngôi đền linh thiêng nhất của đất nước mình.
Nằm ở thành phố cổ Luxor của Ai Cập, Karnak là ngôi đền quan trọng nhất trong quần thể đền đài lăng tẩm của thời kỳ Ai Cập cổ đại. Nằm phía đông của sông Nile, ngôi đền này được xây dựng từ năm 1580 - 1160 năm TCN. Theo các nhà nghiên cứu, đền Karnak là nơi người Ai Cập thờ thần mặt trời Amun-Ree và các vị vua Pharaoh trong nhiều thế kỷ. Ngôi đền đã được xây dựng liên tục bởi khoảng 30 vị Pharaoh nối tiếp nhau. Mỗi Pharaoh đều muốn đặt dấu ấn của mình vào đền Karnak bằng những nét kiến trúc khác nhau. Ngày nay, đền Karnak đã hư hại khá nhiều theo thời gian, nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc chính từ hơn 3.000 năm trước. Ấn tượng đầu tiên của ngôi đền là cổng chào với hai hàng sư tử đầu cừu đồ sộ - biểu tượng của thần Amun, vị thần của sự thông thái. Những kiến trúc đặc sắc sắc nhất của ngôi đền là hàng trăm cột đá với chiều cao nguyên bản 16 m, đường kính rộng hơn 1 m. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, cột đá là những cây hoa mọc lên từ đất. Do đó trên đỉnh những cột đá được chạm khắc hoa văn và chữ tượng hình rất tinh tế. Tường của đền được trang trí bằng các phù điêu miêu tả chiến công của các Pharaoh một cách hết sức sống động. Sau hàng nghìn năm tồn tại, Karnak vẫn được người Ai Cập xem là ngôi đền linh thiêng nhất của đất nước mình. Với các nhà khảo cổ học, đây là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Ai Cập. Vào năm 1979, đền Karnak ở Ai Cập đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nằm ở thành phố cổ Luxor của Ai Cập, Karnak là ngôi đền quan trọng nhất trong quần thể đền đài lăng tẩm của thời kỳ Ai Cập cổ đại.
Nằm phía đông của sông Nile, ngôi đền này được xây dựng từ năm 1580 - 1160 năm TCN.
Theo các nhà nghiên cứu, đền Karnak là nơi người Ai Cập thờ thần mặt trời Amun-Ree và các vị vua Pharaoh trong nhiều thế kỷ.
Ngôi đền đã được xây dựng liên tục bởi khoảng 30 vị Pharaoh nối tiếp nhau. Mỗi Pharaoh đều muốn đặt dấu ấn của mình vào đền Karnak bằng những nét kiến trúc khác nhau.
Ngày nay, đền Karnak đã hư hại khá nhiều theo thời gian, nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc chính từ hơn 3.000 năm trước.
Ấn tượng đầu tiên của ngôi đền là cổng chào với hai hàng sư tử đầu cừu đồ sộ - biểu tượng của thần Amun, vị thần của sự thông thái.
Những kiến trúc đặc sắc sắc nhất của ngôi đền là hàng trăm cột đá với chiều cao nguyên bản 16 m, đường kính rộng hơn 1 m.
Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, cột đá là những cây hoa mọc lên từ đất. Do đó trên đỉnh những cột đá được chạm khắc hoa văn và chữ tượng hình rất tinh tế.
Tường của đền được trang trí bằng các phù điêu miêu tả chiến công của các Pharaoh một cách hết sức sống động.
Sau hàng nghìn năm tồn tại, Karnak vẫn được người Ai Cập xem là ngôi đền linh thiêng nhất của đất nước mình.
Với các nhà khảo cổ học, đây là một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của Ai Cập.
Vào năm 1979, đền Karnak ở Ai Cập đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Theo_Kiến Thức
Tận mục khu mộ đá cổ của người Mường độc nhất VN Khu mộ cổ Đống Thếch còn lưu giữ hàng trăm ngôi mộ với những cột đá xanh được chôn xung quanh, tạo nên cảnh quan giống như một rừng đá. Có từ thế kỷ 17, khu mộ cổ Đống Thếch (xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) là một di sản văn hóa đồ sộ và hết sức quý giá mà người...