Ngắm hoa nở rực rỡ trên sa mạc khô cằn nhất hành tinh
Sa mạc Atacama ở Chile – được biết đến là nơi khô cằn nhất trên thế giới – một lần nữa được phủ kín bởi sắc tím rực rỡ của những bông cẩm quỳ trong những tuần gần đây.
Khung cảnh sa mạc Atacama được bao phủ một phần bởi những bông hoa rực rỡ sắc màu. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), hiện tượng hoa nở rộ hiếm thấy trên sa mạc Atacama đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến Nam bán cầu vào mỗi mùa xuân, tùy thuộc vào lượng mưa nhận được trong mùa đông. Hoa cẩm quỳ màu tím và hoa ananuca màu vàng nằm trong số 200 loài hoa có thể nở trong môi trường khắc nghiệt với lượng mưa trung bình chỉ 0,01 cm mỗi năm.
Những bông hoa màu tím và vàng rực rỡ nở trên sa mạc Atacama. Ảnh: AFP
Nhiều khu vực tại sa mạc Atacama, phía bắc Chile, thậm chí có thể không ghi nhận giọt mưa nào trong nhiều năm. Trước khung cảnh hoa nở rực rỡ năm nay, nhà sinh vật học Andrea Loaiza tại Đại học La Serena cho biết: “Sa mạc Atacama như một phòng thí nghiệm tự nhiên. Nó mang đến cho các nhà khoa học cơ hội nghiên cứu về cách thích ứng của các loài thực vật với khí hậu khắc nghiệt”.
Hiện tượng hoa nở trên sa mạc khô cằn trong trường hợp này được tạo ra bởi một hệ sinh thái phức tạp, trong đó hạt giống hoa có thể nằm im trong đất hàng thập kỷ để chờ đợi đủ lượng mưa cho phép chúng mọc lên.
“Khi có một lượng mưa nhất định, ước tính 15mm3, hàng loạt hạt giống sẽ được kích hoạt và nảy mầm”, ông Loaiza nói.
Video đang HOT
Một người phụ nữ đi bộ trên ’ sa mạc nở hoa’. Ảnh: Reuters
Quang cảnh sa mạc Atacama phủ kín hoa. Ảnh: Reuters
Hiện tượng hoa nở rộ bất thường này được người dân địa phương gọi là “sa mạc nở hoa”. Nhà sinh vật học Loaiza cho biết những lần hoa nở rộ diễn ra không đều đặn, chỉ vài năm một lần. Lần gần nhất được ghi nhận vào năm 2017. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể ngày càng ít dần.
Các chuyên gia cảnh báo hệ sinh thái tại sa mạc Atacama “rất mong manh vì nó đã tới hạn”, đồng thời nói thêm rằng “bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể phá vỡ sự cân bằng đó”.
Nhà sinh vật học Francisco Squeo chỉ những bông hoa Ananuca màu vàng, một loài hoa chỉ có tại sa mạc Atacama. Ảnh: Reuters
Giới chuyên gia khẳng định điều quan trọng là phải nghiên cứu những loài hoa này để hiểu cách chúng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt. Họ cho rằng sự nóng lên toàn cầu có thể biến nhiều vùng đất màu mỡ trên hành tinh thành sa mạc như Atacama.
“Để thích ứng với khủng hoảng khí hậu, chúng ta cần hiểu các quá trình tự nhiên”, nhà di truyền học Andres Zurita cho biết. “Chúng tôi muốn học hỏi từ những loài thực vật này vì chúng thể hiện những cơ chế thích nghi khác nhau.
Nhà sinh vật học Cesar Pizarro cho biết khu vực này có xu hướng nhận lượng mưa ngày càng ít hơn theo thời gian, ngoại trừ các năm 2007 và 2011. “Mặc dù mưa chỉ giới hạn trong một khu vực nhỏ, nhưng vẫn rất ấn tượng khi chứng kiến mưa rơi xuống sa mạc khô cằn nhất hành tinh”, ông nói.
Vụ 27 xác ướp "không phải người" trong sa mạc: Tiết lộ mặt trái đầy đen tối của lịch sử nhân loại
Vẹt không phải loài sống trong sa mạc, vậy tại sao chúng lại ở đó?
Sa mạc lớn nhất thế giới? Hãy gọi tên Sahara. Nhưng nếu phải tìm sa mạc khô cằn nhất, danh hiệu ấy thuộc về sa mạc Atacama của Chile. Chính bởi sự khô cằn này mà bên trong sa mạc Atacama đầy rẫy những bí ẩn, và đôi khi là những sự thật hết sức đen tối.
Được ghi danh vào kỷ lục Guinness là sa mạc khô cằn nhất, Atacama có môi trường vốn không dành cho con người sinh sống. Vậy mà người xưa vẫn có những bộ tộc sống ở đó, và họ phải trao đổi tất cả mọi thứ có thể để tồn tại. Chỉ là với một môi trường như thế, việc tìm ra những món đồ lông vũ sặc sỡ của loài chim là điều không tưởng. Nhưng nó lại tồn tại! Thậm chí còn là một biểu tượng của nền văn hóa Nam Mỹ thời kỳ tiền Columbus.
Jose Capriles - nhà khảo cổ từ ĐH Bang Pennsylvania cùng với mẹ của mình - bà Eliana Flores Bedregal, cũng là một nhà khảo cổ, đã đi tìm bí ẩn đằng sau hàng tá xác ướp vẹt được tìm thấy tại sa mạc Atacama. Tổng cộng, số vẹt này bắt nguồn từ ít nhất 6 loài, có niên đại từ năm 1100 - 1450.
"Những loài chim nhiệt đới từng là biểu tượng kinh tế, xã hội và tín ngưỡng của người bản địa thời kỳ tiền Columbus. Tại núi Andes (Nam Mỹ), những mẫu vải vóc được tạo từ lông vẹt rất được người xưa xem trọng."
Tuy nhiên, những cái xác còn chỉ ra một sự thật khá đen tối, bởi lẽ các loài chim như vậy không thuộc về sa mạc này. Chúng được mang đến đây từ những khu rừng mưa nhiệt đới, và theo Capriles, cuộc sống của chúng chắc chắn không hạnh phúc. Chúng bị nuôi nhốt để lấy lông, và bộ lông ấy bị nhổ trụi ngay sau khi mọc lên.
Đôi khi, những sợi lông ấy được nhổ sẵn rồi chuyển đến Andes qua những chuyến hàng đặc biệt, nhưng cái xác của 27 con vẹt cho thấy một sự thật rằng nhiều con đã được mang tới đây, chỉ để nuôi lấy lông.
Hầu hết các xác ướp trong nghiên cứu được lấy từ khu vực khảo cổ có tên Pica 8 thuộc sa mạc Atacama. Trước kia, người xưa đã chôn số vẹt này cùng với thi thể người chết, với đuôi thường bị cắt bỏ. Đôi khi, chúng được sắp xếp với tư thế hết sức cầu kỳ: mỏ mở ra, lưỡi thè, có lẽ với mục đích mô phỏng khả năng nhại lại âm thanh của con người. Một số có cánh rộng mở, dường như để có thể bay mãi mãi sau khi sang thế giới bên kia.
Tuy nhiên khi xem xét những cái xác này, họ nhận ra rằng lúc còn sống, lũ vẹt có thể đã bị gãy cánh, trong khi chân bị trói khá chặt. Một số khác thì được chăm sóc kỹ hơn: như bấm móng hoặc bấm mỏ.
Có một điều chắc chắn rằng những chú vẹt ấy không thể là loài bản địa của sa mạc này, và quá trình vận chuyển chúng đến đây không dễ. Hành trình từ Amazon tới Atacama thời xưa có thể mất nhiều tháng, dù cũng có khả năng chúng được bắt ở địa điểm gần hơn. Một khi tới đây, lũ vẹt sẽ trở thành những vật nuôi có giá trị, nhưng cũng bị tra tấn rất nhiều vì bộ lông thương hiệu của chúng.
Sa mạc ATAMACA: Nấu chín thức ăn bằng... ánh nắng Sử dụng năng lượng Mặt trời để nấu nướng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, làm chín thức ăn bằng ánh nắng trực tiếp thì có lẽ chỉ có ở Atacama (Chile). Các bếp nắng được xếp ngay ngoài sân nhà dân, nấu ăn hoàn toàn bằng sức nóng từ Mặt trời. Tại đây, chỉ cần một hộp rỗng có nắp thủy tinh,...