Ngầm hóa hệ thống điện TP.HCM
Thông tin tại buổi trao đổi và lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến các dịch vụ về điện tại TP.HCM hôm nay 11.9, đại diện Tổng Công ty Điện lực TP.HCM ( EVN HCMC) cho biết trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, thành phố đã ngầm hóa được 400 km dây điện cao thế, 500 km dây điện hạ thế. Kế hoạch năm tới là phải ngầm hóa được 650 km điện cao thế, 1.150 km điện hạ thế. Đến năm 2020, thành phố sẽ tiến hành ngầm hóa toàn bộ hệ thống dây điện trên địa bàn TP.HCM.
Năm 2017, TP.HCM sẽ ngầm hóa toàn bộ hệ thống dây điện trên địa bàn thành phố – Ảnh: Nguyên Nga
Liên quan đến chất lượng điện áp, EVN HCMC cũng cho biết trong năm nay, số lần cúp điện trên địa bàn thành phố đã giảm từ 25 – 40%, đạt 1.050 phút cúp điện trong năm, giảm hơn 30% so với năm 2014.
Thông tin từ EVN HCMC cho thấy từ năm 2012 – 2014, TP.HCM đã tiết kiệm được 1,44 tỉ kWh điện. Dự kiến năm 2015, thành phố sẽ tiết kiệm được 400 triệu kWh.
Video đang HOT
Báo cáo về tình hình cung cấp điện năm 2015 của EVN HCMC cho thấy trong 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện nhận được là 10,08 tỉ kWh, tăng 7,47% so cùng kỳ; sản lượng điện nhận tối đa thuộc EVN HCMC quản lý đạt 69,9 triệu kWh/ngày, tăng 9,15% so cùng kỳ; công suất đỉnh cao nhất đạt 3.575,4 MW, tăng 8,83% so cùng kỳ.
Nguyên Nga
Theo Thanhnien
Chi phí khấu hao và lãi vay "đè" nhà máy thủy điện của EVN
Theo Bộ Công thương, các nhà máy điện mới đưa vào vận hành có chi phí khấu hao và chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí giá thành trong những năm đầu hoạt động.
Nhà máy thủy điện Sông Tranh.
Năm 2013 khi Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong việc quản lý sử dụng vốn, tài sản của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu kiểm tra, điều chỉnh các khoản chi phí tại các nhà máy thủy điện hoạch toán phụ thuộc EVN (thủy điện Đồng Nai, thủy điện Sông Tranh, thủy điện Đại Ninh, thủy điện Tuyên Quang) có chi phí sản xuất điện cao hơn giá bán lẻ điện bình quân khi xác định đủ yếu tố chi phí. Đồng thời đánh giá hiệu quả khi có quyết định đầu tư các dự án nguồn điện này.
Trong văn bản báo cáo với Thanh tra Chính phủ về trách nhiệm của mình liên quan đến kết luận thanh tra tại EVN mới đây, Bộ Công thương cho biết thực tế giá phát điện bình quân toàn hệ thống được xác định căn cứ vào giá phát điện từ nhiều nguồn điện khác nhau, có đơn giá khác nhau từ cao tới thấp. Đơn giá phát điện của một nhà máy mới có thể cao hơn giá bán lẻ điện bình quân năm 2011 nhưng cũng có thể thấp hơn giá bản lẻ điện bình quân trong tương lai.
"Vì vậy việc so sánh giữa đơn giá thực hiện của một số nhà máy điện có giá cao hơn so với giá bán lẻ điện bình quân (khi tính các chi phí truyền tải, phí phân phối điện và chi phí quản lý ngành) là không phù hợp với thực tế"- Bộ Công thương phản hồi.
Riêng đối với 4 nhà máy thủy điện (Đồng Nai, Sông Tranh, Đại Ninh, Tuyên Quang), nguyên nhân chính dẫn tới chi phí sản xuất điện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc EVN lớn hơn giá bán lẻ điện bình quân năm 2011 chủ yếu do yếu tố về sản lượng thực hiện không đạt sản lượng thiết kế. Việc này xuất phát từ điều kiện thủy văn năm 2010 không thuận lợi đã ảnh hưởng đến tình hình phát điện của các nhà máy thủy điện trong năm 2011. Theo Bộ Công thương, đến cuối năm 2010 mức nước các hồ thủy điện (chủ yếu là các hồ lớn) thấp hơn nhiều so với mức nước dâng bình thường khiến sản lượng thực hiện năm 2011 của một số nhà máy thủy điện, trong đó có 4 nhà máy này, không đạt so với sản lượng thiết kế. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đơn giá thực hiện năm 2011 của 4 nhà máy cao hơn giá bán bình quân năm 2011 được duyệt.
Bộ Công thương khẳng định, nếu sản lượng đạt mức thiết kế hoặc đạt mức như năm 2012, đồng thời có tính đến sản lượng của nhà máy thủy điện Đồng Nai 4 mới đưa vào vận hành đầu năm 2012 (bậc thang dưới của nhà máy thủy điện Đồng Nai 3) thì chỉ có nhà máy thủy điện Sông Tranh (đưa vào vận hành cuối năm 2010 đầu năm 2011) có đơn giá cao hơn giá bán lẻ điện bình quân năm 2011.
Đối với các nhà máy điện mới đưa vào vận hành, do doanh thu và chi phí của các đơn vị này đều hạch toán tập trung tại công ty mẹ nên chi phí thực hiện của các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc những năm đầu thường ở mức cao so với các năm sau đó. "Nguyên nhân là vì những năm đầu chi phí khấu hao và chi phí lãi vay là những hạng mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí giá thành"- Bộ Công thương cho biết.
Bộ Công thương dẫn ra báo cáo tài chính của EVN đã được kiểm toán độc lập thực hiện và tổ công tác liên bộ - ngành kiểm tra, xác nhận cho thấy, riêng tổng chi phí khấu hao và chi phí lãi vay năm 2011 của nhà máy thủy điện Sông Tranh chiếm tới 94,7% tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện, nhà máy thủy điện Đồng Nai năm 2011 chiếm 93,3%.
Thế Kha
Theo Dantri
Dọa lỗ ngàn tỷ, thêm cớ tăng nhanh giá điện Với cú sốc tăng tỷ giá thêm 3%, giá điện bán lẻ tại Việt Nam lại đứng trước áp lực tăng giá trong thời gian. Song, TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, chỉ cần tăng giá điện 1% là vừa đủ. Áp lực tăng giá điện kéo dài Khởi xướng cho việc phân bổ lỗ tỷ giá vào giá điện vừa qua không...