“Ngâm” gần 6 tỷ đồng chưa chi trả cho học sinh nghèo vì… nhầm lẫn
Sự việc chưa chi trả số tiền hỗ trợ cho các học sinh nghèo trên địa bàn huyện được phát hiện sau khi các cử tri của huyện phản ánh. Ngay sau đó, lãnh đạo huyện đã thành lập đoàn thanh tra và phát hiện số tiền chưa chi trả lên đến gần 5,7 tỷ đồng trong năm học 2013 – 2014.
Căn cứ vào Nghị định 49, nay là Nghị định 74 sửa đổi của Chính phủ, năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, từ các em học mẫu giáo đến học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước hoặc đang sinh sống ở các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ một phần chi phí học tập mỗi tháng 70.000 đồng/em. Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Trung ương.
Các em học sinh sinh sống ở vùng biên giới, vùng cao và các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ. Ảnh minh họa: Cảnh Thắng
Tuy nhiên, năm học 2013 – 2014, số tiền trên vẫn chưa được các cấp ngành liên quan của huyện Tương Dương (Nghệ An) chi trả cho các em học sinh, điều này khiến cho các cử tri bức xúc.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) thông tin, sự việc được phát hiện trong kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện vừa qua. Ngay lập tức, UBND huyện Tương Dương đã tổ chức thành lập đoàn để kiểm tra làm rõ vấn đề này.
“Sự việc trên là có thật. Sau khi phát hiện sự việc, chúng tôi đã thành lập đoàn kiểm tra và làm rõ. Hiện số tiền gần 5,7 tỷ đồng chưa chi trả cho học sinh là do nhầm lẫn (?!). Hiện chúng tôi đã nhất trí phương án trích nguồn ngân sách địa phương năm 2017 để chi trả sớm nhất cho các em học sinh”, ông Hải cho biết.
Video đang HOT
Các em học sinh nghèo ở miền núi ngoài giờ học còn phải đi lấy nước về nấu ăn. Ảnh: Cảnh Thắng
“Số tiền trên chúng tôi sẽ sớm chi trả cho các em. Nguyên nhân chỉ là sự nhầm lẫn giữa các phòng ban mà thôi…”, ông Hải nói thêm.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, số tiền gần 5,7 tỷ đồng chưa được chi trả cho các em học sinh chủ yếu nằm trong năm học 2013- 2014.
Theo Danviet
Vụ phê "lý lịch xấu" ở Hà Nội: "Xin lỗi dân và cấp lại ngay, giải thích sau"
Đại diện Đoàn thanh tra công vụ Hà Nội cảm thấy "bất ngờ và rất buồn" khi một tân sinh viên bị xã bút phê "lý lịch xấu" tại một xã của Thủ đô.
Bút phê của cán bộ xã Duyên Hà vào lý lịch của một tân sinh viên
Trong khi sự việc xã bút phê "lý lịch xấu" cho cô cử nhân mới tốt nghiệp ở Hải Dương còn chưa lắng xuống thì ngay tại Thủ đô, một tân sinh viên cũng bị xã bút phê tương tự vì gia đình chưa đóng tiền xây dựng nông thôn mới.
Gia đình chưa đóng tiền, xã phê "lý lịch xấu"
Cụ thể, ngày 8/8, chị Ngô V.A. mang sơ yếu lý lịch đến UBND xã Duyên Hà xin dấu để làm hồ sơ nhập học, tuy nhiên, cán bộ tiếp dân nói do nhà chưa đóng tiền xây dựng nông thôn mới, gồm tiền làm đường 300.000 đồng/khẩu, tiền điện chiếu sáng 130.000 đồng/khẩu... nên phải về bảo bố mẹ đóng đủ có hóa đơn thu của thôn thì xã mới xác nhận.
Sáng ngày 9/8, V. A. tiếp tục lên xin lần nữa thì cán bộ tiếp dân nói gia đình phải đóng tiền xây dựng nông thôn mới thì mới xác nhận cho đàng hoàng, còn không sẽ xác nhận là bản thân chị và gia đình chưa chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cán bộ xã đã bút phê "bản thân và gia đình chưa chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương" sau đó, Chủ tịch UBND xã đã ký, đóng dấu.
Trưa ngày 10/8, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đăng Huấn, Chủ tịch UBND xã Duyên Hà (Thanh Trì) đã xác nhận sự việc, ông Huấn là người trực tiếp ký.
Ông Huấn giải thích, nguyên nhân là do gia đình chị Ngô V.A chưa đóng các khoản tiền xây dựng nông thôn mới cho thôn, bao gồm tiền làm đường 300.000 đồng/khẩu và tiền điện chiếu sáng từ năm 2012 - 2015 là 130.000 đồng/khẩu.
Thôn cũng thống nhất, với các hộ chưa đóng tiền thì sẽ làm danh sách gửi lên UBND xã và đề nghị không giải quyết các thủ tục hành chính. Trường hợp của gia đình cháu Ngô V.A. cũng như vậy. "Không có chuyện xã không tạo điều kiện cho con em đi học mà do gia đình chưa đóng đầy đủ các khoản tiền nên cán bộ xã mới phê vào như vậy", ông Huấn nói.
Ngay sau khi nắm thông tin về sự việc, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì, Sở Tư pháp TP kiểm tra, làm rõ sự việc, chỉ đạo xã Duyên Hà thực hiện xác nhận theo đúng quy định của Chính phủ và công văn hướng dẫn của Bộ Tư pháp về chứng thực, xác nhận sơ yếu lý lịch cho người dân.
"Xin lỗi người dân trước, giải thích sau"
Tối cùng ngày, trao đổi với PV, ông Phạm Thanh Cao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Đoàn thanh tra công vụ TP Hà Nội cho hay, khi nắm được thông tin, ông đã bất ngờ.
"Nhận được thông tin vụ việc và chỉ đạo của TP, tôi thấy thực sự bất ngờ, sau đó thì tôi thấy rất buồn vì việc giải quyết thủ tục hành chính của xã Duyên Hà. Tôi đã đề nghị Phòng tư pháp, tổ kiểm tra công vụ huyện Thanh Trì liên hệ với xã ngay lập tức. Chúng tôi yêu cầu cán bộ xã phải xin lỗi người dân, cấp lại sơ yếu lý lịch ngay. Còn việc cán bộ xã giải trình ra sao là việc sau", ông Cao nhấn mạnh.
Được biết, ông Nguyễn Đăng Huấn, Chủ tịch UBND xã Duyên Hà (Thanh Trì, Hà Nội) đã mời chị Ngô V. A., cùng đại diện gia đình lên trụ sở UBND xã để xin lỗi và xác nhận lại lý lịch ngay trong buổi chiều 10/8.
Ông Phạm Thanh Cao cho biết, dù xã Duyên Hà, Thanh Trì đã khắc phục sai phạm, Sở Tư pháp và Đoàn kiểm tra công vụ vẫn yêu cầu báo cáo đầy đủ chi tiết về sự việc, đề nghị xử lý kỷ luật theo quy định.
Theo danviet
"Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2017: Tuyên dương 60 cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng Ngày 11/7 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ban Thanh niên Quân đội, Tập đoàn Thiên Long tổ chức Họp báo giới thiệu chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2017. Đây là một trong những chương trình hưởng ứng phong trào "Tôi yêu...