Ngẫm game bàn về nghĩa Sư-Đồ
Đạo thầy trò cũng là một trong những mối quan hệ thú vị trong game.
Dân tộc Việt vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đạo thầy trò dù hiện nay đã có nhiều thay đổi nhưng ít nhất trong game, đạo lý này vẫn được bảo toàn và chú trọng .
Tùy nghi chọn lựa môn phái hoặc bái người chơi khác làm sư phụ
Thường khi nhắc tới nghĩa sư đồ, game thủ sẽ nhớ ngay tới tính năng bái sư. Tuy vậy, không phải game nào cũng có tính năng thú vị này mà thường chỉ có trong các game kiếm hiệp. Nếu như ngoài đời thật, sư đồ đi bái sư cần tuyên thệ trước bàn thờ môn phái và các thầy trò đồng môn với nội dung đề cao tinh thần hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với mọi người, kính trọng sư huynh và khi bắt buộc phải hành võ thì dựa trên lòng từ bi. Trong game, các nghi lễ tuy có được đơn giản hóa qua việc trao đổi với trưởng môn nhưng vẫn đảm bảo tính trang trọng khi người chơi phải đạt đủ điều kiện mới được bái sư.
Trong Cửu Âm Chân Kinh, muốn được nhận vào môn phái phải trả lời đúng các câu hỏi của Trưởng môn
Mối quan hệ thầy – trò giữa các người chơi với nhau và giữa người chơi với trưởng môn trong các game kiếm hiệp còn tăng tính cộng đồng nhưng vẫn trong tôn ty trật tự. Nếu trò nhận thầy sẽ được truyền kiến thức và sử dụng kiến thức để cống hiến cho xã hội thì người chơi bái sư sẽ được truyền thụ võ công, luôn cái thiện bản thân và khẳng định vị trí trong giang hồ. Với những game cho phép người chơi nhận đồ đệ thì chính các sư phụ cũng cần trau dồi võ học để khỏi tụt hậu so với đệ tử.
Video đang HOT
Bái sư – thu nhận đồ đệ là 1 tính năng cộng đồng rất ý nghĩa của Hiệp Khách Giang Hồ
Trong quá trình luyện tập, các đệ tử phải chịu sự thưởng phạt rất nghiêm minh. Vi phạm lỗi có thể bị khai trừ vĩnh viễn khỏi môn phái nhưng nếu lĩnh ngộ đủ võ học có thể xin xuất sư. Mối quan hệ sư-đồ cũng yêu cầu sự gắn kết nhất định để đạt hiệu quả lĩnh ngộ. Sư-Đồ cùng đánh quái sẽ đạt nhiều điểm kinh nghiệm hơn, cấp lên nhanh chóng đúng nghĩa với vai trò người thầy hướng dẫn, dìu dắt làm quá trình hoàn thiện bản thân được đi đúng hướng. Điểm thưởng cho sư phụ mỗi khi đệ tử đạt được thành tựu mới được ví như sự báo đáp “ơn thầy”.
Qua lăng kính game, nghĩa sư đồ trở nên thanh khiết hơn giữa bộn bề cuộc sống
Với những game không có tính năng sư-đồ, game thủ cũng có nhiều cách sáng tạo rất riêng để thể hiện sự tri ân với thầy cô thông qua các event mà các NPH tổ chức như chế ảnh, sáng tác truyện, kết hoa, ghép chữ…
Vậy game thủ có thực sự khô khan, vô cảm như nhiều định kiến đã áp đặt?
Không phải cứ đến ngày nhà giáo mới tri ân thầy cô, game thủ luôn có cách riêng để thể hiện sự tôn trọng, game có cách riêng để đưa ra những bài học đạo lý. Theo đà phát triển của xã hội, không ít ví dụ điển hình về sự biến chất trong quan hệ thầy – trò. Dẫu vậy, qua thế giới game, ít nhất game thủ có thể tự hào về mối quan hệ Sư-Đồ tuyệt đối thanh khiết.
Theo VNE
Ngẫm game bàn nghĩa Sư-Đồ
Đạo thầy trò cũng là một trong những mối quan hệ thú vị trong game.
Dân tộc Việt vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đạo thầy trò dù hiện nay đã có nhiều thay đổi nhưng ít nhất trong game, đạo lý này vẫn được bảo toàn và chú trọng .
Tùy nghi chọn lựa môn phái hoặc bái người chơi khác làm sư phụ
Thường khi nhắc tới nghĩa sư đồ, game thủ sẽ nhớ ngay tới tính năng bái sư. Tuy vậy, không phải game nào cũng có tính năng thú vị này mà thường chỉ có trong các game kiếm hiệp. Nếu như ngoài đời thật, sư đồ đi bái sư cần tuyên thệ trước bàn thờ môn phái và các thầy trò đồng môn với nội dung đề cao tinh thần hiếu nghĩa với cha mẹ, thuận hòa với mọi người, kính trọng sư huynh và khi bắt buộc phải hành võ thì dựa trên lòng từ bi. Trong game, các nghi lễ tuy có được đơn giản hóa qua việc trao đổi với trưởng môn nhưng vẫn đảm bảo tính trang trọng khi người chơi phải đạt đủ điều kiện mới được bái sư.
Trong Cửu Âm Chân Kinh, muốn được nhận vào môn phái phải trả lời đúng các câu hỏi của Trưởng môn
Mối quan hệ thầy - trò giữa các người chơi với nhau và giữa người chơi với trưởng môn trong các game kiếm hiệp còn tăng tính cộng đồng nhưng vẫn trong tôn ty trật tự. Nếu trò nhận thầy sẽ được truyền kiến thức và sử dụng kiến thức để cống hiến cho xã hội thì người chơi bái sư sẽ được truyền thụ võ công, luôn cái thiện bản thân và khẳng định vị trí trong giang hồ. Với những game cho phép người chơi nhận đồ đệ thì chính các sư phụ cũng cần trau dồi võ học để khỏi tụt hậu so với đệ tử.
Bái sư - thu nhận đồ đệ là 1 tính năng cộng đồng rất ý nghĩa của Hiệp Khách Giang Hồ
Trong quá trình luyện tập, các đệ tử phải chịu sự thưởng phạt rất nghiêm minh. Vi phạm lỗi có thể bị khai trừ vĩnh viễn khỏi môn phái nhưng nếu lĩnh ngộ đủ võ học có thể xin xuất sư. Mối quan hệ sư-đồ cũng yêu cầu sự gắn kết nhất định để đạt hiệu quả lĩnh ngộ. Sư-Đồ cùng đánh quái sẽ đạt nhiều điểm kinh nghiệm hơn, cấp lên nhanh chóng đúng nghĩa với vai trò người thầy hướng dẫn, dìu dắt làm quá trình hoàn thiện bản thân được đi đúng hướng. Điểm thưởng cho sư phụ mỗi khi đệ tử đạt được thành tựu mới được ví như sự báo đáp "ơn thầy".
Qua lăng kính game, nghĩa sư đồ trở nên thanh khiết hơn giữa bộn bề cuộc sống
Với những game không có tính năng sư-đồ, game thủ cũng có nhiều cách sáng tạo rất riêng để thể hiện sự tri ân với thầy cô thông qua các event mà các NPH tổ chức như chế ảnh, sáng tác truyện, kết hoa, ghép chữ...
Vậy game thủ có thực sự khô khan, vô cảm như nhiều định kiến đã áp đặt?
Không phải cứ đến ngày nhà giáo mới tri ân thầy cô, game thủ luôn có cách riêng để thể hiện sự tôn trọng, game có cách riêng để đưa ra những bài học đạo lý. Theo đà phát triển của xã hội, không ít ví dụ điển hình về sự biến chất trong quan hệ thầy - trò. Dẫu vậy, qua thế giới game, ít nhất game thủ có thể tự hào về mối quan hệ Sư-Đồ tuyệt đối thanh khiết.
Theo VNE