Ngắm ga hàng không hiện đại nhất VN ngày đầu đón khách
Sáng nay 25-12, nhà ga hành khách quốc tế T2 của Sân bay quốc tế Nội Bài, nhà ga hiện đại nhất nước, đã đón những hành khách đầu tiên trên chuyến bay khởi hành đi Singapore.
Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên triển khai hoạt động tại nhà ga T2 với chuyến bay VN661 khởi hành lúc 10 giờ 45 đi Singapore.
Tại nhà ga mới T2, Vietnam Airlines có 48 quầy làm thủ tục cố định tại hai đảo G – H và có thể mở rộng thêm 12 quầy tại đảo E-F khi cần, nâng số quầy làm thủ tục lên gấp đôi so với khả năng cung ứng trước đây ở nhà ga T1.
Khu vực phục vụ các chuyến bay đi và đến của Vietnam Airlines được thiết kế đồng bộ, trang thiết bị hiện đại và hệ thống các biển hiệu nổi bật. Các quầy làm thủ tục của Vietnam Airlines được bố trí cùng khu vực với quầy vé máy bay tạo thuận lợi cho hành khách. Khu vực nhận hành lý của chuyến bay đến và quầy thông tin hành lý thất lạc được bố trí hợp lý tại tầng 1.
Phòng khách hạng thương gia của Vietnam Airlines rộng 750 m2 được thiết kế mang đậm bản sắc dân tộc, dịch vụ đạt tiêu chuẩn liên minh hàng không Skyteam sẽ phục vụ khách hàng thường xuyên và khách hạng thương gia của hãng tại tầng 4. Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại của nhà ga T2, Vietnam Airlines mới có đủ điều kiện để triển khai các chương trình xây dựng chất lượng sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 sao vào năm 2015 với đội máy bay hiện đại như A350 và B787.
Nhà ga T2 được khởi công xây dựng ngày 4-12-2011, có tổng vốn đầu tư gần 900 triệu USD, tương đương hơn 18.000 tỉ đồng. Trong đó khoảng 2/3 là vốn ODA của Nhật Bản. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết nhà ga mới T2 được xây theo hình tuyến tính, gồm 4 tầng (không kể tầng hầm) với tổng diện tích gần 140.000m2. Bao gồm tầng 1 dành cho hành khách quốc tế đến; tầng 2 phục vụ luồng khách đi và đến; tầng 3 dành cho hành khách đi; tầng 4 cho thuê nhượng quyền khai thác và sảnh công cộng. Riêng tầng hầm để vận chuyển hàng vào cách ly và hào kỹ thuật.
Nhà ga mới T2 có tổng cộng 96 quầy check-in và quầy thủ tục hành lý, có năng lực phục vụ 9 chuyến bay một lúc vào giờ cao điểm. Trung bình, có 24 quầy check-in xung quanh mỗi đảo hành lý. Các đảo băng chuyền hành lý đều có hệ thống phân loại tự động.
Tại tất cả các sảnh công cộng, quầy check-in, phòng chờ, cửa ra máy bay, băng trả hành lý… đều có màn hình hiển thị thông tin chuyến bay để hành khách dễ dàng tra cứu. Có tổng cộng 283 màn hình như vậy.
Sảnh đón khách nhà ga T2 có đường đỗ và chuyển hành lý rộng hơn nhà ga T1
Lối vào sảnh đi nhà ga T2Lối vào sảnh đi nhà ga T2
Bảng điện tử hiện thông tin số hiệu chuyến bay được đặt ở vị trí thấp hơn ngay trong sảnh chính giúp hành khách dễ quan sát
Video đang HOT
Các quầy check-in được chia làm các hàng đánh thứ tự theo chữ cái
Nhà ga hiện đại nhất T2 đón những hành khách đầu tiên
Hành khách chuyến bay đầu tiên làm thủ tục check-in
Các hành khách hạng thương gia có khu vực riêng làm thủ tục check-in nhanh chóng
Cửa ra tàu bay được đánh thứ tự theo số
Nhà ga T2 có nhiều cửa ra tàu bay
Hành khách có thể sử dụng đường vận hành tự động để đỡ mỏi chân như ở một số sân bay quốc tế lớn
Cửa kiểm tra an ninh ở nhà ga T2
Phòng chờ hạng C (hạng thương gia) của nhà ga T2 được bố trí trên tầng 2 đang tiếp tục được hoàn thiện
Quầy phục vụ đồ uống và đồ ăn nhanh đã xuất hiện ở các hành lang cửa ra tàu bay trong thời gian vận hành thử
Quầy bán đồ lưu niệm mới chỉ xuất hiện lác đác
Nhà ga T2 có phòng hút thuốc riêng bên trong các cửa chờ ra tàu bay
Hành khách cũng có không gian riêng để truy cập internet
Các bảng hướng dẫn được thiết kế thuận tiện và hiện đại
Tuy vậy một số thiết bị như máy check-in tự động vẫn chưa đi vào hoạt động chính thức
Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên triển khai hoạt động tại nhà ga T2
Theo Tô Hà – Mạnh Duy (Người lao động)
Chậm hủy chuyến bay giảm một tý rồi lại tăng lên
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản chỉ đạo các hãng hàng không phải xây dựng lịch bay đảm bảo tối thiểu có 10% năng lực khai thác dự phòng, để giảm tình trạng chậm, hủy chuyến bay
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc nâng cao chất lượng phục vụ tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, ngày 3.12, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Chỉ thị số 4879/CT-CHK yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải xây dựng lịch bay dự phòng, kế hoạch bay dự phòng và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, VASCO phải xây dựng lịch bay đảm bảo tối thiểu có 10% năng lực khai thác dự phòng để giảm tình trạng chậm, hủy chuyến bay.
Đồng thời, các hãng hàng không cũng phải xây dựng các kế hoạch khai thác ứng phó trong trường hợp xảy ra các chuyến bay bị chậm, hủy.
Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không, trong tháng 11.2014 các hãng hàng không đã thực hiện 14.059 chuyến bay trong đó, tỉ lệ chậm chuyến chiếm 12,5% (tăng 1,8% so với tháng Mười); tỉ lệ hủy chuyến là 0,3% (giảm 0,2% so với tháng trước đó).
Trước đó, để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, Cục Hàng không cho biết đã ban hành văn bản số 3602 ngày 19.9.2014 yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện các nội dung cụ thể, trong đó có nội dung các đơn vị kiểm tra, rà soát việc đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 36 về quy trình phục vụ hành khách, báo cáo và cung cấp quy trình phục vụ hành khách của đơn vị mình về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 1.12.2014.
Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có 2 đơn vị trực thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam là Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng và Công ty Phục vụ mặt đất Hà Nội gửi báo cáo về theo yêu cầu.
Trên cơ sở đó, Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO phải gửi báo cáo và cung cấp quy trình phục vụ hành khách của đơn vị mình trước ngày 15.12.2014.
Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không, trong tháng 11.2014 các hãng hàng không đã thực hiện 14.059 chuyến bay trong đó, tỉ lệ chậm chuyến chiếm 12,5% (tăng 1,8% so với tháng Mười); tỉ lệ hủy chuyến là 0,3% (giảm 0,2% so với tháng trước đó).
Cụ thể, các chuyến bay bị chậm trong tháng 11 là gần 1.764 chuyến với các nguyên nhân như quản lý bay, trang thiết bị và dịch vụ hàng không, do hãng hàng không, yếu tố thời tiết... Đặc biệt, do máy bay về muộn chiếm tỉ lệ hơn 70,5% (1.245 chuyến) trong số các chuyến bay bị chậm trong tháng này.
Dẫn đầu trong tỉ lệ chậm hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam là Jetstar Pacific với gần 27% (378/1.406 chậm chuyến) và 0,7% hủy chuyến. Tiếp ngay sau đó là Vietjet Air với 15,4% (507/3.298 chuyến chậm); 0,2% hủy chuyến. Vietnam Airlines có tỉ lệ 9,7% chuyến chậm (870/8.988 chuyến) và hủy chuyến chiếm 0,3%.
Theo Một Thế Giới
Xóa độc quyền từ chiếc xe thang Chuyện chiếc xe thang ở sân bay Cát Bi đã kết thúc có hậu khi Cục Hàng không Việt Nam có văn bản chỉ đạo Tổng Cty Cảng hàng không Việt Nam phối hợp với Tổng Cty Hàng không Việt Nam thực hiện việc cụ thể như sau: Bổ sung cho Cảng hàng không Cát Bi và Cảng hàng không Vinh mỗi cảng...