Ngấm đòn trừng phạt từ Mỹ, Huawei mất ngôi đầu trên thị trường thiết bị viễn thông
Theo báo cáo của IHS Markit, Ericsson đã vượt mặt Huawei để giành lại ngôi đầu trên thị trường này sau hai năm đứng dưới.
Các báo cáo mới đây cho thấy, hãng Huawei Technologies đã bị hạ bệ khỏi ngôi đầu trong số các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông trong năm 2018, khi lời kêu gọi của chính phủ Mỹ nhằm cấm cửa các sản phẩm của công ty bắt đầu tác động đến thị trường và gây sức ép lên các nhà vận hành mạng 5G.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, hãng Ericsson của Thụy Điển đã lần đầu tiên giành được vương miện này trong vòng 2 năm qua khi thị phần toàn cầu của họ tăng thêm 2,4 điểm lên 29%, trong khi Huawei giảm 1,9 điểm phần trăm xuống còn 26%. Báo cáo cho biết, một số quốc gia ngần ngại mua các thiết bị từ Huawei do cuộc chiến thương mại.
Ericsson kiểm soát quá nửa thị trường Bắc Mỹ với 68% thị phần, trong khi Huawei chỉ có 6%. Tuy nhiên, công ty Trung Quốc có đến 40% thị phần tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, cũng như 30% của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gia tăng thị phần của mình tại các khu vực này lên thêm 2%.
Trong khi đó, báo cáo của IHS Markit cho thấy, Huawei có thể chặn đà sụt giảm này lại bằng cách củng cố doanh số tại các khu vực ít ảnh hưởng bởi lời kêu gọi của chính phủ Mỹ về việc cấm cửa sản phẩm của Huawei.
Hiện Ericsson đang chiếm thị phần lớn nhất về lượng thiết bị 5G dự kiến xuất xưởng với 24% thị phần, tiếp theo sau là Samsung Electronics của Hàn Quốc với 21%, Nokia của Phần Lan với 20% và Huawei đứng thứ 4 với 17% thị phần. Cho dù công ty Trung Quốc đang là người dẫn đầu về số bằng sáng chế liên quan đến 5G, chiến dịch vận động của Mỹ nhằm vào Huawei đã gây ra trở ngại đáng kể cho hoạt động kinh doanh của họ.
Theo Đạo luật ủy quyền Quốc phòng Quốc gia năm tài khóa 2019, chính phủ Mỹ cấm các cơ quan chính phủ sử dụng các thiết bị do 5 công ty Trung Quốc sản xuất, bao gồm cả Huawei. Nước Úc đã ngăn không cho Huawei tham gia mạng 5G của họ, và Nhật Bản về cơ bản đã ngăn chính phủ mua các sản phẩm của Trung Quốc.
Video đang HOT
Gần đây, Liên minh châu Âu đã khuyến khích các thành viên tự đánh giá các mức rủi ro, thay vì ban hành một lệnh cấm toàn diện. Tuy nhiên, Đức lại đang tạo ra bộ tiêu chuẩn an ninh riêng của mình, tương tự với các tiêu chuẩn của Mỹ.
Vào thứ Sáu vừa qua, trong khi Huawei cho biết doanh thu cả năm của họ tăng vọt 19,5% lên mức kỷ lục 107 tỷ USD, nhưng doanh số thiết bị viễn thông doanh nghiệp của họ, như các trạm thu phát sóng, lại giảm 1,3% xuống còn 43,8 tỷ USD.
“Điều này chưa từng xảy ra trong những năm gần đây.” Một quan chức Huawei cho biết về việc sụt giảm doanh thu của mảng thiết bị viễn thông.
Phát biểu tại trụ sở chính của công ty ở Thâm Quyến, chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Guo Ping cho rằng nguyên nhân nằm ở sự sụt giảm trong chu kỳ đầu tư viễn thông toàn cầu, bổ sung thêm rằng các nhà mạng không gia tăng đáng kể chi tiêu cho việc chuyển sang 5G. Ông không đề cập đến tác động từ chính sách của Mỹ đối với công ty.
Thị trường cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu đã giảm 18% xuống còn 30,5 tỷ USD, với nguyên nhân chính là do quá trình chuyển đổi từ 4G sang 5G của các nhà mạng trên thế giới.
Tham khảo Nikkei Asian
Nikkei: Việt Nam chọn con đường riêng để phát triển mạng 5G
Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G từ đầu năm 2020, như vậy hai nước này sẽ có dịch vụ 5G chỉ sau các nước giàu từ 1 đến 2 năm.
Các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng đẩy nhanh việc triển khai mạng 5G, quyết không để tụt lại so với các nước phát triển bởi công nghệ cực kỳ quan trọng với những tiến bộ công nghệ kiểu như xe tự lái và dịch vụ y tế số.
Theo báo Nikkei, Thái Lan và Việt Nam có kế hoạch sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ 5G từ đầu năm 2020, như vậy hai nước này sẽ có dịch vụ 5G chỉ sau các nước giàu từ 1 đến 2 năm. Ngược lại với dịch vụ 4G trước đó, họ cung cấp dịch vụ 4G muộn tận 5 năm so với các nước giàu phương Tây.
Ảnh: Nikkei
Chi phí xây dựng mạng 5G cao gây ra nhiều sức ép lên các công ty viễn thông, những công ty này giờ vẫn đang chật vật với số tiền đầu tư quá cao vào mạng 4G. Tâm lý lo ngại về chi phí sẽ được thể hiện rõ trong việc liệu họ có quyết định loại thiết bị giá rẻ của Huawei Technologies theo yêu cầu từ phía Mỹ hay không.
Tại Thái Lan, chính phủ Thái lan đang cân nhắc việc khuyến khích các công ty hiện vẫn đang chật vật với khoản đầu tư vào mạng 4G đấu thầu mạng 5G. Thái Lan cung cấp khoản hỗ trợ tài chính với lãi suất thấp.
Thái Lan đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu châu Á, thế nhưng Thái Lan vẫn mắc kẹt trong ngưỡng để trở thành nền kinh tế phát triển. Để kích thích kinh tế tăng trưởng, chính phủ Thái Lan đã đưa ra sáng kiến 4.0 để khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghệ cao sử dụng hạ tầng 5G. Với tốc độ cao hơn 100 lần so với 4G, công nghệ sẽ vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công của chiến lược này.
Bộ trưởng Kinh tế số và Xã hội Thái Lan, ông Pichet Durongkaveroj, tuyên bố: "Chúng tôi muốn tạo ra những ngành có thể giữ vai trò then chốt trong tương lai không xa".
Tại tỉnh Chonburi Đông Nam Bangkok, chính phủ Thái Lan đã thử nghiệm mạng 5G bên trong hành lang kinh tế phía Đông với hy vọng khuyến khích cho sự phát triển trong nhiều ngành ví như ô tô tự lái hoặc robot điều khiển từ xa.
Những thành viên bao gồm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Thái Lan Advanced Info Service và công ty True Corp, ngoài ra phải kể đến nhiều đối thủ ngoại như Huawei và Ericsson của Thụy Điển.
Singapore - nước dẫn đầu khu vực về mạng 5G vào ngày thứ Bảy cho biết rằng Singapore Telecommunications - tập đoàn viễn thông hàng đầu Singapore đã hợp tác với Ericsson để thử nghiệm mạng 5G. Singtel đồng thời hợp tác với Garuda Robotics để phát triển sản xuất các thiết bị bay không người lái phục vụ cho mục đích an ninh và vận chuyển hàng hóa. Singtel đồng thời cũng thử nghiệm dịch vụ điện toán dùng trong trò chơi trực tuyến.
Hiện tại đang có một cuộc chiến giữa các công ty viễn thông trong cung cấp hạ tầng mạng 5G. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn hạn chế bớt các đối thủ Trung Quốc, trong đó có Huawei.
Các thiết bị hệ thống của Trung Quốc được cho là rẻ hơn từ 20% đến 30% so với sản phẩm của các đối thủ Ericsson hay Nokia, nhiều công ty Đông Nam Á sử dụng sản phẩm Trung Quốc để phát triển mạng 4G. Cho đến nay, chưa nước nào trong khu vực tuyên bố họ sẽ cấm sản phẩm của Trung Quốc.
Dù phần lớn các nước Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ đi theo hướng đó, Việt Nam lại có hướng đi riêng của mình. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel có kế hoạch thử nghiệm mạng 5G trong năm nay và sẽ phát triển hệ thống riêng.
Trung Quốc tuy là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn duy trì quan hệ hợp tác với Washington. Mỹ đang cố gắng cấm Huawei với quan điểm bảo vệ an ninh quốc gia. Người ta đang chờ xem Việt Nam sẽ xây dựng mạng 5G của mình như thế nào.
Theo bizlive
Doanh nghiệp châu Âu 'tiến thoái lưỡng nan' với mạng 5G của Huawei Trong bối cảnh 'người khổng lồ' viễn thông Trung Quốc Huawei đang vướng vào những cáo buộc và bê bối, các công ty viễn thông châu Âu lại đối mặt với một câu hỏi hóc búa. Họ có nên dẫn trước các đối thủ cạnh tranh và nhanh chóng triển khai mạng di động 5G bằng các thiết bị mua của nhà cung...