Ngắm dinh thự 1.000 phòng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ
Dinh thự tổng thống cực kỳ xa hoa của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gặp phải nhiều ý kiến chỉ trích.
Dinh thự của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan lớn gấp 30 lần so với Nhà Trắng, gấp 4 lần so với lâu đài Versailles và tiêu tốn 615 triệu đô ngân sách của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính vì sự xa hoa lãng phí này, ông Erdogan đã bị chỉ trích nặng nề.
Tòa dinh thự trị giá 625 triệu đô của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo tờ Bloomberg, tòa dinh thự trị giá khoảng 315 triệu đô kèm với một máy bay phản lực Airbus trị giá 185 triệu đô. Tất cả đều được thiết kế theo sở thích của Tổng thống Erdogan.
Tòa dinh thự cực kỳ lộng lẫy và xa hoa này có tên gọi là White Palace.
Tòa dinh thự có tên gọi là White Palace. Việc xây dựng nó đã khiến Tổng thống Erdogan bị cáo buộc tham nhũng tiền thuế nhiều năm nay.
Hành lang được trồng cây hai bên.
Video đang HOT
Nhà kinh tế học Atilla Yesilada chia sẻ trên tờ Bloomberg rằng tòa dinh thự là dấu hiệu của việc ngài Tổng thống “gia tăng ý thức vượt quá luật pháp”.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chụp ảnh trước tòa dinh thự xây dựng theo sở thích của ông và phớt lờ lệnh cấm của Tòa án.
“Bất kỳ ai chỉ trích Erdogan và giới cầm quyền đều bị cho là phản quốc”, ông Atilla chia sẻ thêm.
Theo bàTezcan Karakus Candan, người đứng đầu Hiệp hội Kiến trúc sư Ankara, tòa dinh thự có 1.000 phòng, hàng ngàn nhân viên phục vụ, khảm đá granite xanh lá cây còn phòng tắm được lát lụa. Bà Candan là người phản đối việc xây dựng tòa dinh thự từ năm 2007.
Tòa dinh thực có 1.000 phòng, hàng ngàn nhân viên phục vụ, khảm đá granite xanh lá cây còn phòng tắm được lát lụa.
Ông Umut Oran thuộc đảng Nhân dân cộng hòa đối lập với đảng của Tổng thống Erdogan trước khi nhạo báng sự xa hoa quá mức của tòa dinh thự đã đặt câu hỏi số tiền khủng lấy từ ngân sách trên có thể làm được gì.
Hành lang bên trong rộng mênh mông.
Theo hãng tin BBC, các nhà môi trường học của Thổ Nhĩ Kỳ rất không đồng tình với việc xây dựng tòa biệt thự bởi nó nằm trên khu vực thiên nhiên cần được bảo tồn.
Tòa dinh thự được xây dựng trên khu vực cần được bảo tồn.
Tuy nhiên, ông Erdogan phớt lờ mọi ý kiến chỉ trích và thậm chí cả lệnh yêu cầu ngừng việc xây dựng và mở rộng tòa dinh thự rộng 3.1 triệu mét vuông của tòa án nước này. Trong một cuộc họp hồi tháng 3, ông tuyên bố “không ai có thể ngăn cản việc xây dựng tòa dinh thự. Nếu họ có đủ quyền, thì cứ việc đến và đập nó đi”.
Theo Chi Mai (Tổng hợp) (Khám phá)
Afghanistan có tân Tổng thống sau thỏa thuận chia sẻ quyền lực
Ngày 21/9, ông Ashraf Ghani, cựu Bộ trưởng tài chính của Afghanistan đã chính thức trở thành Tổng thống mới của nước này, sau khi đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực với đối thủ chính trị Abdullah Abdullah, khép lại những tranh cãi kéo dài sau bầu cử.
Hai ứng viên Abdullah Abdullah (trái) và Ashraf Ghani Ahmadzai trong lễ ký thỏa thuận chính phủ đoàn kết
Thỏa thuận về một "chính phủ thống nhất" đã giúp dọn đường cho một thỏa thuận an ninh song phương có tính quyết định đối với sự hiện diện của binh sỹ Mỹ tại Afghanistan sau năm 2014. Washington hiện đang tỏ ra lạc quan rằng thỏa thuận sẽ sớm được ký.
Trước đó, những cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử ngày 14/6 đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng chính trị, khi cả hai ứng viên đều tuyên bố chiến thắng, khiến Afghanistan rơi vào tình trạng tê liệt, vào đúng thời điểm quan trọng khi các binh sỹ quốc tế do Mỹ lãnh đạo đang rút dần khỏi cuộc chiến chống lại Taliban.
Khi thỏa thuận về "chính phủ thống nhất" được ký ông Ghani và ông Abdullah đã có động thái ăn mừng trong một buổi lễ ngắn gọn trong vòng 10 phút tại dinh Tổng thống.
Ông Abdullah sẽ trở thành "nhà điều hành", một vị trí tương tự như thủ tướng - tạo ra một sự cân bằng quyền lực khó khăn trong bối cảnh Afghanistan bước vào kỷ nguyên mới.
Trong buổi lễ tại dinh Tổng thống, cả hai ứng viên đều không phát biểu, và hiện vẫn chưa rõ khi nào họ sẽ phát biểu trước cả nước, hoặc khi nào thỏa thuận về chính phủ đoàn kết sẽ chính thức được công bố.
"Ủy ban bầu cử độc lập tuyên bố tiến sỹ Ashraf Ghani là Tổng thống, và do đó tuyên bố chấm dứt tiến trình bầu cử", chủ tịch ủy ban bầu cử Ahmad Yousaf Nuristani phát biểu với các phóng viên.
"Trong tiến trình bầu cử, cả hai bên đều có những gian lận. Điều đó khiến mọi người quan ngại".
Trong một động thái có khả năng làm dấy lên những nghi ngờ về tính minh bạch, ông Nuristani không công bố con số cụ thể về mức độ cách biệt về số phiếu hai ứng viên đã nhận được, cũng như con số về lượng người đi bỏ phiếu hay số phiếu gian lận bị phát hiện trong đợt kiểm toán kết quả được Liên Hợp Quốc giám sát tới từng lá phiếu.
Theo hiến pháp, Tổng thống sẽ là người nắm hầu như mọi quyền lực, và chính phủ mới sẽ đối diện với thử thách lớn trong bối cảnh tình hình an ninh và kinh tế đang ngày một xấu đi.
Theo hãng tin AFP, nội dung bản thỏa thuận chính phủ đoàn kết quy định "nhà điều hành" có thể chính thức trở thành thủ tướng trong vòng 2 năm - một thay đổi lớn so với phong cách lãnh đạo với quyền lực tập trung vào Tổng thống như Tổng thống đương nhiệm Hamid Karzai đã thực hiện từ năm 2001.
Việc chia sẻ các vị trí trong chính phủ mới cũng có khả năng tạo ra những mâu thuẫn, sau thời gian dài ông Karrzai nắm quyền và tạo dựng được mạng lưới những người ủng hộ khắp cả nước.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Nổ bom liên tiếp tại dinh tổng thống Ai Cập, 5 người thương vong Vụ nổ bom thứ ba tại Dinh Tổng thống Ai Cập, ở phía Đông Cairo, đã sát hại thêm một cảnh sát, một thời gian ngắn sau khi hai quả bom phát nổ trước đó trong sáng 30/6. Vụ nổ thứ nhất làm một sỹ quan cảnh sát thiệt mạng và ba người khác bị thương. Trung tá Mohamed Lotfi đã bị sát...