Ngậm đinh đóng ván giường rồi nuốt luôn, người đàn ông suýt chết vì đinh rớt vào phổi
Một chiếc đinh dài khi vào bụng không đi từ dạ dày xuống ruột mà rớt thẳng vào phổi khiến nạn nhân suýt chết.
Đó là trường hợp của ông L.P.H (60 tuổi, quê Khánh Hòa). Theo lời kể của bệnh nhân, thời điểm xảy ra sự việc, ông H. đang cố định ván giường và ngậm đinh trên miệng để đóng.
Bất ngờ, ông nuốt phải chiếc đinh vào miệng. Sau khi nuốt bệnh nhân không có dấu hiệu sặc nhưng vẫn đi kiểm tra.
Ảnh chụp X-quang khiến các bác sĩ lầm tưởng dị vật vào đường tiêu hóa.
Nhưng sự thật dị vật đã rơi vào phổi.
Tại bệnh viện tuyến tỉnh, khi chụp X-quang, các bác sĩ nghi dị vật đã đi từ dạ dày xuống ruột. Tuy nhiên khi chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), qua hình ảnh CT-scan kíp trực lại phát hiện chiếc đinh đã vào phổi.
Đầu chiếc đinh được ví như đầu “rắn hổ mang”.
Bác sĩ Phạm Thị Vân Thanh, khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết qua hình ảnh nội soi, chiếc đinh lồi ra như đầu con rắn hổ mang. Ban đầu các bác sĩ sử dụng kềm để gắp dị vật ra nhưng thất bại.
Sau đó, các bác sĩ điều trị phải dùng dụng cụ snare lựa dị vật nằm trên trục dọc để không gây tổn thương các vị trí khác trên thành thực quản.
Video đang HOT
Chiếc đinh được lấy ra có cạnh sắc nhọn và chiều dài gần 3cm. Sau khi dị vật được lấy ra, sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định.
Dị vật sau khi lấy ra.
Trước đó trong lúc đùa giỡn với bạn, em M.N.T. (16 tuổi, quê Ninh Thuận) dùng kim may công nghiệp đâm nhiều lỗ trên chai nước để tạo lỗ phun.
Do vô tình, cây kim lọt vào trong chai nước đồng thời trong quá trình bóp cây kim theo lực bắn thẳng vào miệng bệnh nhân.
Bệnh nhân nhanh chóng được chủ xưởng may chuyển cấp cứu và nhập viện tại khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM).
Tại Đơn vị Nội soi, T. được tiến hành dò tìm và gắp dị vật bằng phương pháp nội soi. Qua hình ảnh nội soi có phát hiện một dị vật tròn nhỏ, khá dài cắm vào thành thực quản, nằm lẫn trong thức ăn.
Sau 20 phút nỗ lực, dị vật được gắp ra thành công. Dị vật được xác định là một cây kim may công nghiệp có chiều dài 2.5 cm, có đầu nhọn.
Chiếc đinh có chiều dài gần 3 cm.
Các bác sĩ khuyên người dân không nên dùng những dụng cụ như kim khâu, kim băng, ghim bấm, miếng thủy tinh…, để đùa giỡn. Đây là hành động hết sức nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Dị vật khi nằm trong phổi lâu năm có thể gây biến chứng viêm phổi tái phát nhiều lần hoặc xẹp phổi.
Hoàng Lê
Theo
Chùa Tam Chúc nhộn nhịp trước ngày khai hội
Ngày 16/2 (tức ngày 12 Âm lịch) tới, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức lễ khai hội chùa Tam Chúc tại chùa tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam. Dù chưa hoàn thiện nhưng những ngày gần đây, hàng nghìn du khách vẫn đổ về chùa Tam Chúc vãn cảnh, cầu may.
Quần thể chùa Tam Chúc. Ảnh: M.Đ
Chùa Tam Chúc thuộc quần thể Khu du lịch Tam Chúc thuộc Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km.
Khu du lịch Tam Chúc được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013 và khi mở cửa tham quan sẽ là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, đồng thời có sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi cùng vẻ hùng vĩ của non nước bao la.
Công nhân nhộn nhịp thi công trước ngày khai hội. Ảnh: M.Đ
Trong năm 2019 khi Việt Nam lần thứ 3 đăng cai Đại lễ Vesak năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới), Chùa Tam Chúc sẽ là nơi tổ chức các sự kiện Đại lễ Vesak từ ngày 12 - 14/5/2019 với chủ đề chính là "Phật giáo hướng đến sự lãnh đạo toàn cầu và cùng chia sẻ trách nhiệm vì xã hội bền vững". Theo tiến độ thi công khi đó Chùa sẽ được khánh thành giai đoạn I.
Dù chưa hoàn thiện song du khách vẫn nườm nượp đổ về chùa Tam Chúc để vãn cảnh cầu an. Ảnh: M.Đ
Quần thể chùa Tam Chúc tại Ba Sao, Kim Bảng (Hà Nam) toạ lạc trên diện tích 5.100ha, với nhiều báu vật nổi tiếng như 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa, 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn...
Chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.
Du khách thập phương trầm trồ trước ngôi chùa "khủng". Ảnh: M.Đ
Chùa Tam Chúc cũng thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo có thiết kế công phu. Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m, giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.
Vẻ đẹp quần thể chùa Tam Chúc hút hồn du khách. Ảnh: M.Đ
Chùa Tam Chúc còn đang trồng cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam. Cây bồ đề này được chiết ra từ "Cây Bồ ề Vĩ ại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi), ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.
Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la.
Hàng nghìn du khách khám phá các tiểu cảnh của ngôi chùa.
Đại lễ Vesak 2019 dự kiến sẽ đón 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo cũng như các Phật tử thuộc nhiều truyền thống Phật giáo đến từ khoảng 90-100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. 10.000 phật tử, người dân Việt Nam cũng sẽ tham gia Đại lễ.
Khi hoàn thiện quần thể chùa Tam Chúc được các chuyên gia đánh giá là lớn nhất thế giới. Ảnh: M.Đ
Hiện đã hình thành con đường tâm linh từ Bái Đính - Tam Chúc và chùa Hương. Điều đáng nói, những ngày trời quang mây tạnh, du khách đứng ở khu vực Bảo Tháp quan sát được cảnh chùa Hương. Giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương được kết nối bởi con đường dài 5km rộng 20m.
Theo tienphong.vn
Từ vựng chỉ kẹp tóc, kim băng trong tiếng Anh Kẹp tóc được gọi là "hair clip", kim băng là "safety pin". Bạn có biết từ gì dùng để chỉ băng đô hay ví cầm tay của phụ nữ? Theo 7 ESL