Ngắm dàn Rolls-Royce Silver Ghost cổ tái hiện chuyến đi lịch sử 110 năm trước
Để tri ân những nhà chế tạo ra Silver Ghost, câu lạc bộ Ô tô Hoàng gia Anh đã tái hiện lại chuyến đi lịch sử London- Edinburgh sau 110 năm.
Năm 1911, Rolls-Royce Silver Ghost 1701 đã lập kỷ lục tốc độ khi chạy trên cung đường dài 1.286 km giữa hai thủ đô của Anh và Scotland với tốc độ trung bình 31,5 km/h.
Mặc dù, bây giờ đó không phải là tốc độ cao nhưng xét về địa hình những con đường cách đây 110 năm thì quả là một kỳ tích.
Rolls-RoyceSilver Ghost1701, ‘ Xe tốc độ thử nghiệm’ năm 1911 (Ảnh: Carscoops)
Andrew Ball, Trưởng bộ phận Quan hệ Doanh nghiệp của Rolls-Royce cho biết: “Silver Ghost được cho là mẫu Rolls-Royce nổi tiếng nhất mọi thời đại. Nhờ thành công trong những thử nghiệm ban đầu về tốc độ, độ tin cậy và độ bền mà nó đã mang lại cho Rolls-Royce danh tiếng là chiếc xe tốt nhất thế giới.”
Dẫn đầu đoàn xe là chiếc Silver Ghost 2021 màu xám Tempest Grey cùng chiếc Silver Ghost 1701 mang biển số 1075 và 9 chiếc xe Silver Ghost cổ khác.
Silver Ghost 2021 dẫn đầu đoàn xe cổ. (Ảnh: Carscoops)
Họ xuất phát từ Câu lạc bộ ô tô Hoàng gia Anh ở phố Pall Mall, đi dọc theo đường Great North, được cho là gần nhất với tuyến đường ban đầu, sau đó dừng chân tại trụ sở Rolls-Royce ở Edinburg, Scotland.
Những chiếc xe siêu sang được khóa ở số cao nhất trong suốt chuyến đi giống như cách đây 110 năm. Mặc dù Rolls-Royce không tiết lộ chi tiết nhưng với lộ trình kéo dài 2 ngày thì chắc chắn tốc độ trung bình sẽ cao hơn nhiều so với chuyến thử nghiệm năm xưa.
Một số hình ảnh của chuyến đi:
Video đang HOT
Ngắm dàn Rolls-Royce Silver Ghost cổ
Rolls-Royce Silver Ghost
Rolls-Royce Silver Ghost
Khám phá nghệ thuật tạo hình khung vỏ Coach-build hơn 100 năm của Rolls-Royce
Những chiếc xe siêu sang Rolls-Royce luôn được chế tạo thủ công một cách tỉ mỉ và tinh tế bởi các thợ chế tác hàng đầu. Nghệ thuật tạo hình khung vỏ đề cao cá nhân hoá Coach-build chính là linh hồn trong mỗi sản phẩm của Rolls-Royce.
Sự thăng trầm của Coach-build - nghệ thuật đề cao mỗi cá nhân
Từ "Coach-builder" trong tiếng Anh được hiểu là nghệ nhân chuyên chế tác khung vỏ cho các loại xe, tương truyền bắt nguồn từ nhu cầu của tầng lớp quý tộc khi tham gia vũ hội hóa trang hay dạ tiệc.
Bên cạnh vẻ ngoài lộng lẫy, họ muốn xuất hiện trong những cỗ xe ngựa khác biệt và độc đáo. Và thế là một nhóm những người thợ thủ công chế tác cỗ xe "Coach-builder" cũng như khái niệm "Coach-build" được khai sinh.
Về sau, khi ô tô ra đời thì khái niệm Coach-build chỉ việc khung và vỏ của chiếc xe được chế tác thủ công, hướng tới cá nhân hoá chiếc xe.
Nghệ thuật tạo hình khung vỏ Coach-build đã ra đời từ hơn 100 năm trước.
Hầu hết các cỗ xe siêu sang bán trong thời kì vàng son của ngành ô tô trước Chiến tranh Thế giới thứ II đều là không có vỏ, các chủ nhân sau đó sẽ thuê các nghệ nhân độc lập thiết kế và thực hiện phần vỏ theo ý mình. Thế nên, về cơ bản là hiếm có hai chiếc xe nào giống nhau một cách tuyệt đối.
Thế nhưng, nghệ thuật Coach-build cũng gặp phải không ít thăng trầm và có những lúc đã thất truyền. Lý do chủ yếu đến từ chi phí quá cao của công việc này.
Việc chế tạo khuôn và máy ép cho phần khung một chiếc xe hơi rất đắt đỏ, ví dụ khuôn đúc cho một chiếc cánh cửa có thể lên đến 40,000 đô la, khiến các nhà sản xuất phải tìm cách giảm giá bằng cách sản xuất hàng loạt hoặc chọn vật liệu có giá thành khuôn đúc thấp hơn.
Coach-build cũng gặp nhiều thăng trầm trong giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Sự ra đời của kiến trúc Unibody - tức khung xương sàn xe và vỏ xe được đúc sẵn thành một khối đã làm cho giá thành sản xuất khung xe giảm hơn nữa. Tất nhiên, sản xuất hàng loạt đồng nghĩa với độ sáng tạo càng bị thu hẹp.
Nhiều nghệ nhân Coach-Build đã thất nghiệp và thất truyền, nhiều xưởng phải đóng hoặc chuyển sang thành một bộ phận gia công nhỏ trong các nhà máy.
Thế nhưng, ngay ở giai đoạn nở rộ của sản xuất hàng loạt, các mẫu xe độc bản nổi tiếng thế giới vẫn được sinh và đi vào lịch sử. Và hãng xe siêu sang Rolls-Royce nằm trong số ít hãng xe tại châu Âu duy trì được triết lý dựa trên Coach-build này.
Nghệ thuật Coach-Build của Rolls-Royce sinh ra trong giai đoạn đầu những năm 1900 và đạt đỉnh cao với danh hiệu "Chiếc xe hơi tốt nhất thế giới" cùng Silver Ghost năm 1915. Từ đó đến nay, Rolls-Royce luôn trung thành với triết lý tôn vinh sự độc đáo và sáng tạo này trên hầu hết các mẫu xe của mình.
Những chiếc Rolls-Royce Coach-build kinh điển trong lịch sử
Ngày nay, cụm từ Coach-Build còn gợi nhớ đến một thời hoàng kim của sự sáng tạo. Ví dụ như chiếc Mors Landau Tour Coach-Build của gia tộc Rothschild uỷ quyền sản xuất năm 1904, đến nay vẫn được ca ngợi.
Hay chiếc Coach-build Argyll 1913 có mui nhỏ và khoang khách lớn, đi cùng hệ thống phanh 4 bánh, đây là công nghệ tiên phong thời đó. Một vị Vua Ấn Độ giai đoạn này còn đặt hàng sản xuất một đôi xe hình thiên nga tên là Brooke Swan, khó có thể nhầm lẫn vào đâu được.
Đôi xe hình thiên nga tên là Brooke Swan của một vị vua Ấn Độ.
Trong giai đoạn mà Rolls-Royce Silver Ghost gây ấn tượng với hành trình Alpine và chinh phục danh hiệu "Chiếc xe hơi tốt nhất thế giới" vào năm 1915, nhiều tác phẩm Coach-build khác đã được thực hiện cùng Baker & Co hay Million-Guiet. Ngày nay những tác phẩm này vẫn được săn tìm và sưu tập, với giá trị đấu giá hàng triệu bảng Anh sau cả trăm năm sử dụng.
Mẫu Rolls-Royce Silver Ghost từng đạt danh hiệu "Chiếc xe tốt nhất thế giới"
Khi mẫu Phantom ra đời năm 1925, thiết kế này tiếp tục trở thành đất diễn cho các nhà Coach-builder lẫy lừng thời đó. Vì Phantom vốn là dòng xe của các yếu nhân, hợp với các chuyến công du, giao tế, nghi thức, việc cá nhân hoá để tạo bản sắc riêng là vô cùng quan trọng.
"The Star of India - Phantom II" được xem là đỉnh cao của nghệ thuật chế tác khung vỏ.
Một trong những kiệt tác nổi tiếng nhất trong lịch sử là phiên bản "The Star of India - Phantom II" đặt hàng bởi Maharaja của Rajkot ở Ấn Độ năm 1934. Chiếc xe được chế tác bởi Coach-builder Anh Quốc Thrupp & Maberly với màu sơn nghệ tây/thổ hoàng phục vụ cho thói quen đi săn ở vùng hoang dã của vị yếu nhân này.
Rolls-Royce đã lần lượt sở hữu nhiều xưởng Coach-build trứ danh như Park Ward vào năm 1939 và HJ Mulliner vào năm 1959. Các phiên bản Coach-build của giai đoạn thập niên 60 như bộ sưu tập Rolls-Royce Silver Cloud và Rolls Royce Phantom V & VI vẫn được điểm mặt chỉ tên và sưu tầm cho tới ngày nay.
Ngày nay, tất cả những chiếc Rolls-Royce rời Goodwood đều được đặt riêng bởi các nhà bán lẻ, cho một quốc gia nào đó, dựa vào thói quen sử dụng, địa điểm sống của các chủ nhân nơi chiếc xe sẽ đến.
Ở thời điểm hiện tại, Rolls-Royce vẫn tách mình khỏi số đông làng xe và kiên trì theo đuổi con đường độc đạo, biến cá nhân là trung tâm và tạo ra những tác phẩm có ý nghĩa lịch sử trong tương lai.
Có lẽ, giá trị mà một tác phẩm Coach-build đem lại không chỉ ở giá bán, mà đáng quý nhất là những trải nghiệm cảm xúc tinh thần có một không hai cho chủ nhân của nó.
Trên Rolls-Royce Boat tail, chỉ cần nhấn nút, phần mui từ từ hé mở với "hiệu ứng cánh bướm", để lộ buồng tiếp khách - Hosting suite mời gọi với một cây dù lạ mắt, thiết kế chưa từng thấy trong thế giới ô tô.
Tác phẩm Coach-Build đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc sống của khách hàng, trở thành di sản của văn hoá gia đình, đồng thời cũng là nhân chứng lịch sử định nghĩa cả một thời đại, chứ không còn gói ghém ở hình thức một phương tiện di chuyển đơn thuần.
Ghost Từ chiếc Rolls Royce đầu tiên tới biểu tượng của sự thuần khiết Rolls Royce New Ghost 2020 hậu duệ của Silver Ghost vừa ra mắt, được ví như ngôn ngữ thiết kế hướng tới sự thuần khiết. Cách đây 115 năm, nhà quý tộc Charles Rolls và bậc kĩ sư thiên tài Henry Royce đã cùng khai sinh một biểu tượng vĩ đại. Chiếc xe đầu tiên trình làng là Rolls-Royce 10HP tại Paris năm...