Ngắm Đà Nẵng đêm phong tỏa qua ‘mắt thần’ toàn TP
Nhìn từ trên cao qua những góc quay rộng của hệ thống camera này, mọi người vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của thành phố, và cả sự tĩnh lặng đêm giãn cách ở phố biển này.
Những cây cầu nổi tiếng Đà Nẵng hiện lên lung linh trong đêm giãn cách toàn thành phố, vẫn khiến sông Hàn đẹp mê hoặc lòng người. (ảnh từ camera Phát triển Đà Nẵng)
Đêm 16/8, đêm đầu tiên trong 7 ngày Đà Nẵng yêu cầu người dân không được ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở yên đấy”. Qua hệ thống mắt thần của Hội phát triển Đà Nẵng, người dân có thể thấy được một Đà Nẵng đẹp yên bình trong đêm giãn cách.
Ngã tư đường 2/9 – Nguyễn Sơn Trà đêm mưa 16/8.
Được biết, một nhóm bạn trẻ tại Đà Nẵng đã xây dựng hệ thống camera công cộng ở các địa điểm nổi tiếng, quay và phát trực tiếp những hình ảnh Đà Nẵng sống động trên trang http://camera.0511.vn.
Ngã ba Phan Thành Tài – đường 29/ ở bờ tây sông Hàn.
Không chỉ ở Đà Nẵng, hay tại Việt Nam, mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới, chỉ cần nối mạng là mọi người có thể chiêm ngưỡng những phong cảnh, điểm nhấn kiến trúc đẹp của Đà Nẵng như cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu vượt Ngã Ba Huế… đang chuyển động từng phút, từng giờ.
Video đang HOT
Một góc đường Quang Trung vắng tanh trong đêm 16/8.
Khu vực trước cổng trường THCS Nguyễn Huệ (đường Quang Trung), Q. Hải Châu.
Hệ thống camera 0511.vn là một hệ thống phức tạp, bao gồm các hệ thống CCTV (Closet Circuit Television- camera giám sát cỡ lớn) hiện có trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Hệ thống “Mắt thần” này cùng với hệ thống camera công an thành phố, hệ thống camera xã hội hóa, camera của ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, hệ thống camera giao thông đã góp phần hỗ trợ cho lực lượng chức năng trong việc giám sát các khu vực phong tỏa.
Một góc bờ đông sông Hàn đầu cầu Rồng.
Hình ảnh từ camera đã “bắt” được những chuyển động của cả không gian rộng của thành phố để mọi người cảm nhận được hơi thở cuộc sống, dù đường phố không bóng người trong đêm giãn cách toàn thành phố như thế này.
4 cây cầu có thiết kế đặc biệt của Đà Nẵng
Phần nằm trên trụ giữa sông của cầu sông Hàn có thể quay 90 độ theo phương dòng chảy để tàu lớn qua lại.
Dòng sông Hàn chảy qua Đà Nẵng và đổ ra biển ở vịnh Đà Nẵng chia thành phố thành bờ đông và tây. Bờ đông là các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn giáp biển; bờ tây là các quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ... Dòng sông là trục cảnh quan ý nghĩa của đô thị. Ở đó, những cây cầu bắc qua sông không chỉ giữ vai trò giao thông thuần túy, còn là điểm nhấn đô thị. Những cây cầu trên sông Hàn gồm cầu sông Hàn, cầu Rồng, Trần Thị Lý và Thuận Phước mỗi cầu một vẻ, đem lại vẻ đẹp hiện đại, ấn tượng của một thành phố giàu sức sống.
Cầu Sông Hàn
Cầu sông Hàn (còn gọi là cầu quay sông Hàn) nằm ở trung tâm thành phố, là công trình biểu tượng của Đà Nẵng. Cây cầu đánh dấu cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hội nhập của Đà Nẵng, mang sứ mệnh mở đường cho những cây cầu bắc qua sông Hàn trong thế kỷ 21, kết nối đôi bờ đông - tây. Cầu sông Hàn được khởi công năm 1998 và hoàn thành năm 2000. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và thi công, cũng là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu sông Hàn có chiều dài 487,7 m rộng 12,9 m với 11 nhịp trong đó có hai nhịp dây văng. Phần cầu nằm trên trụ giữa sông có thể quay 90 độ song song theo phương dòng chảy để tàu lớn qua lại. Công trình còn là biểu tượng của sự kết hợp, đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, do người dân Đà Nẵng góp tiền xây dựng. Cầu sông Hàn là một phần hình ảnh logo của thành phố Đà Nẵng và cũng hiện diện trên biển tên đường phố Đà Nẵng.
Cầu Thuận Phước
Cầu Thuận Phước nằm ở phía bắc, ngay cửa Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng, nối quận Hải Châu ở bờ tây với quận Sơn Trà ở bờ đông. Cầu được khởi công xây dựng năm 2003 và khánh thành năm 2009. Đây là cây cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam. Cầu có chiều dài 1.856 m, chiều rộng 18 m, có hai mố ở hai đầu cầu và hai tháp trụ treo cáp cắm xuống lòng sông. Hai tháp trụ treo cáp cao 80 m (tính từ bệ) và cách nhau 405 m được thi công bằng vật liệu bê tông cốt thép. Ba nhịp dây võng có chiều dài 655 m.
Cầu Thuận Phước có độ tĩnh không lớn 27 m, cho phép tàu thuyền lớn qua lại dễ dàng. Quá trình thi công cầu gặp nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, địa chất và địa hình phức tạp. Nhưng với sự nỗ lực của các cán bộ, công nhân, cây cầu cũng hoàn thành như thiết kế, dù chậm hơn kế hoạch. Kiến trúc cầu Thuận Phước thanh mảnh, duyên dáng, tạo nên một khung cảnh nên thơ nơi cửa biển và bán đảo Sơn Trà.
Cầu Rồng
Cầu Rồng nằm ở phía nam cầu sông Hàn, cách cầu sông Hàn khoảng 1,5 km. Đây là cây cầu có kiến trúc đặc biệt. Toàn bộ cấu trúc cầu mô phỏng hình một con rồng đang uốn mình vươn ra phía biển. Thiết kế này là kết quả từ một cuộc thi tuyển kiến trúc cầu có 17 phương án tham dự từ nhiều nước trên thế giới.
Cầu Rồng được khởi công năm 2009 và hoàn thành năm 2013. Cầu có kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với kết cấu thép dài 666,5 m rộng 37,5 m và chia thành 5 nhịp. Trong đó nhịp chính dài 200 m, 2 nhịp bên mỗi nhịp dài 128 m, nhịp đầu rồng dài 72 m, nhịp đuôi rồng dài 64,15 m.
Phần tạo hình điêu khắc rồng do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, một người Đà Nẵng thực hiện. Phần đầu rồng được thiết kế một hệ thống cơ - điện cho phép rồng có thể phun nước và phun lửa. Việc này vẫn được thực hiện vào cuối tuần tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Cầu Rồng được nhiều tạp chí chuyên ngành giao thông và du lịch đánh giá là một trong những cây cầu độc đáo nhất trên thế giới.
Cầu Trần Thị Lý
Cầu Trần Thị Lý mang tên người nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ quê ở Quảng Nam. Cầu nằm về phía nam cầu Rồng, cách cầu Rồng khoảng 1,5 km. Trước đây có một cây cầu cũ cùng tên, song đã được thay thế bởi cây cầu mới như hiện nay. Cầu Trần Thị Lý gần như có cùng thời gian xây dựng với cầu Rồng, khởi công từ năm 2009 và khánh thành cùng lúc với cầu Rồng vào ngày 29/3/2013.
Cầu có kết cấu dây văng nhưng độc đáo ở chỗ chỉ có 1 trụ, và là trụ nghiêng 12 độ (về phía tây). Cầu dài 731 m, rộng 35,5 m chia thành 12 nhịp, trong đó nhịp dây văng dài 230 m. Trụ dây văng làm bằng vật liệu bê tông cốt thép cao 145 m, bên trong có thang máy và sàn vọng cảnh ở trên đỉnh trụ.
Cấu trúc độc đáo của cầu Trần Thị Lý đã tạo nên những kỷ lục. Gối trụ cầu nặng 3,2 tấn với sức chịu lực cho tháp trụ lớn nhất thế giới hiện nay (chịu tới 32.000 tấn); và kết cấu một mặt phẳng dây lớn nhất Đông Nam Á (rộng 34,5 m). Kiến trúc của cầu Trần Thị Lý mềm mại, nữ tính như cái tên của cây cầu; nhìn từ xa, hệ dây văng và thân cầu gợi nên hình ảnh một con thuyền với cánh buồm đỏ thắm.
Những cây cầu trên sông Hàn Những cây cầu bắc qua sông Hàn ở thành phố Đà Nẵng không chỉ có vai trò kết nối giao thông, mà còn là điểm nhấn mang vẻ đẹp hiện đại của một đô thị đang phát triển. Cầu sông Hàn Cầu sông Hàn (hay cầu quay sông Hàn) nằm ở trung tâm và là công trình biểu tượng của thành phố Đà...