Ngắm củ sâm Ngọc Linh hình rồng tại chợ sâm “khủng” nhất TP.Kon Tum
Lần đầu tiên tỉnh Kon Tum phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo quy mô lớn về sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác, mở đầu chuỗi hoạt động này là triển lãm trưng bày “đưa sâm từ rừng về phố”.
Sáng nay 4.9, tại TP. Kon Tum đã diễn ra triển lãm “Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác” với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, do UBND tỉnh Kon Tum tổ chức.
Triển lãm có hơn 20 gian hàng đến từ các địa phương trong tỉnh, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trưng bày các sản phẩm cây, củ sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hội thảo “Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác” được tỉnh Kon Tum phối hợp với Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT tổ chức từ ngày 4 – 7.9.2018.
Tỉnh Kon Tum tổ chức triển lãm sâm Ngọc Linh, nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm rộng rãi
Theo UBND tỉnh Kon Tum, đây là dịp quảng bá về tiềm năng sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu quý của tỉnh, qua đó tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển cây dược liệu tại địa phương.
Kon Tum là tỉnh có 2/3 diện tích tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp, trong đó cây dược liệu hết sức phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại có giá trị kinh tế rất cao như: Sâm Ngọc Linh, đảng sâm, ngũ vị tử, đương quy, lan kim tuyến…
Đặc biệt, sâm Ngọc Linh là cây đặc hữu chỉ có ở Kon Tum và tỉnh Quảng Nam với nhiều tính năng, công dụng vượt trội mà các loài sâm khác không có. Hiện tỉnh Kon Tum đã có 9 xã được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý về sâm Ngọc Linh ở 2 huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei với diện tích khoảng 400ha.
Không gian tổ chức triển lãm được nhiều du khách đánh giá là rất độc đáo, mới lạ và hết sức hấp dẫn. Mặc dù vị trí trưng bày diễn ra trong khuôn viên khách sạn Indochine nhưng người tham quan như đi lạc vào một khu rừng sâm Ngọc Linh thật sự. Bởi ban tổ chức đã rất công phu, bày biện “đưa cả đất, cây rừng, dòng suối, tiếng chim… và không thiếu cây chủ đạo là sâm Ngọc Linh” vào khu trưng bày.
Tại đây, khách hàng có thể mua được các loại sản phẩm chính hiệu, không lo gặp hàng giả đang trôi nổi trên thị trường như hiện nay.
Khu vực trưng bày triển lãm được bố trí như một khu rừng thu nhỏ, nơi cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng dưới tán rừng. Ảnh: L.K
Ông Nguyễn Thành Chung – Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô (1 trong 2 đơn vị được tỉnh giao trồng sâm Ngọc Linh) cho biết: “Khu trưng bày được thiết kế rất độc đáo với khu vực trung tâm được bố trí như một khu rừng thu nhỏ, có sâm được trồng dưới tán rừng. Lâu nay người dân chỉ nghe nói sâm Ngọc Linh chứ không thấy sâm thật như thế nào, dịp này ban tổ chức và đơn vị trưng bày cây sâm thật, có đầy đủ củ, hoa lá, cành, hạt, có loại đang trồng trên đất cho khách tham quan nhận biết sâm giả – sâm thật”.
Video đang HOT
Theo ông Chung, tỉnh Kon Tum chỉ có 2 đơn vị có sâm giống Ngọc Linh (Công ty Lâm nghiệp Đăk Tô và Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum) nhưng cả 2 đều chưa bán giống ra thị trường. Vì thế, bên ngoài có bán giống sâm Ngọc Linh thì gần như 100% là giả.
Công ty đang tích cực nhân giống sâm gốc khoảng 15ha, nhưng chưa bán ra thị trường.
Theo kế hoạch, đến năm 2023 diện tích sâm giống của đơn vị đạt hơn 30ha, mỗi năm sẽ bán ra thị trường khoảng 1 triệu cây giống. Hình ảnh sâm Ngọc Linh Kon Tum lâu nay chưa được quảng bá rộng rãi, vì sâm chưa đi vào khai thác kinh doanh, chủ yếu tập trung nhân giống.
Khách tham quan có thể tận mắt thấy, sờ cây sâm Ngọc Linh thật 100% được trồng trên đất tại triển lãm
Một hũ sâm Ngọc Linh khổng lồ được ghép từ hàng trăm củ sâm thành hình rồng bắt mắt
Khách tham quan có thể thưởng thức và mua các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh ngay tại triển lãm
Hạt và củ sâm Ngọc Linh được trưng bày tại triển lãm.
Ông Nguyễn Thành Chung – Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô giới thiệu sản phẩm của công ty.
Người tham quan được trải nghiệm, tận thấy sâm Ngọc Linh thật 100%.
Và có thể mua sâm Ngọc Linh mà không lo mua phải sâm giả
Một góc trưng bày bắt mắt của huyện Đăk Glei tại triển lãm
Theo Danviet
Nơi hẻo lánh, dân chờ khấm khá khi trồng 2 loại sâm quý
Tận dụng lợi thế về khí hậu, địa lý, ngoài các cây công nghiệp như cà phê, bời lời, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đang định hướng, vận động nhân dân phát triển trồng 2 loài sâm quý, đó là cây sâm Ngọc Linh và sâm dây. Đây là 2 loại cây chủ lực góp phần thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình trên địa bàn trong thời gian tới...
Trao đổi với chúng tôi, ông Trịnh Xuân Lộc - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei cho biết: Huyện đang xây dựng đề án bảo tồn, hỗ trợ phát triển cây sâm Ngọc Linh tại các xã Mường Hoong, Ngọc Linh và Xốp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm bảo tồn, phát triển có hiệu quả nguồn gen sâm Ngọc Linh trong môi trường tự nhiên kết hợp với quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên.
Ươm, nhân trồng giống sâm quý đặc hữu-sâm Ngọc Linh
Đặc biệt, thông qua đó nhằm sử dụng có hiệu quả môi trường rừng để trồng sâm Ngọc Linh theo phương thức sản xuất hàng hóa thương mại mang tính bền vững, đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây kinh tế chủ lực của huyện Đăk Glei.
Công nhân chăm sóc sâm Ngọc Linh. Ảnh: V.P
"Huyện đã có chủ trương sử dụng các chương trình dự án, tập trung nguồn vốn để hỗ trợ nhân dân khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lao động để mở rộng diện tích, đưa cây dược liệu sâm Ngọc Linh trở thành một trong những sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ lực của huyện, kết nối với sản phẩm chủ lực của tỉnh. Từ đó, từng bước đưa Mường Hoong, Ngọc Linh và Xốp trở thành vùng kinh tế động lực của huyện..." - ông Lộc thông tin.
Theo đề án, thời gian tới huyện sẽ xây dựng các vườn bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh, nhân giống sâm Ngọc Linh với quy mô khoảng 3ha; tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc sâm Ngọc Linh cho các đối tượng tham gia. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích nhân dân bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh theo hướng nâng cao chuỗi giá trị, phấn đấu đến năm 2030 phát triển được 50-100ha sâm Ngọc Linh...
Nhận thấy giá trị của sâm Ngọc Linh, nhiều người dân trên địa bàn 3 xã đã chủ động trồng loại cây này. Theo thống kê, đến nay diện tích sâm Ngọc Linh trên địa bàn có khoảng 1ha, được người dân trồng rải rác, phân tán nhỏ lẻ không tập trung dưới tán rừng.
Nguồn giống sâm Ngọc Linh hiện nay trồng tại các xã chủ yếu được thu mua lại của người dân khai thác từ rừng tự nhiên hoặc mua lại của các hộ dân tại các xã thuộc huyện Tu Mơ Rông, huyện Nam Trà My ở Quảng Nam.
Phát triển thêm sâm dây, đẳng sâm
Cùng với cây sâm Ngọc Linh, huyện Đăk Glei xác định đẩy mạnh phát triển diện tích sâm dây, trong đó tập trung ở các xã phía bắc của huyện là xã Mường Hoong, Xốp, Ngọc Linh, Đăk Choong, Đăk Man, Đăk Nhoong, Đăk Blô có tiểu vùng khí hậu phù hợp trồng sâm dây. Huyện cũng đang xây dựng đề án riêng cho loại cây trồng này.
Hiện nay, trên địa bàn huyện, hầu hết diện tích sâm dây mới phát triển mạnh ở các xã Mường Hoong và Ngọc Linh với tổng diện tích khoảng 40ha do người dân tự trồng thuần theo tự nhiên hoặc trồng xen với vườn cà phê hay vườn nhà. Còn diện tích sâm dây nhà nước đầu tư chỉ mới khoảng 3ha, trong đó, chủ yếu là hỗ trợ cây giống thuộc Chương trình 102 và mô hình liên kết trồng sâm dây của Hội Phụ nữ tỉnh tại địa bàn Mường Hoong và Ngọc Linh, Đăk Nhoong...
Huyện phấn đấu giai đoạn 2018-2020 sẽ phát triển được 60ha cây sâm dây, trong đó năm 2018 là 15ha, năm 2019 là 20ha, đến năm 2020 là 25ha và đến năm 2030 đạt khoảng 500ha, từ đó dần hình thành vùng chuyên canh cây hàng hóa chiến lược này, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển...
Đẳng sâm được trồng ở huyện Kon Plông. Ảnh: V.P
Để phát triển các loại cây dược liệu sâm Ngọc Linh và sâm dây trên địa bàn trở thành cây trồng chủ lực, huyện Đăk Glei tiến hành quy hoạch vùng sản xuất, tích cực vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển đối với 2 loại cây dược liệu này nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình sớm thoát nghèo bền vững. Đồng thời, huyện cũng khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến liên kết phát triển đối với 2 loại cây dược liệu nói trên và đầu tư xây dựng nhà máy chế biến, sơ chế tại địa bàn...
Theo Văn Phương (Báo Kon Tum)
Dán tem, logo, sâm Ngọc Linh giả sẽ hết "đất" sống? Sản phẩm sâm Ngọc Linh chính gốc sẽ được dán logo, tem chỉ dẫn địa lý trong thời gian tới. Ngày 31-8, tại buổi họp báo thông tin về hội nghị "Đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác" (diễn ra từ ngày 4 đến 7-9 ở Kon Tum do UBND tỉnh tổ chức), ông Nguyễn Trung...