Ngắm cột kinh Phật nghìn tuổi độc nhất vô nhị Việt Nam
Được dựng từ cuối thế kỷ thứ 10, cột đá Nhất Trụ trong khu di tích Cố đô Hoa Lư Ninh Bình là thạch kinh lớn và cổ nhất Việt Nam.
Có từ thế kỷ thứ 10, chùa Nhất Trụ, còn gọi là Chùa Một Cột là ngôi chùa quan trọng nhất trong khu di tích Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình. Chùa có tên như vậy là do trước chùa có một cột đá Nhất Trụ (cột kinh Lăng Nghiêm). Được dựng từ cuối thế kỷ thứ 10, đây là thạch kinh lớn và cổ nhất Việt Nam. Cột đá Nhất Trụ cao hơn 4 m, có 8 mặt và 6 chi tiết được lắp dựng với nhau bởi các ngõng đá. Trên tám mặt của thân bát giác có khắc đầy chữ Hán, ước khoảng 2.500 chữ, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường tác động mà hiện tại số lượng chữ có thể đọc được là rất ít. Phía trên đỉnh cột đá Nhất Trụ là biểu tượng bông hoa sen bằng đá. Chính điện của chùa Nhất Trụ. Bên trong chính điện. Nhà Quan Âm. Vướn tháp Tổ.
Có từ thế kỷ thứ 10, chùa Nhất Trụ, còn gọi là Chùa Một Cột là ngôi chùa quan trọng nhất trong khu di tích Cố đô Hoa Lư ở Ninh Bình.
Chùa có tên như vậy là do trước chùa có một cột đá Nhất Trụ (cột kinh Lăng Nghiêm). Được dựng từ cuối thế kỷ thứ 10, đây là thạch kinh lớn và cổ nhất Việt Nam.
Cột đá Nhất Trụ cao hơn 4 m, có 8 mặt và 6 chi tiết được lắp dựng với nhau bởi các ngõng đá.
Video đang HOT
Trên tám mặt của thân bát giác có khắc đầy chữ Hán, ước khoảng 2.500 chữ, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường tác động mà hiện tại số lượng chữ có thể đọc được là rất ít.
Phía trên đỉnh cột đá Nhất Trụ là biểu tượng bông hoa sen bằng đá.
Chính điện của chùa Nhất Trụ.
Bên trong chính điện.
Nhà Quan Âm.
Vướn tháp Tổ.
Theo_Kiến Thức
Cuộc đua ngựa "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam
Những chú ngựa tham gia cuộc đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng hoá khắp các nẻo đường của bản làng, nay trở thành kỵ mã tung vó trên đường đua.
Trong hai ngày 6-7/6, giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) lần thứ 9 đã diễn ra sôi nổi hào hứng nhưng không kém phần ghanh đua quyết liệt.
Đây là lần thứ 9 huyện Bắc Hà tổ chức giải đua ngưa, được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam, bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai và huyện Sín Mần, tỉnh Hà Giang.
Thu hút đông đảo du khách tới xem và cổ vũ
Đây là cuộc đua của những chàng trai vùng cao có lòng dũng cảm khi ngồi trên những kỵ mã không yên, không bàn đạp chân và không roi quất ngựa.
Những chú ngựa tham gia cuộc đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng hoá khắp các nẻo đường của bản làng, nay trở thành kỵ mã tung vó trên đường đua.
Chính nét dân dã này đã làm cho giải đua ngựa hấp dẫn và thu hút trên 30.000 lượt khán giả trong và ngoài nước đến theo dõi và cổ vũ.
Ghanh đua trên đường chạy
Tham gia giải năm nay có 78 nài ngựa, qua đó chọn 32 nài ngựa lọt vào vòng chung kết. Giải năm nay tiếp tục có sự góp mặt của những gương mặt quen thuộc như: Vàng Văn Huỳnh, Vàng Văn Thức, Vàng Văn Cương, Sùng Seo Dùng... Bên cạnh đó, còn có nhiều gương mặt mới, với quyết tâm cao, thi đấu hết mình, đem đến nhiều kịch tính cho giải đua.
Với kinh nghiệm và bản lĩnh nhiều năm nay, vận động viên Vàng Văn Quyết ở xã Na Hối, huyện Bắc Hà đã bảo vệ thành công chức vô địch và giành giải nhất cuộc đua với phần thưởng là 20 triệu đồng.
Bảo Long
Theo_VietNamNet
Chùa Hang trong lòng thành phố Trong số những danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng ở Trà Vinh, chùa Hang (còn gọi là chùa Kompông Chrây, có nghĩa là "Bến cây đa") có lẽ là nơi đáng đến nhất ở Trà Vinh. Người dân quen gọi là chùa Hang bởi cổng sau của chùa nằm bên Quốc lộ 36 được xây giống như một hệ thống 3...