Ngắm chứng tích lịch sử giữa lòng Đà Nẵng
Sau gần 40 năm đất nước hoàn toàn giải phóng, chứng tích lịch sử-cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức cấm phương tiện qua lại.
Ngày 29/3/2013, cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức cấm tất cả các phương tiện lưu thông qua để đảm bảo an toàn và triển khai sửa chữa, cải tạo thành cầu đi bộ.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi, chứng tích lịch sử chứng kiến sự đổi thay không ngừng của Đà Nẵng
Một lần nữa, công năng của cầu Nguyễn Văn Trỗi được hoán cải. Cây cầu trầm mặc khép mình bên 2 cây cầu mới, hiện đại là cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng. Trở thành chứng tích lịch sử, chứng kiến sự đổi thay của Đà Nẵng sau gần 40 năm thống nhất đất nước. Cầu Nguyễn Văn Trỗi được quân đội Mỹ xây dựng năm từ 1965 với quy mô cầu dã chiến, lắp ghép từ các ống thép, mặt cầu bằng gỗ. Và đây là cây cầu đường bộ đầu tiên, duy nhất bắc qua sông Hàn thời bấy giờ.
Cùng với cầu đường sắt De Lattre de Tassigny (đã được tháo dỡ và xây tại cùng vị trí thay bằng cầu Trần Thị Lý hiện đại cách cầu Nguyễn Văn Trỗi về phía thượng lưu chừng 20m), cầu Nguyễn Văn Trỗi được xây dựng nhằm chuyên chở khí tài chiến tranh từ cảng sâu Tiên Sa vào nội đô Đà Nẵng, để quân đội Mỹ vận hành cỗ máy chiến tranh khốc liệt tại khu vực miền Trung Việt Nam.
Video đang HOT
Sau sự kiện khánh thành 2 cây cầu kỷ lục cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức tạm dừng lưu thông phương tiện để sửa chữa
Ngày đất nước thống nhất, cây cầu vinh dự mang tên người anh hùng đất Quảng-Nguyễn Văn Trỗi. Cầu nhanh chóng được cải tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bờ Đông-Tây sông Hàn.
Suốt gần 40 năm sau ngày giải phóng, cầu Nguyễn Văn Trỗi được xem là tuyến đường bộ huyết mạch, nối liền quận Sơn Trà và trung tâm thành phố cho đến khi cây cầu Sông Hàn được đưa vào sử dụng vào năm 2001.
Sau sự kiện 2 cây cầu kỷ lục là cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng bắc qua sông Hàn đưa vào sử dụng, cầu Nguyễn Văn Trỗi chính thức cấm lưu thông qua cầu để trở thanh cây cầu đi bộ, phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của du khách đối với cảnh đẹp hai bên bờ sông Hàn.
Theo vietbao
Nghiên cứu phương án thay thế cầu Chương Dương
Tại cuộc họp giữa Bộ GTVT và UBND TPHà Nộingày 4/4, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đặt vấn đề về chất lượng và an toàn của cầu Chương Dương đang khai thác sử dụng.
Cụ thể, phần thân cầu Chương Dương vẫn ổn định nhưng phần kết cấu phía dưới của cây cầu đang có vấn đề. Nếu tới đây không được sửa chữa và có giải pháp gia cố kết cấu cầu thì không đảm bảo an toàn lưu thông cho các phương tiện.
Cầu Chương Dương có chiều dài 1.230m được xây dựng vào năm 1983.
Với tình hình này, Thứ trưởng Trường cho biết, Bộ GTVT xem xét đến 2 phương án khắc phục là sửa chữa làm mới cầu Chương Dương, hoặc xây dựng một cây cầu mới thay thế.
Về phía thành phố, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi giao cho Sở GTVT Hà Nội phối hợp với Bộ GTVT tiến hành kiểm tra tổng thể cầu Chương Dương.
Bộ GTVT và Hà Nội thống nhất sau khi có kết quả kiểm định về những vấn đề liên quan đến cây cầu này thì sẽ xem xét phương án khả thi nhất.
Cầu Chương Dương được khởi công xây dựng năm 1983. Ngày 30/6/1985, cầu Chương Dương khánh thành, vượt tiến độ 12 tháng, góp phần chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên.
Đây là cây cầu lớn đầu tiên được Việt Nam thiết kế và thi công mà không cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài.
Năm 2002, cầu từng được sửa chữa, gia cố lớn. Đến thời điểm hiện nay, Chương Dương là cây cầu lớn nhất bắc qua sông Hồng đang được khai thác và sử dụng.
Theo vietbao
Đà Nẵng triển khai "những việc cần làm ngay" thời hậu Nguyễn Bá Thanh Ngày 3/4, Thành ủy Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị lần thứ 11 (mở rộng) nhằm báo cáo tình hình công tác quý I, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II/2013 và trong thời gian đến. Phó Bí thư Thường trực, phụ trách Thành ủy Đà Nẵng - ông Trần Thọ đã đề ra "những việc cần làm" để Đà Nẵng...