Ngắm chùa Linh Phước Đà Lạt với kiến trúc ve chai độc đáo
Chùa Linh Phước hay còn gọi là Chùa Ve Chai nằm ở số 120 Tự Phước, Trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nơi đây từ lâu đã được biết đến bởi kiến trúc độc đáo cùng với những mảnh sành, mảnh sứ đặc sắc và để lại ấn tượng khó quên trong lòng khách du lịch.
Chùa Linh Phước hay còn gọi là chùa Ve Chai tại Đà Lạt – Ảnh Instagram @stefanie.leaa
Khám phá bên trong chùa Linh Phước ở Đà Lạt
Đến đây, các bạn vừa có thể tham quan vừa kết hợp đi lễ chùa và sẽ được tìm hiểu sâu hơn về câu chuyện chùa Linh Phước Đà Lạt 18 tầng địa ngục.
Chụp hình tại chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) Đà Lạt – @__khoai_gl
Đường đi đến chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) Đà Lạt
Bạn có thể tham khảo cách đi đến chùa Linh Phước sau:
Sơ đồ đường đi đến chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) Đà Lạt
Từ chợ Đà Lạt, các bạn đi qua cầu ông Đạo rồi chạy thẳng theo cung đường Trần Quốc Toản – Hồ Tùng Mậu – Trần Hưng Đạo – Hùng Vương, quẹo phải đi theo Quốc Lộ 20 xuống hết con dốc thuộc địa phận Trại Mát, tiếp tục đi khoảng 800 nữa nhìn sang bên tay phải sẽ thấy bức tranh hình tượng Phật Di Lặc, chạy vào khoảng 70m bạn sẽ đến ngôi chùa Linh Phước (chùa Ve Chai).
Giờ mở cửa của chùa Linh Phước từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều nên các bạn hãy tranh thủ đến thăm chùa vào những khung giờ này nhé!
Lịch sử chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) Đà Lạt
Chùa được xây dựng nào năm 1949 và hoàn thành vào năm 1952. Thương tọa Thích Tâm Vị là vị trụ trì thứ năm từ năm 1985 đến nay, trụ trì Thích Tâm Vị có công rất lớn trong việc tu sửa lại chùa với quy mô lớn.
Chùa được trạm bằng nhiều mảnh sành đặc sắc – @mimeo311
Tổng quan về chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) Đà Lạt
Video đang HOT
Chùa có diện tích 6.666,84 m2, chánh điện dài 33m, rộng 12m có 2 hàng cột rồng khảm sành, bên trên là nhiều bức phù điêu khảm sành giới thiệu về lịch sử Phật Thích Ca và những điển tích trong các kinh Pháp hoa, kinh A di đà.
Điều đặc biệt nhất khi đến chùa Linh Phước là sân trước chùa có ngôi Linh Tháp 7 tầng cao đến 36m, treo đại hồng chuông nặng 8.500 kg – hiện là đại hồng chung lớn nhất miền Trung và các tỉnh miền Nam. Đại hồng chuông có chiều cao lên tới 4,38m với đường kính lên đến 2,34m.
Tháp Đa Bảo trong chùa Linh Phước (chùa Ve Chai)
Chụp hình bên tháp Đa Bảo chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) – @htt2803
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm làm bằng 600.000 bông hoa bất tử: Trước sân chùa có tượng Phật Quan Thế Âm được kết bằng hoa bất tử cao 18 m, đây là một kỷ lục Châu Á được làm năm 2010.
Tượng Phật Bà được trang trí bằng hoa bất tử – @ngocduyen.17
Bước đến lầu Đại Bi còn có bức tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ thiên nhãn, đi về phía bên phải của tòa tháp là tổ đường, tăng đường và vườn hoa, cổng Văn Thù và Long Hoa viện bên trái ngôi chánh điện.
Khá nhiều tượng bên trong chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) – @khuatnhung135
Ở đây còn có hòn giả sơn với chiều dài 49m, chiều rộng 1,3m, các vây rồng được lắp bằng vỏ chai bia lên tới 12.000 chai, đầu rồng vươn cao trên 7m làm che đi tượng Bồ tát Di Lạc ở phía đăng hòn giả sơn.
Đầu Rồng trong chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) – @khong_90
Chụp hình trong chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) – @t.i.top
Trong chùa có tượng Phật bằng bê tông trong nhà cao nhất Việt Nam nằm trong quần thể công trình điện thờ 324 tượng Quán Thế Âm cao 3,7 m và “điểm nhấn” là một tượng ở trung tâm điện cao 17 m, tượng này vừa xác lập kỷ lục tượng Phật Quán Thế Âm Bồ tát trong nhà bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam.
Tượng Phật Quán Thế Âm Bồ tát trong chùa Linh Phước (chùa Ve Chai), tượng Phật bằng bê tông trong nhà cao nhất Việt Nam – @zverevaulia
Chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) – nơi thu hút nhiều tín đồ Phật giáo
Bên trong chánh điện chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) – @_bachdiepp_
Kỉ lục tại chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) Đà Lạt
Vào năm 2014, chùa Linh Phước được tổ chức kỷ lục xác nhận là chùa có kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam.
Vào năm 2009, tại đây xuất hiện một hiện tượng kỳ diệu kéo dài 3 ngày liên tiếp, thu hút đông đảo ánh mắt hiếu kỳ tới xem.
Đó là hiện tượng trên đỉnh tháp chùa xuất hiện quầng sáng nhiều màu sắc như ánh hào quang của Phật Quan Âm, trông rất đẹp mắt xuất hiện 3 lần liên tiếp như báo trước điềm lành đang đến cùng xứ sở ngàn hoa.
Từ đó ngôi chùa càng nổi tiếng và là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Lạt.
Bằng khen xác nhận công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam
Trải nghiệm vườn nho thân gỗ độc đáo ở Đà Lạt
Không chỉ mệnh danh là xứ sở hoa, Đà Lạt còn là nơi nuôi dưỡng nhiều loài cây ăn trái "mới lạ"; một trong số đó là vườn nho thân gỗ độc đáo.
Nho thân gỗ là loại quả "mới lạ" được trồng ở Đà Lạt. Ảnh H. Thắm
Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng khí hậu quanh năm mát mẻ và lượng mưa hằng năm khá lớn là ở Đà Lạt điều kiện thuận lợi để các loài hoa và cây ăn trái sinh trưởng, đơm bông, kết trái bốn mùa.
Du khách tự tay hái cho mình những quả nho thân gỗ ưng ý. Ảnh H. Thắm
Cùng đó, những người nông dân ở đây không chỉ mang trong mình đức tính chịu thương, chị khó với việc đồng áng. Hơn thế nữa, nhiều người đã dành cả tâm huyết và tình yêu thương để lai tạo, sưu tầm, trồng và chăm sóc những loài cây "mới lạ", có giá trị kinh tế cao.
Từ hai cây nho thân gỗ Brazil...
Độc đáo trong số đó phải kể đến vườn nho thân gỗ của gia đình ông Chế Đệ, một lão nông thuộc diện "có tiếng" ở Đà Lạt. Nằm ngay đầu đèo Prenn, cuối con đường dẫn vào hẻm 13 (thuộc Phường 3), vườn nho thân gỗ của gia đình ông đang vào mùa trĩu quả, nhuộm tím cả những thân cây.
Chủ khu vườn cho biết, hiện khu vườn có hơn 150 cây nho thân gỗ, trong đó có nhiều cây gốc lớn. Hơn 10 năm trước, ông vô tình có được hai cây nho thân gỗ xuất xứ từ Brazil. Thấy hai cây này không chỉ đẹp về kiểu dáng mà còn cho trái chín thơm ngon đặc biệt.
Ông đã bỏ công sức để tìm hiểu về loài cây hấp dẫn này và được biết một số công trình nghiên cứu khoa học còn chỉ ra đây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, nhất là trong việc giải độc gan.
Vườn nho thân gỗ có nhiều cây cổ thụ như trong những câu chuyện cổ tích. Ảnh H. Thắm
Không thu vé tham quan
Sau khi loại cây này được trồng thành công ở Đài Loan, lão nông này đã mạnh dạn đầu tư khoản tiền lớn để nhập về trồng ở khu vườn của gia đình. Với kinh nghiệm của người làm nghề trồng cây cảnh lâu năm, hơn 10 năm qua, ông lặng lẽ chăm sóc và nuôi hy vọng.
Để giờ đây, khu vườn rộng hơn 2 ngàn mét vuông với hàng trăm gốc nho thân gỗ trĩu quả, vươn mình khoe dáng cùng gần 7 ngàn cây lan lớn nhỏ các loại và hàng trăm chậu đỗ quyên đang bung nở rực rỡ... là điểm tham quan, chụp ảnh cuốn hút du khách quyến luyến không rời.
Đúng như cái tên "nho thân gỗ", loài cây này có thân to, chắc, vỏ cây có màu trắng hơi ngà, trơn và bóng khá giống với cây ổi, nhưng lá to hơn lá ổi ta, khi hoa nở có màu trắng, tròn khá giống với hoa chè. Trung bình cây trồng từ 6 - 10 năm mới trưởng thành, được chăm sóc đúng cách, cây sẽ cho quả kín từ gốc tới ngọn.
Quả còn non có màu xanh, nhưng khi chín thì chuyển sang màu đen, căng mọng. Bên trong lớp vỏ màu đen, hơi dày và dai hơn nho thường, là mùi thơm nhè nhẹ, vị ngọt dịu, càng vào gần hạt lại có thêm vị chua thanh khiết...
Mỗi vụ, một cây nho thân gỗ có thể cho thu lên đến 10kg quả. Ảnh H.Thắm
Theo chia sẻ của chủ vườn, mỗi năm cây cho 4 vụ quả, mỗi vụ kéo dài từ 1 đến 2 tháng. Mỗi vụ, một cây có thể cho thu tới 10 kg quả. Hiện gia đình ông bán với giá 300 ngàn đồng/kg. Ngoài bán quả, gia đình ông còn ươm và bán cây nho thân gỗ cho các nông dân khác mua về trồng để thu quả, hoặc làm cây bonsai, cây phong thủy...
Không chỉ bán trong tỉnh, khách mua từ nhiều nơi như Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội... cũng tìm tới để mua loại cây độc đáo này. Tuỳ vào độ lớn của cây mà giá bán hiện nay từ 50 đến trên 100 triệu đồng.
Điều đặc biệt là, hiện nay chủ vườn không thu vé vào tham quan, vì vậy nhiều du khách truyền tai nhau tìm tới, thoải mái tham quan và thưởng thức loại quả lạ này. Hơn thế nữa, nếu có nhu cầu mua về, du khách có thể tự hái cho mình những trái nho ưng ý nhất.
Nho thân gỗ còn được nhiều người chọn làm cây phong thủy. Ảnh H. Thắm
Anh Hoài Nam, một du khách đến từ Hưng Yên hào hứng khoe, "Được người bạn giới thiệu trước, nên lần này đến Đà Lạt tôi dành thời gian để trải nghiệm cùng gia đình chủ vườn này.
Trước đó tôi cứ mường tượng gọi là thân gỗ nhưng chắc chỉ là cây nhỏ thôi, tận mắt mới hay, nho mà thân cây như cổ thụ, quả không phải ra thành chùm mà bọc kín từ gốc tới ngọn.
Đến đây vừa được tham quan, tận tay hái và thưởng thức quả nho tươi mát, cảm nhận hương vị ngọt ngào của siro, hay nhấm nháp ly rượu thơm nồng ngâm từ nho thân gỗ, dường như đang được sống trong khu vườn của những câu chuyện cổ tích.
Tôi đã livestream một vòng quanh khu vườn này để chia sẻ cho bạn bè và rất nhiều người cũng ngạc nhiên như tôi. Có người còn nhờ tôi mua giúp một ít để được thưởng thức loại quả độc đáo và hiếm hoi này".
Dala.Hill - Tiểu Bali thu nhỏ ở Đà Lạt Vốn được xem là một tiểu Bali thu nhỏ ở thành phố Đà Lạt, bao gồm tổ hợp cà phê - điểm check in độc đáo, mới lạ, hấp dẫn, Dala.Hill đã và đang trở thành cái tên rất 'hot' thu hút đông đảo du khách gần xa mỗi khi có dịp ghé thăm thành phố ngàn hoa. Cách trung tâm thành phố...