Ngắm chiếc xe “siêu chống đạn” từng chở Hồ Chủ tịch
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ sống một cuộc đời giản dị hiếm có. Vì thế, Người không quan trọng phải đi xe ôtô loại gì. Tuy nhiên, trong những chuyến công tác đặc biệt, vẫn phải có những chiếc xe bọc thép đặc chủng được sử dụng để bảo vệ Hồ Chủ tịch. ZIS-115 là một chiếc xe như thế.
ZIS-115 do Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tặng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam năm 1954. Đây là loại xe đặc chủng có bọc thép dùng để bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Bộ chính trị Trung ương Đảng khi đi công tác từ năm 1954 đến năm 1972.
Chiếc ZIS-115 do Liên Xô sản xuất năm 1950
ZIS-115 chính là niềm đam mê của người đứng đầu nhà nước Xô Viết trước đây – Stalin. Ông là người đi đầu trong số lãnh đạo Liên Xô lựa chọn loại xe có khả năng chống đạn tốt. Năm 1935, Nhà máy Sản xuất ôtô Matxcơva Stalin (viết tắt là ZIS) bắt đầu sản xuất xe công vụ cho Stalin và các Ủy viên Bộ Chính trị.
Logo ZIS (tên viết tắt nhà máy Sản xuất ôtô Matxcơva Stalin)
Phiên bản xe chống đạn ZIS-115 được sản xuất trong thời gian từ 1946 đến 1947 và chỉ có 32 chiếc rời dây chuyền sản xuất. Xe có nguyên bản là chiếc ZIS-110. ZIS-110 được bọc thép chống đạn thì gọi là ZIS-115, và do đó, về cơ bản nó không khác nhiều so với nguyên bản.
Thay đổi lớn nhất là trang bị thêm đèn sương mù, hai đèn báo động hiện đại, lốp xe cỡ lớn, cửa số được thiết kế đặc biệt để người bên ngoài không thể nhìn thấy bên trong nhưng người bên trong lại có thể nhìn ra bên ngoài một cách rõ ràng.
Đèn pha và đèn báo động
Video đang HOT
Phía trong khoang lái cũng được thiết kế với những chi tiết rất đặc biệt. Một vô-lăng bọc da có bán kính lớn với vòng thép nhỏ đồng tâm, đặc trưng vô-lăng trên những chiếc xe của Xô Viết thời kì đó. Bảng táp-lô rất khác lạ so với bây giờ khi sử dụng một đồng hồ công-tơ-mét nằm ngang, với các chỉ số km chẵn. Các nút điều khiển hình tròn dạng cơ và núm xoay.
Lốp cỡ lớn
Ghế ngồi của người lái liền khối, không bị ngăn cách bởi cần số như các loại xe hiện đại ngày nay. Vì xe có độ dày thân vỏ tới 8 ly nên hệ thống cửa, chốt cửa, cửa kính rất đồ sộ. Muốn nâng kính lên, phải dùng một cần gạt nâng lên hạ xuống. Cửa chớp nhỏ phía trước cũng được quay bằng cơ để điều chỉnh.
Vì là chiếc xe chuyên chở nguyên thủ và cán bộ nên khoang xe phía sau rất rộng rãi với ghế nệm da sang trọng. Người ngồi sau có cả một khoảng để chân thoải mái. Khi cần bàn chuyện riêng tư, những người ngồi sau có thể quay kính, tạo nên lớp ngăn giữa khoang lái và khoang hành khách.
Tay nắm cửa đồ sộ
Thân xe ZIS-115 rộng 2m, dài 6,1m, được bọc thêm lớp thép chống đạn dày 8mm và lớp kính dày 70mm, có khả năng chống đỡ đầu đạn và mảnh đạn của vũ khí hạng nhẹ.
Gầm xe được gia cố lớp thép chống đạn dày nhằm đối phó với các loại mìn cài đặt dưới đất. Trọng lượng xe đạt 4280 kg. Xe sử dụng động cơ với 8 máy, công suất 140 mã lực. Tốc độ xe đạt đựợc là 120km/h, mức tiêu thụ nhiên liệu là 27,5lít/100km.
Cản sau bằng thép
Hiện tại, chiếc ZIS-115 đã từng chở Hồ Chủ tịch vẫn đang được trưng bày tại bảo tàng Cách Mạng Việt Nam.
Ảnh: Hoàng Tuấn
Thế Đạt (TTTĐ)
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lệ thuộc Trung Quốc? - Không bao giờ!
50 năm trước, ngày 5-6-1964 trên chuyên mục "Năm cột trên trang nhất" của Cơ quan Phát thanh-Truyền hình Quốc gia Pháp ORTF, Hồ Chủ tịch khẳng định với nữ nhà báo Pháp Danielle Hunebelle quan điểm về quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc: "Jamais!" Một từ chắc nịch có nghĩa là "Không bao giờ".
Không bao giờ có thể xảy ra một sự phụ thuộc nào tổn hại đến độc lập chính trị và chủ quyền quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 124 năm ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 - 19/5/2014), báo Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu đoạn clip nói trên.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
. Danielle Hunebelle: Thưa ngài chủ tịch, ngài có thể cho biết có một giải pháp quân sự nào cho chiến sự ở miền Nam Việt Nam không?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không. Như cô biết đấy, "Dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một". Người Mỹ đã vô cớ gây chiến tranh. Cô cũng biết rằng như trên các mặt báo đã đưa, nếu chiến tranh càng kéo dài người Mỹ sẽ càng sa lầy và càng chuốc lấy thất bại. Chiến tranh không thể kéo dài mãi mãi được, tôi vui mừng là những nhà chính trị Pháp cũng biết rõ điều này.
. PV: Ngài có nghĩ rằng tướng De Gaule có thể sẽ có một giải pháp trọng tài (arbitrer)nào đó cho sự xung đột này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không biết cô hiểu thế nào về từ trọng tài (arbitrer), chúng tôi đâu phải là một đội bóng.
. PV: Nhưng nếu tôi không nhầm thì ngoài hiệp định Genève, tướng De Gaule có nêu ý tưởng về sự trung lập hóa tất cả các nước khu vực Đông Nam Á. Ngài nghĩ sao về điều này?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Như tôi đã nói một lần rồi, đây là một ý tưởng khá hấp dẫn. Nhưng nó còn phụ thuộc vào ý nguyện của từng nước, phụ thuộc vào cách chúng ta thực hiện nó nữa, đó là một vấn đề lớn. Tôi không nói là tôi tán thành hay phản đối ý kiến này. Lấy ví dụ về hoa, có rất nhiều loại hoa: hoa trắng, hoa vàng, hoa đỏ... có loài hoa đẹp nhưng cũng có loài hoa không đẹp. Chúng ta vẫn gọi chung là hoa.
. PV: Thưa ngài chủ tịch, trong chuyến đi miền Bắc Việt Nam lần này chúng tôi thấy dường như sự ảnh hưởng của Pháp không còn tồn tại ở đây nữa, độ tuổi dưới 25 giờ đã không còn biết đến tiếng Pháp nữa. Tôi tự hỏi là với suy nghĩ của ngài, liệu có thể gây dựng lại mối quan hệ này, rằng nước Pháp sẽ giữ vai trò gì đó trong mối quan hệ...về văn hóa giữa hai nước?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Với nước Pháp nói riêng và các nước khác nói chung, chúng tôi luôn muốn có một mối quan hệ hợp tác hữu nghị về văn hóa, kinh tế... Nhưng tôi nghĩ rằng cô không muốn nói đến sự ảnh hưởng của Pháp như họ đã từng gây sự ảnh hưởng với Việt Nam trước đây, đó là chuyện hoàn toàn khác. Một mối quan hệ hữu hảo về văn hóa, kinh tế, hay thể thao chẳng hạn... chúng tôi hoàn toàn hưởng ứng.
. PV: Nếu như chiến tranh tiếp tục leo thang ở miền Nam Việt Nam trong một vài năm tới, liệu ngài có nghĩ kinh tế miền Bắc có thể duy trì được như bây giờ?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tôi chắc chắn rằng nó không những chỉ duy trì mà còn phát triển hơn nữa. Như cô cũng thấy rằng ở đây chúng tôi lao động rất hăng say, cần cù, với sự hi sinh và lòng nhiệt huyết và chủ yếu đều xuất phát từ nội lực của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi còn có sự giúp sức từ các nước anh em xã hội chủ nghĩa. Tất cả đều thể hiện qua những tiến bộ hằng ngày và chắc chắn cả trong tương lai nữa.
. PV: Có một vài ý kiến cho rằng miền Bắc Việt Nam đang ở trong hoàn cảnh khá cô lập và nói một cách chính trị, khó có thể tránh khỏi thànhmột thứ vệ tinh của Trung Quốc. Có thể nói gì về việc này?
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không bao giờ!
Nguồn: Viện Quốc gia Nghe nhìn Pháp
Theo Pháp luật Tp HCM
Gần 10.000 lượt người đã xếp hàng viếng Bác dưới nhiệt độ 39 độ C Chưa đến 19/5, nhưng đã có gần 10 ngàn lượt người đã lặng lẽ xếp hàng dưới cái nắng nóng gay gắt đầu mùa hè để được vào lăng viếng Bác. Ngày 19/5/2014 sẽ kỷ niệm 124 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng từ một tuần nay, đồng bào ở khắp mọi miền Tổ quốc đã đến xếp hàng dài...