Ngâm chân nước muối, chanh giúp loại bỏ da khô gót chân
Da bàn chân có ít tuyến dầu hơn các vùng da khác trên cơ thể. Do đó, chúng dễ bị hao mòn hàng ngày, dẫn đến da chết, khô cứng, nứt nẻ.
Nguyên nhân gây khô, nứt nẻ bàn chân và gót chân?
1. Thiếu độ ẩm: Da cứng, khô, nứt và bong tróc thường gặp nhất ở gót chân và lòng bàn chân vì chúng có ít tuyến dầu nhất. Những khu vực này không nhận đủ độ ẩm.
2. Nhiệt và độ ẩm: Việc thường xuyên đi giày kín, như ủng và giày thể thao, có thể tạo ra môi trường ẩm ướt xung quanh bàn chân. Khi chân tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm một thời gian dài có thể làm mất độ ẩm của da, trở nên dày, khô và nứt nẻ.
3. Kích ứng: Mang giày không vừa chân trong nhiều giờ hoặc đứng quá lâu cũng có thể gây áp lực liên tục lên bàn chân, ma sát quá mức với da có thể làm cho da khô, cứng hoặc chai sạn.
4. Lão hóa: Theo tuổi tác, làn da của chúng ta mất khả năng giữ nước và trở nên mỏng hơn, kém căng mọng. Đây là một trong những lý do khiến những người lớn tuổi trải qua quá trình lão hóa tự nhiên thường gặp phải tình trạng da khô và cứng.
5. Béo phì: Béo phì là một nguyên nhân khác gây khô da chân, đơn giản là do bàn chân gánh nhiều trọng lượng hơn bình thường. Trọng lượng tăng thêm này có thể cản trở lưu thông máu và khiến da bàn chân và gót khô cứng.
6. Một số bệnh lý: Bệnh vẩy nến, bệnh nấm da chân, bệnh chàm và ung thư cũng có thể khiến da dưới bàn chân trở nên thô ráp, có vảy và khô. Các bệnh lý như tiểu đường và suy giáp cũng ảnh hưởng tới phần da chân.
7. Sử dụng xà phòng quá mức: Dùng quá nhiều xà phòng và sữa tắm có chứa hóa chất mạnh hoặc chất gây kích ứng có thể hút ẩm khỏi da và khiến da trở nên khô cứng.
Cách khắc phục tình trạng da khô gót chân, nứt nẻ
1. Tẩy tế bào chết cho bàn chân
Tẩy da chết là một kỹ thuật bao gồm việc loại bỏ da chết trên bề mặt bàn chân bằng phương pháp tẩy da chết vật lý hoặc hóa học.
Tẩy tế bào chết vật lý ở nhà bằng cách trộn trái cây, mật ong, đường và nước ấm, thoa hỗn hợp vào gót chân, massage vài phút rồi rửa sạch với nước ấm.
Sản phẩm tẩy da chết hóa học bao gồm kem dưỡng da hoặc chất lỏng loãng, chứa các axit alpha-hydroxy (như axit glycolic) giúp hòa tan các tế bào chết trên bề mặt da.
2. Dưỡng ẩm cho đôi chân
Thường xuyên dưỡng ẩm cho bàn chân có thể giúp giảm bớt lớp da khô hiện có và ngăn ngừa lớp da khô mới tích tụ dưới bề mặt bàn chân. Hãy dưỡng ẩm cho đôi chân của bạn sau khi sử dụng sản phẩm tẩy da chết.
Khi chọn các sản phẩm dưỡng ẩm, hãy tìm hiểu về thành phần có chứa:
- Chất làm mềm, bao gồm bơ và dầu có nguồn gốc thực vật.
- Chất giữ ẩm, chẳng hạn như lô hội, urê và axit hyaluronic.
Video đang HOT
- Các chất làm đầy, chẳng hạn như lanolin, petrolatum và dầu dừa.
Thận trọng: Tránh kem dưỡng ẩm, kem và nước thơm có chứa cồn, màu nhân tạo và hương liệu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng da khô.
3. Sử dụng đá bọt hoặc giũa chân
Đá bọt hoặc giũa chân bằng kim loại giúp loại bỏ da khô, cứng và vết chai ở bàn chân. Đá bọt là một loại đá dung nham tự nhiên có thể giúp bạn loại bỏ da chết và vết chai ở chân. Cách thực hiện như sau:
- Ngâm chân trong nước ấm một thời gian để làm mềm da chết.
- Lấy viên đá bọt hoặc giũa chân và làm ướt bằng nước ấm.
- Chà xát nhẹ nhàng lên vùng da chết hoặc vết chai theo chuyển động tròn.
- Rửa sạch da chết ở chân và lặp lại quy trình nếu cần.
- Lau khô bàn chân và dưỡng ẩm bằng kem dưỡng da, kem hoặc dầu dưỡng.
Thận trọng: Không sử dụng đá bọt trên các vùng da bị thương hoặc đau vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khô da và thậm chí gây tổn thương.
4. Ngâm chân trong nước ấm
Ngâm chân trong nước ấm giúp làm dịu, làm mềm vùng da gót chân chai sần, cải thiện lưu thông máu đến bàn chân và có thể giữ cho da không bị khô trở lại.
Bạn thêm một lượng nhỏ giấm vào nước ngâm chân để giúp khử trùng chân và khử mùi hôi chân. Ngoài ra bạn cũng có thể ngâm chân với một số nguyên liệu tự nhiên rất tốt dưới đây:
Nước chanh: Axit citric trong chanh được cho là có thể phá vỡ lớp da chết cứng đầu và vết chai chân, giúp làm mịn da.
- Trộn 2 thìa nước cốt chanh với thìa đường.
- Nhẹ nhàng chà hỗn hợp lên vùng da thô ráp, giữ nguyên trong 5-7 phút và rửa sạch bằng nước ấm.
Lưu ý: Tránh dùng chanh trên da chân nếu bạn có bất kỳ vết thương, vết nứt hoặc vết thương hở nào. Các axit tự nhiên trong chanh có thể gây ra cảm giác bỏng rát.
Muối Epsom
Muối Epsom (hay còn gọi là muối vô cơ) thực chất là dạng tinh thể của một hợp chất khoáng được gọi là magie sulfat. Hòa tan muối Epsom vào nước và ngâm chân trong 20 phút. Dùng bàn chải chân hoặc đá bọt để tẩy tế bào chết cho bàn chân khô và nứt nẻ. Điều này có thể giúp loại bỏ da chết trên bàn chân của bạn và cũng tăng cường dưỡng ẩm cho da.
Bột yến mạch
- Lấy bột yến mạch và nước hoa hồng chia thành 2 phần bằng nhau.
- Trộn và nhẹ nhàng thoa hỗn hợp này lên bàn chân.
- Giữ nguyên khoảng 20 đến 30 phút, dùng bàn chải tẩy tế bào chết cho bàn chân, rửa sạch bằng nước lạnh và để chân khô.
5. Mang tất giữ ẩm trong thời gian đi ngủ
Để đảm bảo bàn chân của bạn được giữ ẩm nhiều hơn, hãy sử dụng tất có lót gel dưỡng ẩm chất lượng tốt. Loại tất này chứa các loại dầu tự nhiên và vitamin giúp hydrat hóa và phục hồi vùng da khô dưới chân của bạn. Bạn cũng có thể đi tất cotton sau khi thoa kem dưỡng ẩm vào chân.
Nỗi ám ảnh làm trắng da và hệ lụy khủng khiếp với phụ nữ Ấn Độ
Một buổi sáng, cô bé Banik quên thoa kem và chỉ trong vài giờ, một nốt mụn thịt đã xuất hiện trên cằm.
Banik bắt đầu nổi nhiều mụn và một năm sau thì lông mọc khắp mặt.
Soma Banik ghi lại trải nghiệm đau thương của mình với kem steroid trên một blog về chăm sóc da. Ảnh: CNN
Trên điện thoại xuất hiện thông báo tin nhắn từ một người lạ. Đó là tất cả những gì cần thiết để đưa Soma Banik trở về thời niên thiếu của mình, cùng với ký ức về những điều khủng khiếp mà cô đã trải qua.
Người lạ đó là Janet James, liên hệ với Banik vào một buổi chiều tháng 6/2018. "Tôi cần bạn giúp đỡ", Janet nhắn trên mạng xã hội Quora. Janet mô tả cách cô sử dụng kem trộn có chứa steroid Betamethasone để làm trắng da và gặp phải những tác dụng phụ đáng lo ngại. "Bất cứ khi nào ngừng bôi kem, da mặt tôi lại ngứa và nổi những mụn nước nhỏ".
Janet đã tình cờ được xem blog chăm sóc da của Banik, nơi cô ghi lại trải nghiệm đau đớn của chính mình với các loại kem trộn steroid và đã gửi cho cô một lời khẩn cầu khẩn cấp. Banik, hiện là một nhân viên chính quyền bang 33 tuổi, đã hồi đáp với lời khuyên: "Hãy dừng ngay lập tức".
Betamethasone là một loại thuốc corticosteroid kháng viêm tại chỗ mạnh thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh về da, như bệnh vẩy nến, chàm, đi kèm một trong những tác dụng phụ là làm sáng da.
Các loại kem có chứa Betamethasone chỉ nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và mua bán theo toa. Nhưng ở Ấn Độ, Betamethasone và các loại kem corticosteroid khác thường xuyên bị lạm dụng như một chất làm trắng da, chủ yếu ở phụ nữ.
Hai mẫu kem bôi da chứa corticosteroid thường được bác sĩ da liễu kê để điều trị bệnh về da ở Ấn Độ nhưng lại bị lạm dụng làm thuốc trắng da. Ảnh: CNN
Năm 2003, khi Banik mới 14 tuổi, một người hàng xóm nói với mẹ cô rằng con họ đã "được lợi" như thế nào khi da trắng hơn nhờ một loại kem mới. Mong muốn Banik có tương lai hơn ở một quốc gia nơi làn da sáng được coi là điều đáng mơ ước và gắn với thành công, mẹ của Banik đã nghe theo lời khuyên của người hàng xóm.
Banik nhớ lại: "Tôi đã rất thất vọng vì đó chỉ là một tuýp kem xuềnh xoàng, nhưng nó nắm giữ bí mật với tương lai của tôi". Bạn học của Banik nhận ra ngay sự khác biệt, thường khen cô "trông xinh hơn". Nhưng chỉ sau hai tháng dùng kem steroid, Banik bắt đầu thấy có cảm giác mặt nóng râm ran mỗi khi ra nắng.
Rồi vào một buổi sáng, cô bé Banik quên thoa kem và chỉ trong vòng vài giờ, một nốt mụn thịt đã xuất hiện trên cằm. Mặc dù nốt mụn nhanh chóng lặn đi khi được xoa kem lên, nhưng mặt Banik bắt đầu ngứa liên tục. Cô bị nổi nhiều mụn và một năm sau thì lông mọc lên khắp mặt.
Mặt Banik mọc lông rậm rạp sau khi cô ngừng sử dụng kem corticosteroid. Ảnh: CNN
Khuôn mặt lệ thuộc vào thuốc
Phóng viên CNN đã tiếp xúc với nhiều bác sĩ da liễu Ấn Độ, tất cả đều xác nhận rằng các triệu chứng của Soma Banik - ngứa, bục phát mụn trứng cá và rậm lông trên mặt là dấu hiệu của da mặt bị tổn thương, phụ thuộc vào steroid, do dùng quá nhiều hoặc kéo dài kem steroid.
Các loại Corticosteroid tại chỗ, như Betamethasone, có một số lợi ích y tế, bao gồm cả tác dụng chống viêm, nhưng chúng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, dưới sự theo dõi của bác sĩ, lý tưởng nhất là bác sĩ da liễu. Việc sử dụng bừa bãi loại thuốc này có thể gây ra một loạt tác dụng phụ, bao gồm mụn mủ, xuất hiện các nốt ban lớn trên mặt, da khô, giảm sắc tố (sáng hơn) hoặc tăng sắc tố (sậm hơn), nhạy cảm với ánh sáng... Chính tác dụng phụ giảm sắc tố mà nhiều phụ nữ mong muốn đã dẫn đến việc lạm dụng và phụ thuộc thuốc.
Tiến sĩ Rajetha Damisetty, Chủ tịch Hiệp hội Các bác sĩ da liễu và bác sĩ bệnh phong Ấn Độ (IADVL) giải thích: "Một khi da phụ thuộc vào kem steroid, thì rất khó để ngừng sử dụng nó. Mọi nỗ lực dừng lại sẽ dẫn đến việc nổi mụn, phát ban và mẩn đỏ. Đó là lý do tại sao mọi người vẫn quay lại sử dụng nó".
Mặc dù Betamethasone có nhiều tác dụng phụ rõ ràng và đau đớn khi bị lạm dụng, các bác sĩ da liệu cho biết việc sử dụng loại thuốc này diễn ra tràn lan ở Ấn Độ, bất chấp quy định hạn chế vào năm 2018.
Năm 2017, IADVL đã đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao Delhi, yêu cầu một lệnh cấm hoàn toàn việc bán các loại kem bôi da chứa steroid mà không có đơn thuốc. Trong khi Tòa án chưa ra phán quyết, chính phủ đã hành động vào tháng 3/2018, với việc bổ sung 14 loại kem steroid vào danh mục H, thuốc cấm mua bán mà không có đơn của bác sĩ.
Nhưng trên thực tế, lệnh cấm này không làm thay đổi gì nhiều hoạt động mua bán và sử dụng những thứ được gọi là "kem trắng da" ở Ấn Độ.
Chồng của Banik, anh Biswadweep Mitra đã phải sử dụng một chiếc máy cạo để giúp cô loại bỏ bớt lông mọc trên mặt. Ảnh: CNN
Một "đại dịch" thầm lặng đã lây lan khắp Ấn Độ, quốc gia rộng lớn, nơi dân cư khu vực nông thôn lớn và dịch vụ y tế được quản lý ở cấp bang. Do đó, việc vẽ một bức tranh hoàn chỉnh, cập nhật tình trạng lạm dụng kem steroid là một thách thức.
Tuy nhiên, vẫn có đủ bằng chứng cho thấy dù ở thành phố lớn hay nông thôn, những loại kem như vậy vẫn dễ dàng tiếp cận và được sử dụng như một chất làm sáng da. Lợi ích bị hiểu sai của chúng được quảng cáo cho người dùng từ bạn bè, gia đình, hàng xóm quảng cáo trên tivi thậm chí qua cả dược sĩ.
Ngoài việc dễ dàng mua được thuốc, còn một yếu tố khác đang làm trầm trọng thêm vấn đề. Theo Tiến sĩ Damisetty, chất Corticosteroid cũng có trong nhiều loại kem mỹ phẩm, được tiếp thị công khai là sản phẩm làm trắng da và đáng báo động là steroid thường không được liệt kê trong bảng thành phần.
Banik, 33 tuổi, đã bắt đầu dùng kem làm trắng da từ khi 14 tuổi. Ảnh: CNN
Văn hóa tôn sùng làn da trắng
Căn nguyên của việc lạm dụng rộng rãi các loại thuốc bôi ngoài da có chứa corticosteroid ở Ấn Độ là niềm tin sâu sắc rằng màu da sáng hơn là tốt hơn màu da sẫm. Và không nơi nào điều này dễ thấy hơn trong văn hóa hôn nhân của Ấn Độ.
Năm 2014, tại Gurugram, một thành phố phía tây nam Delhi, một phụ nữ đã tự sát. Em gái của cô nói với các phóng viên rằng người phụ nữ đã "tuyệt vọng trước những lời chế nhạo của chính chồng mình về màu da của cô ấy."
Một năm sau, một giáo viên ở Kolkata đã tự thiêu. Trước khi qua đời trong bệnh viện, cô nói rằng, việc chịu đựng sự sỉ nhục liên tục vì nước da của mình là lý do khiến cô quyên sinh.
Những quảng cáo về hôn nhân trên báo chí cũng cho thấy mối liên hệ xã hội với làn da trắng. CNN đã phân tích các quảng cáo được đăng trên các ấn bản Chủ nhật của ba tờ báo tiếng Anh lớn nhất của Ấn Độ - Times of India, The Telegraph và Hindustan Times - trong suốt tháng 8, đếm xem từ "da trắng", "da nâu sáng" được sử dụng như thế nào. Trong số 1332 quảng cáo, có 301 mẩu (chiếm 22%) đã sử dụng rõ ràng những từ này như một yêu cầu tìm kiếm về người bạn đời tiềm năng.
Ghim ngay những cách có thể loại bỏ đốm đen trên da cho bạn làn da sáng mịn Bạn cần hiểu nguyên nhân của chúng, cách loại bỏ và một số phương pháp điều trị cùng những lưu ý khi thực hiện. Các đốm đen trên mặt có thể xảy ra do tăng sắc tố, đây là một tình trạng da phổ biến xảy ra khi da sản xuất quá nhiều melanin. Dù vô hại nhưng muốn giảm sự xuất hiện...