Ngâm chân bằng thảo dược
Có một phương pháp rất đơn giản, an toàn, hiệu quả, không tốn kém và dễ thực hiện đó là nhâm chân thảo dược và xoa bấm huyệt. Phương pháp này sẽ tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể giúp cho bạn có sức khỏe tốt.
Người Trung Quốc từ thời xưa đã sử những loại thảo dược từ thiên nhiên để ngâm chân thậm chí còn để chữa bệnh. Về sau phương pháp này đã được phổ biến tại Việt Nam, ngoài tác dụng thư giãn mát xa nó còn giúp ích cho sức khỏe của bạn.
Thảo dược được chế biến như thế nào để ngâm chân?
Theo lời một chuyên viên mát xa tại bệnh viện Y Học Dân Tộc TP.HCM thì loại nước thuốc dùng để ngâm chân được bào chế từ nhiều loại thảo dược rất dễ tìm như lá lốt, ngải cứu, quế khấu, thiên niên kiện. Sau khi được bào chế, các loại dược liệu từ thảo dược này sẽ hòa vào trong nước hoặc bốc hơi, tác động trực tiếp vào cơ thể giúp êm dịu thần kinh, chống stress, giảm đau mỏi cơ, điều hòa lưu thông máu và dịch thể.
Video đang HOT
Chỉ cần nấu sôi các loại thảo dược và để nguội ở 30 – 40 độ C là có thể dùng được. Nước thuốc này sẽ được chứa trong một chậu nhựa chuyên dụng có bộ điều chỉnh độ rung. Bạn ngâm chân vào trong chậu khoảng 30 phút, bộ rung sẽ tạo ra sóng vừa mát xa chân vừa giúp các chất dễ hấp thu vào cơ thể. Phương pháp này rất phù hợp với người già, tăng huyết áp, bị viêm khớp cấp thấp, người làm việc văn phòng phải ngồi lâu hay những người phải đứng nhiều. Người ngâm chân sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu, mệt mỏi sẽ tan biến trong phút chốc.
Để tăng hiệu quả cho phương pháp này người ta thường kết hợp với mát xa bấm huyệt. Do trên chân chúng ta có rất nhiều huyệt đạo liên quan đến các nội tạng trong cơ thể vì vậy khi được mát xa chân thì các cơ quan như: hệ tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh, … sẽ được điều chỉnh giúp giảm đau, giảm tress, thư giãn phục hồi sức khỏe, êm dịu thần kinh.
Bấm huyệt chân kết hợp với ngâm chân bằng thảo dược
Phương pháp này rất dễ thực hiện, nếu bạn không có điều kiện đến chăm sóc tại các trung tâm, bạn cũng có thể tự pha chế nước ngâm chân bằng những loại thảo dược được kể trên. Bạn có thể tự mát xa chân bằng cách dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp lòng bàn chân, chú ý đến những điểm có cảm giác đau. Bạn dùng đầu ngón tay dò tìm và ấn vào các điểm đau, sau khi định vị chính xác được điểm đau này, bạn mát xa bằng cách dùng đầu ngón tay xoay tròn 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược. Phần các ngón chân cần có thêm động tác bóp các cạnh ngón và vê tròn xoay quanh toàn ngón chân.
Ngâm chân bằng thảo dược là phương pháp hữu ích giúp cho chân bạn giải tỏa cơn đau nhức, mang lại trạng thái sảng khoải sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Theo SKDS
Vì sao bị rối loạn tiền đình?
Tôi năm nay 40 tuổi, từ cách đây 4 năm, tôi hay bị hoa mắt chóng mặt, có lúc muốn ngất xỉu nhất là những lúc đứng lên đột ngột hoặc quay đầu nhanh quá. Tôi đã đi khám và được chẩn đoán là rối loạn tiền đình. Tại sao tôi lại bị bệnh này? Nguyễn Kim Loan (Hà Nội)
Rối loạn tiền đình nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy được, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.
Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả. Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Môi trường, thời tiết cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình. (Ảnh minh họa)
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), bệnh lý của cột sống cổ (thoái hóa, thoát vị, viêm, hẹp thân đốt...), bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ (rối loạn chuyển hóa lipid), bệnh lý tim mạch, bệnh lý của hệ tạo máu... Vì vậy trường hợp của bạn tốt nhất là đến các trung tâm y tế có uy tín để khám và làm các xét nghiệm cần thiết như các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ... để chẩn đoán nguyên nhân từ đó bác sĩ mới có chỉ định điều trị hợp lý cho bạn.
Nếu do thoái hóa đốt sống cổ, bạn có thể sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp bấm huyệt, chườm ấm vùng cột sống cổ sẽ giúp bạn giải quyết tạm thời tình trạng này. Hoặc có thể sử dụng các thuốc tăng cường tuần hoàn não như cinnarizin, flunarizine... Tuy nhiên dùng thuốc nào, liều lượng ra sao, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bạn nên thực hiện một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và tập luyện điều độ mỗi ngày.
Theo BS. Nguyễn Viết Lâm (Sức khỏe đời sống)
Đau lưng ở người cao tuổi Bố tôi 67 tuổi, bị bệnh đau lưng đã lâu, mặc dù uống thuốc có đỡ nhưng bệnh hay tái phát. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh này. Nâng vật nặng quá sức dễ gây đau lưng. Chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ có thể thấy rõ vùng tổn thương. Biện pháp khắc phục : tìm căn...