Ngắm cây rừng trong sách đỏ giữa Sài thành
Người dân TP.HCM ngẩn ngơ trước bộ sưu tập 158 cây quý hiếm, trong đó có nhiều cây rừng được ghi trong sách đỏ Việt Nam, trầm trồ trước một loài cây mới vừa phát hiện và chỉ có ở Việt Nam và kinh ngạc trước sự hoành tráng của tiểu cảnh bonsai nặng đến 4,5 tấn…
“Câu hỏi các phóng viên thường đặt ra cho tôi khi xuân về thường là Hội Hoa Xuân TP.HCM năm nay có gì mới? Cái mới chính là sự sáng tạo của các nghệ nhân đã đem đến mỗi kỳ Hội Hoa Xuân. Tuy gắn bó với Hội Hoa Xuân đã nhiều năm nhưng cứ mỗi lần tổ chức, tôi cũng lại hồi hộp không kém khi đón từng chuyến xe chở hiện vật về tập kết tại công viên Tao Đàn”, ông Trần Thiện Hà, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên Cây xanh TP.HCM – đơn vị tổ chức Hội Hoa Xuân TP.HCM (HHX) chia sẻ.
Được ghép từ đá tuyết hoa, một loại đá lấy từ miền Đông Nam Bộ, tác phẩm Xuân nơi miền xa mất khá nhiều công sức ở giai đoạn mài và lắp ghép. “Phải mài từng góc cạnh và chọn góc để lắp ghép cho hài hòa, đẹp mắt”, nghệ nhân Lâm Ngọc Vinh chia sẻ.
Theo ông Hà, dù trước đó nhiều tháng, ông và các cán bộ phòng kỹ thuật của Công ty đã trực tiếp gặp gỡ các nghệ nhân tham dự HHX nhưng phần lớn hiện vật luôn được những nghệ nhân giữ bí mật đến phút chót. Cận ngày khai mạc, Ban tổ chức mới có thể “mục sở thị” sản phẩm trưng bày hoặc dự thi. Đó là sự độc đáo và thú vị chỉ có ở HHX TP.HCM.
Tiểu cảnh Trường giang soi bóng (cây ngọa tùng), một trong những tác phẩm đẹp và hoành tráng của bộ sưu tập năm nay.
Năm nay, HHX lần thứ 33 ghi nhận “sức sáng tạo bền bỉ và có bước đột phá khá bất ngờ”, như lời thành viên ban chấm giải hiện vật HHX cho biết sau buổi chấm thi các bộ môn kiểng cổ, bon sai, non bộ, tiểu cảnh, cây khô, cá… diễn ra ngày 6/2 (tức 26 Tết) vừa qua. Đặc biệt, sản phẩm trưng bày dự thi bộ môn tiểu cảnh đạt độ “khủng” cả về chất lẫn lượng.
Video đang HOT
Tiểu cảnh Một cõi sơn hà với 2 câu đối: Non xanh nước biếc vời chân khách/Biển bạc thuyền xa vọng cố nhân, nặng 4,5 tấn, đây là hiện vật “khủng” nhất tại Hội Hoa Xuân TP.HCM. Phải dùng xe cẩu chuyên dụng và mất rất nhiều công sức mới đưa được tiểu cảnh này về dự hội.
Mang tên Vươn xa, tiểu cảnh đạt độ dài nhất đúng như tên gọi: 4,5m.
“Có những cái đẹp đến sững sờ”, ông “vua” non bộ Lâm Ngọc Vinh (H.Hóc Môn, TP.HCM), người nổi tiếng trong giới chơi bon sai Việt Nam do từng đạt nhiều giải thưởng tại HHX và các cuộc thi quốc tế, cho biết. Xuân nơi miền xa là tác phẩm được ông Vinh giới thiệu tại HHX. Tác phẩm được nghệ nhân này thực hiện khá công phu, mất 48 ngày mới hoàn thành (gấp 3 lần thời gian so với những tác phẩm thông thường). Tiểu cảnh có dòng suối róc rách vắt ngang những dãy núi hùng vĩ. Thấp thoáng giữa rặng thông, tùng xanh ngắt là ngôi chùa nhỏ ẩn hiện trầm mặc, thoát trần, từng chú hươu, nai thong dong gặm cỏ càng tô đậm vẻ đẹp thiên nhiên khi trời đất vào xuân.
Lần đầu xuất hiện tại HHX, cây thông tre “quyến rũ” các du khách cao niên đến thưởng lãm. Loài cây này cũng đang nằm trong nguy cơ tuyệt chủng cao.
Đỉnh tùng là loài thực vật cổ còn sống sót nằm ở mức độ R (hiếm) và có nguy cơ tuyệt chủng. Cây gỗ nhỏ, ít khi cao 10-15m và rất ít gặp trong rừng rậm nguyên sinh vùng núi thấp
Đa tử trà hương, loài cây mới vừa được các nhà khoa học phát hiện ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng cách đây 8 tháng.
Cây trà hương này có tên khoa học là Polyspora huongiana Orel, Curry & Luu, loài cây này được đặt theo tên ông Lê Văn Hương, giám đốc vườn quốc gia Bidoup – người có nhiều đóng góp trong việc hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học tại đây. Theo ông Ngô Bắc Đẩu, phụ trách khu trưng bày cây quý hiếm của HHX, loài mới này chưa từng ghi nhận trên thế giới, thuộc họ Trà, cây gỗ cao không quá 10m, hoa mọc ở đơn nách lá và có màu hồng sẫm.
“Chúng tôi đang chờ đợi cây sẽ nở hoa vào những ngày năm mới để người dân có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài cây độc nhất vô nhị, chỉ có ở Việt Nam này”, ông Đẩu hy vọng.
Đặc biệt, bộ sưu tập 158 cây quý hiếm lần này có sự góp mặt nhiều cây rừng được ghi trong sách đỏ Việt Nam (là danh sách các loài động vật, thực vật tại Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút về số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng) và 1 loài cây mới vừa phát hiện, chỉ có ở nước ta.
Theo 24h
5 loài cây sắp tuyệt chủng ở Khánh Hòa
Chai lá cong, sao lá tim, gõ biển, dầu Côn Đảo và cóc đỏ là 5 loại cây sinh trưởng tại vùng bán đảo Cam Ranh đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ngày 22-11, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa đã họp các sở, ngành liên quan để triển khai các biện pháp bảo tồn, tránh nguy cơ tuyệt chủng 5 loại cây đặc hữu, quý hiếm trên.
Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp, cây chai lá cong (Shorea falcata) là loại cây đặc hữu củaViệt Nam và quần thể tự nhiên chỉ còn tìm thấy ở Khánh Hòa. Cây này được xếp ở mức Rất nguy cấp (CR) theo Sách Đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ của thế giới (IUCN).
Cây chai lá cong
Cây sao lá tim (Hopea cordata) cũng là cây thuộc mức CR, ở nước ta chỉ có tại bán đảo Cam Ranh, xuất hiện rải rác ở dạng gỗ nhỏ.
Cây dầu Côn Đảo (Dipterocarpus condorensis) đây là loài đặc hữu của Việt Nam, phân bổ chính ở Côn Đảo, rải rác ở Bình Thuận, còn ở Khánh Hòa chỉ tìm thấy ở thị trấn Cam Đức (huyện Cam Lâm) khoảng 30 cá thể.
Cây gõ biển (Sindora maritima) phân bố ở một số tỉnh miền Trung, đang bị thu hẹp vùng phân bố và đang được đề nghị xếp hạng Ít nguy cấp (LC).
Cây gõ biển
Cây cóc đỏ
Cây cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loại cây ngập mặn được xếp vào mức sẽ nguy cấp (VU).
Theo TTXVN, để bảo tồn những loại cây trên, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Ban quản lý Các dự án khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh phối hợp với chủ đầu tư cam kết bảo tồn các loài cây quý hiếm trên. Các công viên thuộc dự án khu du lịch này phải thực hiện theo hướng trở thành nơi bảo tồn, phát triển các loại cây quý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp điều tra, đánh giá tình trạng phân bố, nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen, có kế hoạch nhân giống, trồng thử nghiệm... Các địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến cho người dân, tránh tình trạng chặt phá bừa bãi.
Theo 24h
Ngắm bàng vuông Trường Sa nở hoa trên đường Hoàng Sa Trong những ngày đầu tháng 11 này, cây bàng vuông được đem từ Trường Sa về trồng bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè phía đường Hoàng Sa từ hơn 10 năm trước, đang vào mùa trổ hoa rực rỡ. Cây bàng vuông Trường Sa dưới chân cầu Thị Nghè Theo thông tin từ Hội Nông dân TPHCM, bàng vuông còn được...