Ngắm cây Dã Hương gần ngàn năm tuổi, lớn nhất thế giới ở Bắc Giang
Đến Bắc Giang, du khách không nên bỏ qua điểm tham quan đặc biệt: Cây Dã Hương cổ thụ. Theo các nhà khoa học, đây là một trong hai cây Dã Hương lớn nhất thế giới.
Đến Bắc Giang du khách sẽ được tham quan, tìm hiểu về những giá trị lịch sử nghệ thuật của những ngôi chùa cổ kính, được khám phá trải nghiệm với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà tự nhiên ưu đãi cho Bắc Giang… Và với những du khách đam mê nghiên cứu khoa học, thì không thể không ghé qua điểm du lịch “Cây Dã Hương ngàn năm tuổi ” thuộc xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là một trong hai cây Dã Hương đại thụ lớn nhất thế giới.
Cây cao khoảng 36m, từ năm 1932 đã được trường Viễn Đông Bác cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) xếp hạng là cây cổ thụ quý hiếm của Việt Nam
“Dã Hương” được hiểu là hương thơm dân dã. Mùi thơm của cây tỏa ra từ nhựa cây và hoa của cây. Mùi thơm nhẹ nhàng và lan tỏa ra rất xa nên người dân nơi đây quen gọi là cây Dã Hương.
Gốc cây rỗng, từng chứa được 13 người bên trong
Theo các nhà khoa học, cây này từng được vua Lê Cảnh Hưng phong cho là “Quốc chúa đô mộc Dã Đại Vương” (cây Dã hương lớn nhất nước); được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larausse của Pháp và giới thiệu ảnh tại hội chợ Maseille (Pháp) năm 1932; được trường Viễn Đông Bác cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) xếp hạng là cây cổ thụ quý hiếm của Việt Nam.
Những cành gẫy đã được các nhà khoa học quốc tế hỗ trợ bảo tồn năm 2017
Năm 1989, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xếp cây Dã Hương ở Bắc Giang nằm trong quần thể cụm di tích quốc gia (gồm cây Dã Hương, đình Viễn Sơn, chùa Phúc Quang, đình Thuận Hòa…).
Theo ước lượng, gốc cây Dã Hương to đến 8 người ôm, còn theo những người làm công tác nghiên cứu vòng đo điểm to nhất của thân cây là 11m, chỗ nhỏ nhất là 8,3m, cây cao khoảng 36m, có đường kính trên 2,5m. Lớp vỏ cây trung bình dày 15cm, tán cây Dã Hương xòe phủ kín mái đình Tiên Lục, tạo ra một cảnh quan đặc sắc cho một vùng quê giàu di tích văn hóa. Hoa Dã Hương thường nở vào cuối xuân đầu hè, màu vàng nhạt, cánh nhỏ li ti và có mùi thơm tựa hoa dạ lan.
Video đang HOT
Theo người dân nơi đây, những cành gẫy đều gắn với sự chuyển biến lớn của đất nước
Cây không chỉ là nét đẹp của cảnh quan môi trường, cảnh quan thiên nhiên mà còn là nét đẹp văn hóa, biểu tượng rất đỗi mộc mạc, thân thiết, linh thiêng trong không gian văn hóa Việt.
Cây Dã Hương gắn với đời sống văn hóa, tâm linh của người dân địa phương
Theo người dân ở đây thì mỗi cành cây gẫy là thể hiện một sự kiện báo hiệu một sự chuyển biến lớn của đất nước như: Năm 1945 cành Dã Hương lớn phía đông bắc gãy là lúc Cách mạng Tháng Tám thành công; Năm 1954, cành phía tây gãy là năm chiến thắng Điện Biên Phủ; Năm 1964 cành phía nam gãy gắn với sự kiện Vịnh Bắc Bộ chiến tranh mở rộng ra miền Bắc; Năm 1975 cành phía tây gãy gắn với sự kiện giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Năm 2006 một cành ở đỉnh ngọn phía Nam gãy thì năm đó nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…
Gốc cây Dã Hương to đến 8 người ôm
Hiện nay cây Dã Hương đã được nhà nước coi là di sản quốc gia, hàng ngày có rất nhiều đoàn khách về đây không chỉ để chiêm ngưỡng, cảm nhận vẻ đẹp của cây “Dã đại vương” nghìn năm tuổi, được người dân nơi đây lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên những thông điệp có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về một cây cổ thụ như một biểu tượng, tượng trưng cho một sức sống trường tồn của dân tộc. Cây Dã Hương được người dân trong xã gọi là “cây Dã ngàn năm”, nó đã sống ở đây được gần một thiên nhiên kỷ, cũng từng trải qua bao thăng trầm của lịch sử Việt Nam nên mọi người luôn coi cây như một linh vật phù hộ cho làng từ ngàn đời nay.
Mùi thơm từ lá của cây Dã Hương xua đuổi được những loài côn trùng có hại
Qua hàng trăm năm sống với dân làng, cùng những truyền thuyết, huyền thoại và tín ngưỡng tâm linh, cây Dã Hương đã tạo ra một bầu không khí trong lành cho người dân sống xung quanh. Đến đây, ngoài việc tham quan và thỏa mãn nhu cầu tâm linh, du khách có thể thỏa mãn nhu cầu du lịch sinh thái, tìm hiểu các giá trị sinh thái và khoa học của cây đại thụ này.
Bóng cây tỏa mát một vùng rộng lớn
Ngoài tham quan và giải trí, du khách sẽ có một tinh thần thoải mái được tận hưởng hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ cây cao như một luồng không khí được điều hòa qua tán lá xanh, cao.
Theo ivivu.com
Khung cảnh thường ngày ở Delhi thành phố dễ sống bậc nhất châu Á
Với 26 triệu dân, thành phố Delhi được ví như Ấn Độ thu nhỏ, hội tụ nhiều nền văn hóa, tôn giáo và truyền thống của đất nước.
Được trang BBC ca ngợi là một trong những nơi dễ sống nhất tại châu Á, Delhi là thành phố có nền văn hóa đa dạng. "Không khí của Delhi giống như hương vị của một tiệm cà phê đẹp. Bạn có thể nhận thấy nhiều mùi hương hòa quyện ngay khoảnh khắc bước chân đến đây", theo Nishchal Dua, một người lao động đến từ New Delhi, một vùng nằm trong Delhi và là thủ đô của Ấn Độ. Ảnh: Girl Tweets World.
Những người kéo xe đang uống trà và trò chuyện ở một con phố nhỏ. Xe kéo tay tưởng chừng đã đi vào dĩ vãng khi những phương tiện tiên tiến ra đời. Nhưng ở Ấn Độ, một bộ phận người lao động vẫn hàng ngày đẫm mồ hôi kéo xe đưa khách, chở hàng qua những con phố nhỏ.
Một cậu bé bán hoa tại ngã tư đông đúc khi trời mưa. Ở Ấn Độ, hoa là biểu tượng của sự thịnh vượng và có mối liên kết với các vị thần nên người dân mua rất nhiều hoa cho mọi nghi thức, vào các dịp lễ hội và những buổi tiệc.
Người Ấn không phân biệt giàu nghèo đều rất thích lễ hội, đặc biệt là các dịp lễ của người Hindu như sinh nhật thần Ganesh từ ngày 17 đến 27/9.
Để chuẩn bị cho lễ hội Hindu Ganesh Chaturthi giữa tháng 9, những người phụ nữ Ấn bọc lại bức tượng của thần đầu voi Ganesha, vị thần của sự thịnh vượng và trí tuệ.
Người đàn ông này đang chở hàng hóa cồng kềnh đến nỗi không còn chỗ để chân trên chiếc xe máy nhỏ qua con đường vẽ graffiti màu sắc. Ấn Độ là thị trường xe máy hàng đầu thế giới, loại phương tiện này rất được ưa chuộng để di chuyển và chở đồ ở nơi đây.
Một người phụ nữ đang chạy giữa cơn mưa để kịp bắt xe buýt. Ở một nơi đông đúc và thường xuyên ùn tắc giao thông như ở Delhi, người dân luôn phải chen chúc trên những chiếc xe buýt chật chội hàng ngày, theo The Hindu.
Những đứa trẻ chơi đùa trên đường phố ngập bùn lầy sau cơn mưa lớn.
Những lao động nhập cư đang massage trong một con hẻm nhỏ ở phố cổ Delhi. Dân số thành phố tại Delhi tăng gần 1.000 người mỗi ngày trong năm 2016, trong đó 300 người là dân nhập cư đến lập nghiệp, theo Times of India. Nền kinh tế bùng nổ với thu nhập bình quân cao nhất tại Ấn Độ biến Delhi thành thủ đô của những lao động nhập cư.
Một ngư dân đặt vó đánh cá trên bờ sông Yamuna ở Delhi. Đây là một trong những con sông ô nhiễm nặng nề nhất tại Ấn Độ do rác thải sinh hoạt và công nghiệp, theo Guardian. Tuy nhiên, người dân vẫn mưu sinh, lấy nước dùng cho gia đình và thực hiện nhiều nghi thức tâm linh ven con sông này.
Trong con hẻm nhỏ ở khu phố cổ Delhi, một người đàn ông đang đeo kính lúp để sửa đồng hồ đeo tay. Trong thời đại kỹ thuật số, những người thợ dày dặn kinh nghiệm đang dần lạc hậu với công nghệ và những cửa tiệm nhỏ như của ông đã lỗi thời. Ảnh: Anindito Mukherjee
Theo ivivu.com
Rủ nhau đi trốn thế giới giữa thánh địa nghỉ dưỡng biệt lập, sang trọng, mới toanh ở Yên Tử Khi mà cuộc sống hàng ngày có quá nhiều sự bận rộn, xô bồ thì những phút giây được nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh, thanh bình thật quý giá, đáng trân trọng. Legacy Yên Tử là sự kết hợp tinh hoa của du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh, nơi bạn có thể tìm thấy sự cân bằng,...