Ngắm cặp khế hơn 400 năm tuổi được cho là của vua Gia Long
Cặp khế trên 400 năm tuổi được cho là do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc, hiện được đánh giá là cặp khế cổ nhất Việt Nam.
Nói đến vườn cây di sản độc nhất vô nhị ở Việt Nam, những người mê cây cảnh cũng như những người đang sở hữu vườn cây cảnh quý hiếm không thể không nhắc đến cái tên Toàn “đôla”, ở Việt Trì (Phú Thọ).
Theo chân anh Toàn đi thăm vườn cây trong khuôn viên nhà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi có rất nhiều cây quý, cổ từng thuộc sở hữu của vua, chúa ngày xưa, trong đó có cặp khế cổ “vợ chồng” được cho là của vua Gia Long.
Cặp khế cổ “vợ chồng” trong sân vườn nhà anh Toàn có tuổi đời trên 400 năm. Giới chơi cây đánh giá đây cặp khế cổ nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Anh Toàn cho biết, cặp khế này có tuổi đời trên 400 năm. “Theo chủ nhân cũ của cặp khế, cặp khế này do đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc. Khi con trai cả của vua Gia Long là hoàng tử Cảnh trưởng thành, vua trao cặp khế cho hoàng tử đi khai phá miền Tây.
Cặp khế được vua làm theo tích “tam ca ngũ thường” có nghĩa là: đạo làm cha thì phải làm sao, đạo làm con thì phải làm sao và đạo làm trai phải làm như thế nào… Dáng thế trực, một cây khế chồng, một cây khế vợ”, anh Toàn cho hay.
Năm 2015, vườn nhà anh Toàn được công nhận là vườn cây cảnh di sản đầu tiên tại Việt Nam
Kể về quá trình mua cặp khế cổ này, anh Toàn cho biết, cặp khế có tích mà lại do vua trồng nên rất khó mua. Anh phải đầu tư hàng tháng trời đến làm quen với chủ của cây ở Tiền Giang. Đến lúc thân thiết, anh mới ngỏ lời xin mua cây.
Video đang HOT
Nói về giá trị của cây, anh Toàn cho hay: “Cây cổ thì giá trị vô cùng, hiện giá trị của cặp khế này khoảng hơn 10 tỷ đồng”.
Năm 2014, Đại hội Sinh vật cảnh Châu Á đã bình chọn vườn cây của anh Toàn là vườn cây xuất sắc nhất Đông Nam Á. Năm 2015, vườn cây của anh tiếp tục được Liên Hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam công nhận là vườn cây cảnh di sản đầu tiên tại Việt Nam.
Theo vị chủ nhân, cây khế này là dòng khế gân, cây giòn nên rất khó uốn, phải được trồng, chăm sóc từ nhỏ mới có được hình dáng như thế này.
Muốn có một cây đẹp như vậy, những nghệ nhân xưa phải kì công chế tác
Mỗi cây có chiều cao khoảng gần 3m, đường kính gốc một người lớn ôm
Bông, cành tán mọc từ gốc lên ngọn và được các nghệ nhân xưa bố trí hợp lý
Cây khế thân mốc xù xì, u nổi.
Thân cây xoắn, uốn lượn
Theo Danviet
Tuyến vận tải container đường thuỷ đầu tiên ở phía Bắc khai trương
Tuyến vận tải container bằng đường thủy từ Việt Trì đến Hải Phòng được kỳ vọng sẽ cạnh tranh với đường bộ vì chi phí bằng một nửa.
Ngày 23/6, tuyến vận tải hàng hoá đường thủy từ Việt Trì đi Hải Phòng được khai trương tại cảng Hải Linh (Việt Trì, Phú Thọ). Đây là luồng vận tải container đường thủy duy nhất ở miền Bắc sau nhiều năm được khảo sát, lên kế hoạch.
Ông Đinh Hải Bắc, Giám đốc Công ty vận tải biển Container Vinalines - đơn vị khai thác tuyến, cho biết vấn đề hạn chế của vận tải thủy phía bắc là đường sông cạn chỉ thích hợp chạy loại sà lan cỡ nhỏ. Độ dốc của sông lớn nên khi tàu chạy từ Hải Phòng về Việt Trì mất tới 48 giờ. Cầu sông Đuống hạn chế tĩnh không nên chỉ cho phép sà lan được xếp tối đa 2 lớp container. Do đó, nhiều năm qua không có doanh nghiệp nào khai thác vận tải container trên tuyến này.
Điểm cạnh tranh được kỳ vọng là giá cước thấp, một container loại 40 feet từ cảng Hải Phòng lên Việt Trì chi phí khoảng 4,5 triệu đồng, bằng một nửa so với đường bộ. Tuy vậy, thời gian chuyên chở hàng hóa lại dài hơn, trung bình một tàu hàng di chuyển 18 giờ từ Việt Trì đi Hải Phòng trong khi đường bộ chỉ 6 giờ. Do đó, đường thủy chỉ thích hợp vận chuyển các mặt hàng vật liệu xây dựng, phân bón, quặng, hàng tiêu dùng...
Theo ông Bắc, vận tải container bằng đường thủy ở phía Nam chiếm tới 80% khối lượng. Còn ở phía Bắc, hàng hóa hoàn toàn vận chuyển bằng đường bộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn và ùn tắc giao thông.
Tuần đầu triển khai, đơn vị vận tải đã tiếp nhận hơn 70 container từ các doanh nghiệp vật liệu xây dựng tại Phú Thọ, Lào Cai.
Bốc xếp container xuống sà lan tại cảng Hải Linh (Việt Trì, Phú Thọ). Ảnh: Đ.Loan
Dưới góc độ cơ quan quản lý ngành, ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục đường thủy nội địa Việt Nam, nhận xét, tổ chức tuyến vận tải Việt Trì - Hải Phòng là hướng đi đúng để tăng trưởng và giảm tải cho đường bộ.
Dù vậy, đặc thù của vận tải thủy là không chở hàng từ cửa đến cửa nên việc thiếu kết nối hạ tầng khiến khả năng cạnh tranh với đường bộ còn yếu. Nhiều đoạn đường vào cảng chất lượng xấu, hạn chế tải trọng khiến xe lớn khó tiếp cận cảng. "Cơ chế ưu đãi chưa đủ hấp dẫn nên rất ít doanh nghiệp tham gia đầu tư cảng đường thủy", ông Giang nói.
Năm 2017, với mục tiêu tăng thị phần vận tải đường thủy từ 18% lên 19%, ngành đường thủy nội địa dự kiến tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác, đồng thời đẩy mạnh khuyến khích phát triển vận chuyển container.
Đoàn Loan
Theo VNE
2.000 người tham gia lễ hội đường phố dịp Giỗ Tổ Hùng Vương Mở đầu cho lễ Giỗ Tổ Hùng Hương 2017 là lễ hội văn hóa dân gian đường phố Việt Trì và chương trình nghệ thuật "Linh thiêng nguồn cội" tại đường Trần Phú, TP Việt Trì. Tối 1/4, chương trình lễ hội văn hóa dân gian đường phố và nghệ thuật chào mừng Lễ hội Đền Hùng sẽ được tổ chức nhằm tôn...