Ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên khắp thế giới
Khi hoàng hôn buông xuống là lúc cả bầu trời rực rỡ sắc màu. Những tia nắng cuối cùng trong ngày mang đến sự lãng mạn, ấm áp và bình yên,… với nhiều người đó là khoảnh khắc kỳ diệu nhất trong ngày.
Hoàng hôn trên hòn đảo nhỏ – Koh, thuộc vùng sông Mê Kông, Campuchia.
Koh – một nơi huyền diệu mà cảm giác như bạn được quay ngược thời gian. Đến đây bạn có thể tham quan đảo bằng xe đạp để cảm nhận thiên nhiên hoang dã nơi này. Khi hoàng hôn buông xuống bạn sẽ cảm nhận được sự hoà quyện của con người và thiên nhiên hoàn hảo cỡ nào, nó mang lại nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt và sự bình tĩnh cho trái tim mỗi người dân nơi đây.
Nếu bạn đang có ý định đi du lịch, muốn có cho mình những trải nghiệm đặc biệt, rời xa khu phố sầm uất thì đến với thành phố cổ Bagan để ngắm nhìn nét cổ kính, hoang sơ là điều mà bạn không thể bỏ lỡ!
Và khoảnh khắc tuyệt nhất để ngắm nhìn những công trình hùng vĩ này là vào lúc hoàng hôn. Khi mặt trời biến mất và để lại một trò chơi của những sắc thái vàng. Những ngôi đền từ từ bắt đầu hòa quyện trong bóng tối. Những khoảnh khắc ngắn ngủi đó sẽ mãi mãi đọng lại trong ký ức của bạn!
Maldives là một hòn đảo thiên đường trong mơ dành cho những người yêu thích sinh vật biển và những bãi biển cát trắng đẹp như tranh vẽ. Làn nước màu ngọc lam trong vắt và những ngôi nhà gỗ trên nước tuyệt đẹp.
Khi hoàng hôn buông xuống bầu trời trông giống một ngọn núi lửa phun trào khắp nơi, được bao phủ bởi màu đỏ rực, màu cam rực rỡ với những đám mây trong một lớp lót bạc sáng. Để xem cá heo trong bối cảnh này, nó thực sự là một trong những cảnh hoàng hôn ngoạn mục nhất thế giới.
Hoàng hôn ở Whangarei Heads, New Zealand.
Khi mặt trời lặn, rũ bỏ màu sắc và ánh sáng ngoạn mục trên bầu trời, vào thời điểm này nếu bạn ngồi trên bãi biển nhâm nhi một cốc bia lạnh, cười đùa với một người bạn cũ,… cảm giác sẽ rất tuyệt vời!
Video đang HOT
Một trong những cảnh hoàng hôn ấn tượng và mê hoặc nhất là từ bãi biển Sairee ở Koh Tao, Thái Lan. Màu sắc hoàng hôn sớm trên bầu trời trông đầy hứa hẹn, Từ màu hồng mềm mại và xanh lam, cả bầu trời biến thành lửa, phản chiếu trong biển yên tĩnh. Với màu sắc rực rỡ như vậy ở hậu cảnh, những chiếc thuyền biến thành hình bóng, khiến cho toàn bộ hình ảnh không thể nào quên.
Cinque Terre là một nhóm gồm 5 ngôi làng đầy màu sắc nằm dọc theo bờ biển Riveria, Ý. Hoàng hôn từ Riomaggiore đặc biệt đẹp, khi bạn có thể ngắm nhìn nó trên biển, hoặc quay lại và xem màu sắc của mặt trời khi mặt trời chiếu vào các tòa nhà màu pastel quanh bến cảng nhỏ. Lấy một chiếc bánh pizza và một ít rượu vang và bạn đã sẵn sàng!
Hoàng hôn ở Síp luôn có vẻ dài, bầu trời thường không có mây và mặt trời treo gần đường chân trời rất lâu. Nơi lý tưởng nhất của Síp để ngắm hoàng hôn là từ thành phố Paphos, trên bờ biển phía tây, khi nó biến mất ở phía bên kia của nước.
Hình ảnh này được chụp tại Công viên quốc gia Chobe, Botswana.
Ở Chobe, bạn có thể đi trên sông lúc hoàng hôn và ngắm đàn hươu cao cổ, xem những chú voi bơi qua sông, hà mã và trâu nước đùa giỡn,… cảnh hoàng hôn nơi này là kết thúc tuyệt vời nhất cho chuyến trải nghiệm của bạn.
Ngắm hoàng hôn ở bãi biển Ngapali là trải nghiệm yêu thích của hầu hết du khách khi đến đây. Mỗi đêm, bầu trời sẽ tràn ngập sắc đỏ rực rỡ khi mặt trời lặn trên đại dương. Cảnh tượng này sẽ thay đổi hàng ngày, với mỗi hoàng hôn đẹp hơn những cảnh trước đó.
Khi xứ Wales có một ngày nóng như thiêu đốt, một trong những điều yêu thích của du khách là đi bộ đến Cardiff Bay Barrage và ngắm hoàng hôn. Đuổi theo ánh hoàng hôn là một trong những điều tuyệt vời mà bạn nên thử.
Hoàng hôn hoành tráng nhất mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng mong được thấy – màu sắc rực rỡ và một khung cảnh tuyệt vời! Hoàng hôn muộn trong mùa hè ở Vương quốc Anh!
El Tunco là một bãi biển lướt sóng cát đen ở El Salvador. Nó không đẹp theo cách mà hầu hết mọi người tưởng tượng về các bãi biển. Đây là một bãi biển màu trắng rải rác với những chiếc ô đầy màu sắc và những cây cọ đung đưa. Nhưng mỗi đêm bầu trời đỏ rực như một vụ nổ màu. Đó cũng là thời điểm người dân địa phương và khách du lịch tụ tập tại bãi biển để gặp gỡ bạn bè, chơi ném đĩa và tham gia các vũ điệu sôi động.
Cận cảnh bầu trời biến thành những bức tranh đầy màu sắc trên Sava và Danube, là một sự chào đón tuyệt vời khi bạn đến Belgrade. Công viên Kalemedgan là một trong những nơi đầu tiên bạn nên đến thăm ở Belgrade và là một trong những nơi được nhiều du khách yêu thích.
Xem cảnh mặt trời mọc trên Grand Canyon ở Arizona, Mỹ là một trải nghiệm cực kỳ thiêng liêng đối với nhiều người. Rất ít nơi trên thế giới gây kinh ngạc như Grand Canyon đồ sộ.
Đây là bãi biển Malendure trên đảo Guadeloupe thuộc vùng biển Caribbean của Pháp.
Malendure là một bãi biển cát trắng cong cổ điển, được lót bằng những cây cọ, cảnh hoàng hôn nơi đây tuyệt đẹp, nó đã níu chân tất cả các du khách từng ghé thăm.
Song Minh
Điêu đứng vì hạn hán và xâm nhập mặn
Những cánh đồng cháy khô, những vườn cây ăn trái ủ rũ vì thiếu nước, người dân gạn lọc, chia nhau những nguồn nước ngọt ít ỏi... là những hình ảnh đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hạn hán, xâm nhập mặn đang thực sự đe dọa sản xuất nông nghiệp tại vựa lúa lớn nhất nước.
Hàng chục nghìn héc-ta hoa màu có nguy cơ chết khô
Tại tỉnh Bạc Liêu, khô hạn diễn ra gay gắt, nhiều tuyến kênh trong vùng ngọt hóa của tỉnh đã khô cạn, gây khó khăn cho việc sản xuất vụ lúa hè thu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Khô hạn cũng khiến nhiều diện tích rừng ở địa phương này được xếp vào diện cảnh báo cháy rừng cấp 5, đặc biệt là ở các huyện Phước Long, Giá Rai, Đông Hải, Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, Hồng Dân. Dự báo nếu tình hình nguồn nước ngọt và thời tiết mùa khô năm 2020 diễn ra bất lợi như năm 2015 - 2016 thì khoảng 5.400 héc-ta lúa và khoảng 9.000 héc-ta nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu sẽ bị ảnh hưởng.
Những cánh đồng khô khát vì hạn hán và xâm nhập mặn
Với tỉnh Cà Mau, do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài, đến đầu tháng 3, nguồn nước trên hệ thống kênh, rạch vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau gần như khô cạn, làm thiệt hại hơn 18.000 héc-ta lúa, hoa màu. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 20.000 hộ dân đang thiếu nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, nuôi trồng thủy sản. 42.000 héc-ta rừng U Minh Hạ cũng bị khô cạn, trong đó có 12.000 héc-ta rừng đang dự báo cấp cháy cực kỳ nguy hiểm.
Cùng chung thực trạng với Bạc Liêu và Cà Mau, xâm nhập mặn đã bao phủ diện tích cả tỉnh Bến Tre, Hậu Giang, Tiền Giang. Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài và mực nước trên các tuyến sông Cái Côn, Lái Hiếu, Cái Lớn, Xáng Xà No... tiếp tục xuống thấp, mặn sẽ tiến sâu vào nội đồng tỉnh Hậu Giang với độ mặn tăng cao; 36.000 héc-ta cây ăn quả ở phía Nam Quốc lộ 1 của Tiền Giang sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hạn, mặn, đặc biệt là 12.000 héc-ta chuyên canh sầu riêng.
Cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn
So với cùng kỳ năm 2016 - năm diễn ra xâm nhập mặn kỷ lục - năm 2020, xâm nhập mặn tại ĐBSCL còn diễn ra trầm trọng hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do mùa mưa 2019 trên lưu vực sông Mê Kông xuất hiện muộn so với trung bình nhiều năm, tổng lượng dòng chảy năm ở mức thấp. Dòng chảy về ĐBSCL từ đầu mùa khô đến nay giảm nhanh, thấp hơn cả năm 2015, 2016. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dòng chảy trên sông Cửu Long về ĐBSCL trong tháng 3/2020 ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm và năm 2016 từ 5 đến 20%. Mực nước tại Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho ĐBSCL không nhiều. Đây là nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài trong mùa khô năm 2019 - 2020.
Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh từ tháng 12/2019, hiện đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh ở ĐBSCL và đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong tháng 3, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt với mức cao nhất và vào sâu nội đồng. Đến nay, 5 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Kiên Giang đã công bố tình huống khẩn cấp về xâm nhập mặn.
Đáng lo ngại là xâm nhập mặn tại ĐBSCL đã làm thiệt hại gần 29.700 héc-ta lúa. Khoảng 332.000 héc-ta lúa Đông Xuân; 136.000 héc-ta cây ăn quả khả năng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tiếp theo của mùa khô 2020. Đã có 95.600 hộ dân các tỉnh ĐBSCL bị thiếu nước sinh hoạt và con số này sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Trước tình trạng cấp bách này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương liên quan tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị 04 của Thủ tướng về giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, giảm thiệt hại hơn nữa cho sản xuất, ổn định đời sống, không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt.
Cùng với đó, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách trung ương cho 5 tỉnh ĐBSCL theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn (như bơm nước; nạo vét cửa lấy nước, kênh rạch; đắp đập tạm ngăn mặn trữ ngọt; đào ao, giếng trữ nước; khoan giếng, kéo dài đường ống cấp nước sinh hoạt; hỗ trợ thiết bị trữ nước, lọc nước, chi phí chở nước sinh hoạt...).
Đồng thời, yêu cầu các địa phương phải chủ động bố trí ngân sách, hỗ trợ đúng người, đúng việc, không để thất thoát, chống tiêu cực.
P.V
Đây là thứ giúp dân miền Tây thoát ám ảnh khát cháy: Bẫy nước ngọt Hạn hán, mặn xâm nhập Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng phức tạp, bất thường. Phần lớn các con sông, giếng, ngay cả nước máy cũng đều bị nhiễm mặn và lợ. Cây cối héo khô, mất mùa vì thiếu nước thì người dân nơi đây cũng đang điêu đứng trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Cây lúa...