Ngắm cảnh chợ quê độc đáo ở trung tâm Hà Nội
Sắc màu dân dã của các quầy hàng kết hợp với không gian chật chội đặc trưng của ngõ hẻm phố cổ đem lại cho chợ Thanh Hà một sự hấp dẫn khó cưỡng.
Nằm trong khu vực phố cổ, chợ Thanh Hà là một khu chợ tạm phát sinh từ chợ Đồng Xuân – khu chợ nổi tiếng hình thành từ thời Pháp thuộc, cuối thế kỷ 19.
Chợ họp dọc ngõ Thanh Hà và phố Nguyễn Thiện Thuật, đoạn từ đầu phố Cầu Đông đến phố Hàng Chiếu. Xưa kia khu vực này thuộc thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ.
Thời Pháp thuộc, trong ngõ chợ có nhiều gia đình buôn bán lâm sản của các bè chở đến bến sông Hồng, trong đó mặt hàng phổ biến là củ nâu, nên ngõ Thanh Hà còn gọi là ngõ Củ Nâu.
Ngày nay, các mặt hàng buôn bán ở chợ Thanh Hà khá phong phú, trong đó thực phẩm tươi sống là nhiều nhất.
Thực phẩm ở chợ Thanh Hà được giới nội chợ đánh giá là thuộc hàng tươi ngon nhất Hà Nội.
Đoạn đầu phố Nguyễn Thiện Thuật giáp phố Hàng Chiều thì tập trung nhiều hàng đồ ăn chế biến sẵn, như các loại giò chả…
…Thịt trâu, bò sấy, mắm tép và các loại đồ khô.
Video đang HOT
Từ sáng đến chiều, chợ Thanh Hà luôn tấp nập người mua kẻ bán.
Chợ họp ngay bên cổng đền Hội Thống, một ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngõ Thanh Hà.
…Và cổng trường THCS Lê Lợi trên phố Nguyễn Thiện Thuật.
Sắc màu dân dã của các quầy hàng kết hợp với không gian chật chội đặc trưng của ngõ hẻm phố cổ đem lại cho chợ Thanh Hà một sự hấp dẫn khó cưỡng.
Ngày nay, chợ là một điểm tham quan lý thú dành cho du khách ở phố cổ Hà Nội.
Quốc Lê
Theo vietnamdaily.net.vn
Phố vắng lãng mạn trong đêm ở Hà Nội
Phố cổ Hà Nội về đêm tĩnh lặng, vừa lạ vừa quen so với cuộc sống thường nhật. Dưới ánh đèn vàng, những con phố vốn đông đúc ban ngày trở nên vắng vẻ, lắng đọng hút tầm mắt. Phố Hà Nội nhìn ở mỗi thời điểm lại cho một vẻ, với những cảm nhận khác nhau.
Phố Phùng Hưng lúc 23h vắng vẻ khác hẳn nhịp sống nhộn nhịp ban ngày. Con phố này vẫn còn một số ngôi nhà cổ song có lẽ nổi bật nhất chính là đường tàu hỏa chạy dọc phố đã hơn trăm tuổi.
Ô Quan Chưởng bề thế nằm chắn ngang phố Hàng Chiếu, một cửa ô còn xót lại của đất Thăng Long xưa. Ô Quan Chưởng cũng đồng thời là phố ngắn nhất Hà Nội, dài khoảng 75m, nối từ của Ô Quan Chưởng cuối phố Hàng Chiếu ra đường Trần Nhật Duật.
Một vài đoạn phố không được chiếu sáng nhưng vẫn ẩn hiện nét kiến trúc xưa cũ qua ánh sáng phát ra từ phương tiện giao thông.
Một cánh cổng sắt cổ tại khu dân cư nằm trên phố Đường Thành. Khu nhà này có vài cánh cổng giống hết nhau, bộ cổng còn lại nằm trên phố Nguyễn Quang Bích.
Không gian phố cổ vắng vẻ lắng đọng về đêm.
Ngôi nhà cổ số 47 Hàng Bạc còn giữ lại được khá nguyên vẹn mặt tiền với lối kiến trúc xưa nhưng bên trong đã được chia thành nhiều căn hộ khá chật chội.
Phố Cổng Đục dưới ánh sáng vàng của những ngọn đèn đường gợi nét đẹp hoài cổ.
Dãy nhà cổ mang dấu ấn kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20.
Phố Hàng Chiếu nhìn qua 2 cánh cổng gỗ lớn của Ô Quan Chưởng.
Phố Hàng Mã.
Phố Gầm Cầu - con phố chuyên buôn bán đồ thủy tinh, gốm sứ, giày dép...
Ngõ Hàng Hương nhìn xuyên qua một vòm cầu đường sắt cổ chạy dọc trên phố Phùng Hưng.
Phố Hàng Đào lúc 0h thưa vắng người đi lại. Đây là con phố nằm trên trục đường buôn bán sầm uất nhất nhì của Hà Nội.
Phố Hàng Đường.
Đoạn ngã tư phố Gia Ngư - Đinh Liệt liên thông với khu vực Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến - điểm vui chơi nổi tiếng của du khách và giới trẻ Hà Nội.
Theo Dân trí
Chợ Cầu Đông trong ca dao nay đã "lột xác" như thế nào? Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, chợ Cầu Đông là một khu chợ khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao "Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế giữa chợ này và câu ca dao có mối liên quan nào không? Khi nghe câu ca dao nổi tiếng "Bà già đi chợ Cầu...