Ngắm bộ quân phục “siêu chiến binh” của quân đội Nga
Quân đội Nga đang bắt đầu hiện đại hóa với việc trang bị cho binh sĩ các bộ quân phục chiến đấu hiện đại và tăng độ an toàn cho tính mạng.
Các mẫu trang phục mới cho các binh chủng – Ảnh chụp màn hình
Theo trang Sputnik ngày 1-10, trong cuộc họp báo gần đây, Tư lệnh Lục quân Nga, Thượng tướng Oleg Salyukov cho biết quân đội Nga vừa nhận khoảng 100.000 bộ quân phục Ratnik-3 hiện đại và dự kiến trong những năm tới, mỗi năm sẽ tiếp nhận thêm 70.000 bộ Ratnik-3.
Ông Salyuko tiết lộ rằng bộ quân phục Ratnik-3 không chỉ trang bị cho lực lượng bộ binh, mà còn trang bị cho quân dù, lính thủy đánh bộ và lực lượng đặc nhiệm, nhưng chủ yếu dành cho bộ binh.
Ông Salyukov khẳng định các bộ quân phục này đã được sử dụng trong quá trình huấn luyện chiến đấu và cho thấy sự thuận tiện.
“Tôi thấy rằng bộ quân phục mới này được tổng hợp tất cả các hệ thống hoàn toàn mới xét theo góc độ về bảo vệ binh sĩ, về tấn công, về giúp sống sót và cung cấp năng lượng. Đó là chưa kể bộ khung và hệ thống làm mát siêu nhỏ”, tướng Salyuko giải thích.
Bộ Ratnik-3, nặng chỉ 24 kg, được giới thiệu là bộ quân phục của “người lính trong tương lai”, gồm khoảng 50 thành phần trong có trang bị 9 đơn vị vũ khí như súng tiểu liên AK-12 hoặc AEK-971, đạn dược và các hệ thống giáp bảo vệ, cung cấp năng lượng, hệ thống truyền thông và định vị, mặt nạ bảo vệ, kính bảo vệ, hệ thống theo dõi sức khỏe…
Bộ quân phục có đến 50 thành phần cấu thành – Ảnh chụp màn hình
Mũ bảo hiểm và áo giáp chống đạn được sử dụng vật liệu siêu nhẹ – Ảnh chụp màn hình
Đây là sản phẩm thiết kế của Phòng thiết kế Cơ khí chính xác của Nga (TsNIITochMash) vừa được trưng bày tại cuộc triển lãm quốc phòng 2016 ở ngoại ô Matxcơva.
Video đang HOT
Trong lần trả lời phỏng vấn với tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, ông Dmitry Semizorov, tổng giám đốc của TsNIITochMash, khẳng định thiết kế của đơn vị ông gồm các vật liệu mới, nhẹ và được kết hợp với nhiều hệ thống điều khiển và kiểm soát thông minh.
Trước đó, tờ Izvestia của Nga xác nhận việc sử dụng vật liệu tổng hợp mới sẽ giảm đáng kể trọng lượng áo chống đạn thiết kế cho lực lượng vũ trang Nga. Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, quá trình nghiên cứu vật liệu mới đã được bắt đầu từ tháng 1-2016.
Bộ quân phục Ratnik đã được Nga công khai giới thiệu tại triển lãm mới đây ở ngoại ô Matxcơva – Ảnh: Reuters
“Quân phục của binh lính sẽ được làm bằng sợi aramid, trong khi áo giáp chống đạn và mũ bảo hiểm sẽ được gia cố bằng kim loại sứ pha lẫn chất boron các-bua. Điều này sẽ giúp nhà sản xuất giảm được đáng kể trọng lượng của áo chống đạn mà không làm suy yếu độ bền. Một bộ áo giáp chống đạn bảo vệ đầy đủ (thân người, cổ, vai, gáy, tay trước) hiện nay nặng khoảng 15kg và nếu dùng chất liệu mới sẽ giảm trọng lượng đi khoảng 20-30%”, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Chất boron các-bua là chất thường được dùng trong các loại giáp xe tăng, hiện đang được sản xuất bởi công ty Bifors và NEFS-Soyuz ở Nga.
Quân đội Nga đã nhận được khoảng 80.000 bộ quân trang Ratnik-2 trong năm 2015, với trọng lượng toàn bộ trang bị vào khoảng 20 kg, tức là nhẹ bằng một nửa so với thế hệ quân phục cũ.
Binh sĩ Nga đã ra trận với bộ quân phục mới – Ảnh chụp màn hình
Bộ quân trang Ratnik của Nga hội tụ những sáng chế tiên tiến nhất trong lĩnh vực vũ khí xạ kích, phòng hộ, hệ thống trinh sát, điều khiển và liên lạc. Ratnik bao gồm các mô-đun có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ tác chiến và chịu được nhiệt từ âm 50 đến 50 độ C.
Theo NTD
Uy lực vũ khí phá vật cản FMV-B1 do Việt Nam sản xuất
Các cán bộ, kỹ sư của Viện Tên lửa trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự đã chế tạo thành công vũ khí phá vật cản mở cửa cho bộ binh mang tên FMV-B1.
Kinh nghiệm sáng tạo vũ khí tên lửa trong chiến tranh đã được Viện Tên lửa vận dụng và phát triển lên trình độ mới, một loạt những sản phẩm cải tiến thiết kế của Viện đã được ra đời.
Một trong số đó là phương tiện vũ khí phá vật cản mở cửa cho bộ binh FMV-B1, một sản phẩm do Viện Tên lửa tự nghiên cứu và sản xuất hoàn toàn từ quả tên lửa, động cơ kéo các chuỗi nổ cho tới bệ phóng.
Nguyên lý hoạt động của vũ khí FMV-B1 là sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn kéo chuỗi nổ mềm dài liên tục. Tên lửa đưa chuỗi nổ đến hàng rào nhiều lớp, bãi mìn và được kích nổ bằng ngòi nổ cơ khí giữ chậm hỏa thuật.
Đề tài đã đáp ứng được niềm mong đợi của nhiều cấp chỉ huy cũng như các cơ quan nghiên cứu, chỉ đạo tác chiến và huấn luyện của quân đội trong việc bảo vệ tính mạng người chiến sĩ trong chiến đấu.
Giá phóng và động cơ của vũ khí phá vật cản mở cửa cho bộ binh FMV-B1
Cấu tạo của vũ khí FMV-B1 gồm có bộ phóng với kết cấu dạng trượt đơn giản, đảm bảo cho tên lửa rời bệ khi bắn theo đúng các điều kiện đã định.
Động cơ kéo là động cơ nhiên liệu rắn thực hiện chức năng mang tải hữu ích là chuỗi nổ đến mục tiêu. Trên đầu động cơ lắp hệ thống điểm hỏa điện làm nhiệm vụ phát hỏa động cơ.
Cáp thép của vũ khí FMV-B1
Cáp thép cho chức năng liên kết động cơ kéo với chuỗi nổ, cáp có độ dài vừa đủ để chuỗi nổ không bị ảnh hưởng bởi luồng phụt của động cơ khi động cơ hoạt động.
Ngòi nổ của chuỗi nổ
Ngòi nổ được lắp ở đầu cuối của chuỗi nổ, trong ngòi nổ có bộ phận giữ chậm bằng hỏa thuật.
Chuỗi nổ của vũ khí FMV-B1
Chuỗi nổ neo là các đoạn chuỗi nổ dạng mềm được cố định trên dây trục và có thể tách rời thành 11 module thuận tiện cho mang vác.
Hệ thống neo hãm của vũ khí FMV-B1
Hệ thống neo hãm dạng mềm trên cơ sở kết hợp hãm bằng lực cản khí động dù hãm với neo hãm bằng dây mềm có độ đàn hồi lớn.
Bắn thử vũ khí phá vật cản mở cửa cho bộ binh FMV-B1
Theo Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Hồng Anh - Chủ nhiệm đề tài vũ khí FMV-B1 thì các tính năng kỹ chiến thuật đã được tăng thêm rất nhiều, quan trọng nhất là cự ly thêm được 30 m và chiều rộng cửa mở thêm được 2 - 3 m, đảm bảo cho bộ đội có thể tiến công.
Ngoài ra, các khối thuốc nổ còn đảm bảo độ truyền nổ và kết cấu của nó bền vững nhờ lực kéo của động cơ kéo dây trục.
Theo Soha News
Nắm đấm thép của Bộ binh cơ giới Việt Nam Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 được Liên Xô sản xuất từ thập niên 1960 và viện trợ cho Việt Nam sau khi Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 nổ ra. Nắm đấm thép của Bộ binh cơ giới Việt Nam Tính đến thời điểm hiện tại, BMP-1 vẫn là dòng xe chiến đấu bộ binh có số lượng lớn nhất, được...