Ngắm bộ lông sặc sỡ của chim uyên ương
Chim uyên ương có tên khoa học là Aix Galericulata, có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Chiều dài của uyên ương trưởng thành từ 41-49 cm, sải cánh dài 65-75 cm.
Con trống (còn gọi là uyên) có bộ lông sặc sỡ khó nhầm lẫn. Nó có mỏ đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng ria.
Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng. Con mái (còn gọi là ương) trông tương tự như con mái của vịt Carolina, với vành khuyên màu trắng quanh mắt và sọc chạy ngược về phía sau từ mắt, nhưng nhạt dần, nó có sọc nhỏ màu trắng bên hông và đầu mỏ nhạt màu.
Trong tự nhiên, uyên ương sinh sản trong các khu vực nhiều cây cối gần các ao, hồ nước nông, đầm lầy. Chúng làm tổ thành các hốc trên cây, gần với mặt nước. Con trống không chăm lo gì đến việc ấp và bảo vệ trứng, nó để mặc cho con mái tự làm lấy việc này. Tuy nhiên, trái với các loài vịt khác, uyên ương trống không bỏ rơi gia đình, nó chỉ tạm thời rời bỏ con mái trong thời gian ấp trứng và sẽ quay trở lại khi trứng đã nở.
Ngay sau khi uyên ương con nở ra, mẹ chúng bay xuống đất và kêu để giục các con rời tổ. Sau đó các uyên ương con sẽ theo mẹ đến một vùng nước gần đó, nơi chúng sẽ thường xuyên gặp mặt cha mình, lúc này uyên ương cha đã quay trở về và bảo vệ con cái cùng mẹ chúng.
Uyên ương kiếm ăn bằng cách bơi lội hay đi lại trên mặt đất. Chúng chủ yếu ăn các loại rau cỏ và hạt, đặc biệt là quả sồi. Chúng đi kiếm ăn lúc chạng vạng hay rạng đông, còn ban ngày thì đậu trên cây hay ở dưới mặt đất để nghỉ ngơi.
Vẻ ngoài độc lạ của loài sóc có nguồn gốc ở Ấn Độ
Sóc lớn Ấn Độ có tên khoa học Ratufa Indica. Nó là một loài sóc cây lớn trong chi Ratufa có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Hiện loại sóc này phân bố khá rộng rãi ở khu vực Nam Á.
Sóc lớn Ấn Độ có bộ lông pha lẫn giữa màu đen, đỏ hung và màu be.
Sóc lớn Ấn Độ có chiều dài 36cm (từ đầu tới hết phần thân), đuôi dài 61cm, cân nặng từ 2kg trở lên.
Sóc lớn Ấn Độ thường phân bố ở những khu rừng xanh ẩm ở khu vực Nam Á.
Sóc lớn Ấn Độ có thể nhảy từ cây này sang cây khác với khoảng cách lên đến 6m.
Nó là loài động vật khá nhút nhát.
Sóc lớn Ấn Độ thường hoạt động vào buổi sáng và buổi chiều, trưa chúng thường dành thời gian để nghỉ ngơi.
Chúng thường hoạt động đơn lẻ.
Sóc lớn Ấn Độ thường ăn hoa, quả cây rừng...
Mỗi lứa, sóc lớn Ấn Độ thường đẻ từ 2-4 con, đôi khi là 5 con.
Chúng thường sinh sản vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 12.
Khi mới chào đời, sóc con nặng 74,5g, dài 27,3cm.
Sóc lớn Ấn Độ thường làm tổ hình cầu khá lớn bằng lá và cành cây.
Cuộc sống của sóc lớn Ấn Độ gắn liền với cây cối, chúng hiếm khi rời khỏi cây.
Ngắm bộ lông tuyệt đẹp của gà gô đen Gà gô đen có tên khoa học là Lyrurus Tetrix. Chúng phân bố chủ yếu ở một số nước châu Âu như Anh, Nga, Ba Lan, Italia, Pháp, Hy Lạp và một số vùng ở Trung Quốc và Mông Cổ. Gà gô đen trống trưởng thành dài khoảng 53cm, nặng từ 1-1,5kg. Trong khi đó con mái nặng 0,57-1,1kg, dài 40cm. Chân của...