Ngắm “biển mây” đẹp như tiên cảnh tại Điện Biên
Biển mây, một hiện tượng thiên nhiên độc đáo, mang vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa kỳ vỹ mà bất cứ ai cũng đều phải trầm trồ, thích thú khi được tận mắt chứng kiến.
Để có thể bắt gặp hiện tượng này, bạn cần có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước về thời tiết, khí hậu và cả một chút may mắn nữa. Vì nếu nhiệt độ quá thấp, sẽ xuất hiện sương mù, nếu nhiệt độ quá cao hay gió to, trời sẽ thường quang mây, nắng ráo. Biển mây thường xuất hiện ở các thung lũng khi nhiệt độ ngoài trời dao động từ khoảng 10-22 độ C.
Xin mời quý độc giả cùng ngắm nhìn những địa điểm có biển mây tuyệt đẹp tại Điện Biên:
Biển mây tại bản Kê Nênh, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ
Cách trung tâm thành phố chỉ 5km, bạn sẽ được ngắm nhìn biển mây trắng bồng bềnh giữa thung lũng có ruộng bậc thang rộng lớn, tầm nhìn ngút mắt núi đồi. Đây cũng là địa điểm nằm trên tuyến đường đến Sở Chỉ huy chiến dịch Mường Phăng, rất thuận tiện cho việc tham quan của du khách khi đến Điện Biên.
Đèo Tằng Quái, huyện Mường Ảng, thành phố Điện Biên Phủ
Đèo Tằng Quái dài 11km, nằm trên quốc lộ 279 từ thành phố Điện Biên Phủ đi huyện Mường Ảng. Với biển mây bồng bềnh, dâng tràn thung lũng Ẳng Nưa suốt bốn mùa trong năm, đèo Tằng Quái là địa điểm quen thuộc và hấp dẫn rất nhiều du khách đặc biệt là giới trẻ tìm đến, ở đây còn có “mỏm đá sống ảo”, sở dĩ có tên gọi như vậy là vì khi leo đến được mỏm đá này, bạn sẽ được cảm giảm chênh vênh giữa đất trời, mây, nắng và gió cùng những bức ảnh tuyệt vời để checkin.
Video đang HOT
Các điểm săn mây tại huyện Tủa Chùa
Tủa Chùa là huyện vùng núi cao ở phía Đông Bắc, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 130km. Với địa hình đa dạng, nhiều đồi núi vì vậy không khó để tìm ra những địa điểm ngắm biển mây đẹp ở đây như: Xã Sính Phình, xã Sín Chải, xã Mường Báng… Ngoài việc ngắm biển mây trắng tuyệt đẹp, quý khách cũng có thể thỏa thích đắm mình trong khung cảnh sông nước hữu tình khi đi thuyền thăm quan lòng hồ sông Đà chảy qua địa phận của huyện Tủa Chùa.
Cơ hội cho du lịch Điện Biên phát triển
Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào được tổ chức tại tỉnh Điện Biên.
Đây là dịp để Điên Biên quảng bá du lịch của tỉnh đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III được tổ chức tại tỉnh Điện Biên từ ngày 1 - 3/10/2022. Đây là dịp để Điên Biên quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh đến vời bạn đọc trong và ngoài nước. Trước thêm diễn ra sự kiện này phóng viên của TTXVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên xung quanh nội dung này.
Phóng viên: Ngành du lịch tỉnh Điện Biện đã triển khai và chuẩn bị cho sự kiện này như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Phú: Việc chuẩn bị đang được các đơn vị rốt ráo thực hiện với tinh thần cao nhất để sự kiện quan trọng này được tổ chức thành công đúng như mong đợi. Dự kiến Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III, tỉnh Điện Biên sẽ đón lượng khách lớn, riêng danh sách đại biểu bố trí đón tiếp đã lên tới gần 1.400 đại biểu. Do đó, Ban tổ chức đã chỉ đạo rà soát tại hơn 127 cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống trên địa bàn để xây dựng phương án, đảm bảo ăn nghỉ, đi lại cho các đoàn tham gia.
Về công tác chuẩn bị tổ chức họat động du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm việc với Tổng cục Du lịch để thống nhất nội dung phối hợp, xây dựng chương trình và các điều kiện tổ chức Hội thảo liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào; chương trình Famtrip khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm, dịch vụ du lịch dành cho các doanh nghiệp lữ hành và phóng viên các cơ quan báo chí, truyền thông; ban hành kế hoạch tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hoá, du lịch.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh lập fanpage Ngày hội để giới thiệu, cập nhật quá trình chuẩn bị tổ chức các chương trình, sự kiện, hoạt động và giới thiệu tình đoàn kết hữu nghị giữa hai đất nước Việt Nam - Lào; thường xuyên cập nhật tin, bài video, clip về các hoạt động của Ngày hội trên các trang, cổng thông tin điện tử, mạng xã hội và cung cấp thông tin, các hoạt động của Ngày hội đến các đơn vị kinh doanh lữ hành, cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền, giới thiệu đến khách du lịch; tổ chức lắp đặt các biển quảng bá tấm lớn giới thiệu về Ngày hội tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang, sân bay Điện Biên, đèo Pha Đin và khu vực trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ...
Phóng viên: Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III diễn ra tại Điện Biên. Là tỉnh đăng cai tổ chức, xin ông cho biết ngày hội này có tầm quan trọng như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Phú: Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III tại tỉnh Điện Biên, năm 2022 là ngày hội là nơi tôn vinh, quảng bá và giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống đầy tính nhân văn của Nhân dân hai nước. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Là tỉnh vinh dự được lựa chọn là tỉnh đăng cai, phối hợp tổ chức ngày hội, Điện Biên xác định đây là cơ hội để Điện Biên được đón chào và giới thiệu những nét đẹp của mảnh đất, tiềm năng du lịch, con người với quý bạn bè, du khách và nhân dân hai nước.
Thông qua các hoạt động của Ngày hội góp phần tôn vinh, quảng bá và giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, lịch sử hào hùng, tiềm năng du lịch của tỉnh Điện Biên, giới thiệu hình ảnh con người và mảnh đất Điện Biên anh hùng, thu hút khách du lịch, nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt ngành du lịch (ngành kinh tế không khói). Đồng thời, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của người dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Đây là cơ hội để học tập, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng, phát triển, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên với các tỉnh, thành trong cả nước và các tỉnh biên giới nước bạn Lào, góp phần phát triển văn hóa, du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.
Phóng viên: Xin ông cho biết tiềm năng thế mạnh và hạn chế của ngành du lịch Điện Biện?
Ông Nguyễn Minh Phú: Tỉnh hiện có 29 di tích được xếp hạng; trong đó, nổi bật nhất là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ, 15 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh. Năm 2021, Nghệ thuật xòe Thái và Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và có 14 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Điện Biên, có 19 dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, có nhiều lễ hội tiêu biểu như: kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5 hàng năm), lễ hội Hoa Ban (được tỉnh duy trì tổ chức thường niên vào trung tuần tháng 3 hàng năm), lễ hội Phật giáo mùa hoa Ban (do Giáo hội Phật giáo tổ chức), lễ hội Đua thuyền Đuôi Én tại thị xã Mường Lay (Tết Dương lịch hàng năm)...
Bên cạnh đó, một số lễ hội truyền thống tiêu biểu của một số dân tộc được bảo tồn như: Lễ cầu mưa, Lễ tra hạt (dân tộc Khơ Mú), Tết té nước (dân tộc Lào), Xên bản (dân tộc Thái), Tết hoa (dân tộc Cống)... nhằm gìn giữ phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, nhảy sạp, múa xòe cổ và các môn thể thao dân tộc (kéo co, tù lu, ném còn, tó má lẹ...).
Điện Biên phát huy thế mạnh du lịch sinh thái, khai thác các sản phẩm du lịch tham quan, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, nghiên cứu hệ sinh thái hồ Pá Khoang, Rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, Đèo Pha Đin, hang động Pa Thơm, chinh phục cực Tây tổ quốc Ngã ba biên giới A Pa Chải, các hang động trên địa bàn huyện Tủa Chùa, các điểm khoáng nóng Hua Pe, U Va (huyện Điện Biên), bản Sáng (huyện Tuần Giáo)...
Tuy nhiên có nhiều tiềm năng, thế mạn du lich, ngành du lịch Điện Biên vẫn còn những hạn chế. Cụ thể về quy mô hoạt động du lịch của tỉnh còn nhỏ, chưa khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, khả năng cạnh tranh chưa cao. Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch còn ít về số lượng, yếu về năng lực. Hoạt động xúc tiến, quảng bá hạn chế về quy mô và nguồn lực, công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo thị trường chưa thật đầy đủ. Công tác xã hội hóa các hoạt động du lịch còn khó khăn. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch chưa hiệu quả...
Phóng viên: Là đơn vị đăng cai tổ chức Ngày hội giao lưu văn hoá, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào ngành du lịch tỉnh Điện Biên kỳ vọng như thế nào?
Ông Nguyễn Minh Phú: Thông qua việc đăng cai tổ chức Ngày hội nhằm tôn vinh, quảng bá và giới thiệu nét văn hóa đặc sắc, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên, cũng như giới thiệu hình ảnh con người và mảnh đất Điện Biên anh hùng, tới đông đảo du khách, nhà đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của người dân.
Đồng thời, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền thống lâu đời, sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào; giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh có đường chung đường biên giới với Lào.
Kỳ vọng đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch các địa phương của hai nước; trong đó tập trung triển khai thực hiện các biên bản ghi nhớ giữa đoàn đại biểu Đảng, chính quyền tỉnh Điện Biên và đoàn đại biểu Đảng, chính quyền các tỉnh Bắc Lào; đẩy mạnh trao đổi thông tin, tạo điều kiện thuận lợi các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong hợp tác, liên kết, xây dựng các chương trình du lịch kết nối các điểm đến của hai nước.
Phóng viên: Trận trọng cảm ơn ông!
Điện Biên sắp có cáp treo làm du lịch Một số tập đoàn kinh tế đang đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, cáp treo... Tại tỉnh Điện Biên, dự kiến cuối năm 2024 sẽ hoàn thành. Sân bay Điện Biên cũng vừa được khởi công đường bay mới để đón máy bay lớn. Ông Vừ A Bằng - phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên...