Ngắm Berlin từ sông Spree
Dành 3 giờ để đi tàu dọc sông Spree giữa mùa hè, bạn có thể ngắm thủ đô Berlin (Đức) trong nắng vàng rực rỡ, hoàng hôn lộng gió đến đêm lung linh ánh đèn. Và rất có thể, bạn sẽ cảm nhận được Berlin cũng có “Venice” của riêng mình
Khám phá Berlin từ dòng sông là lựa chọn của nhiều du khách bên cạnh việc đi tour bằng xe buýt – Ảnh: Trung Uyên
“Không phải là chuyến xe buýt đưa du khách đưa du khách đi vòng vòng thủ đô, cũng không phải là những chuyến xe theo tour du lịch mà là một trải nghiệm cùng con sông Spree nổi tiếng với nhiều kiến trúc đẹp của Đức. Hoạt động này chỉ diễn ra trong mùa hè vì mùa đông quá lạnh để có thể ngồi tàu ngắm Berlin” – lời giới thiệu ngắn gọn ấy của cô bạn Linnea càng khiến chúng tôi bước nhanh trên đường từ trạm xe buýt đến bến tàu.
Nếu đi theo nhóm, bạn sẽ mua vé với giá 16 euro/vé (khoảng 416.000 đồng), đi riêng lẻ giá 20 euro/vé (khoảng 520.000 đồng), giá vé cho trẻ em (từ 6-14 tuổi) là 10 euro (khoảng 260.000 đồng). Nếu muốn nghe thông dịch phần giới thiệu các kiến trúc hai bên bờ sông qua tai nghe cá nhân (có 10 ngôn ngữ để lựa chọn), bạn phải trả thêm 3 euro (khoảng 78.000 đồng).
Vé được bán trong ôtô đậu ngay bến tàu. Với tour 3 giờ, xuất phát từ trạm Cornelius (tên cây cầu trên sông Spree), tàu sẽ đưa du khách đến kênh đào Landwehr sau đó quay lại bến tàu.
Nhà ga trung tâm Berlin nhìn từ sông Spree – Ảnh: Trung Uyên
Tàu rẽ làn nước trong xanh, những kiến trúc nổi tiếng của Berlin dần hiện ra: Bảo tàng Mrkisches, nhà ga trung tâm Berlin, tòa nhà quốc hội – nơi mở cửa cho du khách tham quan miễn phí, cầu Oberbaum, tháp truyền hình Berlin cao 368m – công trình cao nhất của nước Đức, bức tường Berlin…
Video đang HOT
Từ trên khoang tàu, bạn có thể ngắm nhìn những hoạt động yêu thích của người dân Berlin khi chiều về: câu cá, đọc sách trên bãi cỏ, đạp xe, tập thể dục… hay thưởng thức những ly bia trong các “nhà hàng nổi”; ngắm những bức graffiti phóng khoáng trên tường, thành cầu hay bức tường Berlin…
Tòa nhà Quốc hội Đức – nơi mở cửa cho du khách tham quan miễn phí – Ảnh: Trung Uyên
Dòng sông Spree trong xanh phản chiếu bóng hình của những kiến trúc là niềm tự hào của Berlin – Ảnh: Trung Uyên
Một đoạn sông với khá nhiều điểm thưởng thức ẩm thực – Ảnh: Trung Uyên
Bức tranh đáng yêu này được đặt dưới gốc cây, ngay trên dòng sông xanh mát, đã khiến nhiều du khách thú vị – Ảnh: Trung Uyên
Mùa hè ở Berlin, 20g-21g trời mới bắt đầu chuyển tối. Vì vậy, cảm giác thật sướng khi được ngắm hoàng hôn buông xuống bầu trời Berlin với những mảng nắng vàng rực làm những công trình kiến trúc nổi tiếng in trên nền trời càng thêm quyến rũ.
Bức tường Berlin sinh động với những nét vẽ graffiti – Ảnh: Trung Uyên
Cây cầu Oberbaum trong hoàng hôn Berlin – Ảnh: Trung Uyên
Tháp truyền hình Berlin – cao 368m – công trình cao nhất của nước Đức – Ảnh: Trung Uyên
Khi tàu cập bến trả khách, bạn có thể ngắm Berlin về đêm lung linh ánh đèn – Ảnh: Trung Uyên
Tàu cập bến trả khách cũng là khi Berlin lên đèn và gió lạnh ùa về. Trên đường đi bộ ra trạm xe, cảm giác vấn vương về một Berlin nhìn từ dòng sông còn vương vấn trong câu chuyện cùng bạn bè.
Theo 24h
Kiến nghị không tăng tiền ký quỹ du lịch
Theo các doanh nghiệp lữ hành thì việc tăng tiền ký quỹ là chưa cần thiết - Ảnh Trung Hiếu
Ngày 2.12, trao đổi với Thanh Niên Online, ông Tôn Thất Hòa, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch TP.HCM (HTA) cho biết, cuộc họp cuối tuần qua giữa HTA và đại diện doanh nghiệp lữ hành đã đưa ra kiến nghị không nên tăng mức ký quỹ đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
Mới đây, Bộ Tài chính và Tổng cục Du lịch có dự định sửa đổi Nghị định 92 ban hành năm 2007, quy định chi tiết một số điều khoản của luật Du lịch. Trong đó, đáng chú ý là sẽ nâng ký quỹ từ 250 triệu đồng lên 500 triệu đồng đối với doanh nghiệp lữ hành quốc tế.
Số tiền ký quỹ này được sử dụng để bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng; giải quyết các rủi ro đối với khách du lịch không phải mua bảo hiểm du lịch.
Theo ông Hòa, ý kiến mà doanh nghiệp lữ hành đưa ra trong cuộc họp là 500 triệu đồng ký quỹ là số tiền quá cao trong khi hiện doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vì thị trường trầm lắng, lượng khách giảm sút.
Ngoài ra, việc nâng mức tiền ký quỹ là không cần thiết bởi những năm gần đây, khi tổ chức tour doanh nghiệp đều mua bảo hiểm cho du khách và khi xảy ra sự cố sẽ được các công ty bảo hiểm bồi thường.
"Do đó, dù quy định số tiền ký quỹ sẽ được dùng khi tour có sự cố nhưng kể từ khi Nghị định 92 này có hiệu lực đến nay, chưa có doanh nghiệp nào rút được số tiền ký quỹ", ông Hòa nói.
HTA ước tính hiện cả nước có khoảng 1.000 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
Các doanh nghiệp lữ hành còn có kiến nghị Bộ Tài chính chưa nên tăng phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.
Trước đó, Bộ Tài chính có thông tư quy định từ ngày 1.1.2013, mức phí cho việc cấp thị thực các loại sẽ tăng thêm 15 USD.
Sau khi tăng, lệ phí cấp thị thực xuất nhập cảnh một lần là 45 USD; loại có giá trị không quá một tháng là 65 USD; loại có giá trị không quá sáu tháng là 95 USD; loại có giá trị từ một tháng đến một năm là 135 USD...
Theo HTA, việc tăng phí thị thực như trên sẽ khiến chi phí tour đội lên rất cao làm mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
Phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có chính sách miễn phí cấp thị thực nên chi phí tour rẻ đi rất nhiều.
Theo TNO
Du lịch Hà Nội: Vẫn quẩn quanh... rối nước Hà Nội có điều kiện "vàng" để phát triển du lịch văn hóa di sản với hàng nghìn di tích và nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, trong đó phải kể tới 3 di sản đã được UNESCO vinh danh. Vậy nhưng tới giờ du khách đến đây cũng chỉ loanh quanh đi thăm bảo tàng, thư viện với xem...