Ngắm áo dài 3 miền bên bờ sông Hương
Chương trình nghệ thuật Áo dài ‘Hà Nội – Huế – Sài Gòn’ thuộc khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024.Hoạt động góp phần tôn vinh áo dài Huế, áo dài Việt Nam và khẳng định thương hiệu ‘Huế – Kinh đô áo dài’.
Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế năm 2024 được tổ chức từ ngày 24/6 đến ngày 30/6, gồm chuỗi hoạt động tri ân, quảng diễn, trình diễn Áo dài Huế, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, kết hợp với các hình thức tuyên truyền, quảng bá, tôn vinh hình ảnh Áo dài; khuyến khích, huy động sự tham gia, hưởng ứng mạnh mẽ của cộng đồng khi tham gia Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024.
“Vào thế kỷ 16 cho đến thế kỷ 18, người dân xứ Đàng Trong xõa tóc dài, đi chân đất, lấy áo trực lĩnh làm quốc tục. Trên áo không xẻ vạt, thân áo không chít eo, bên dưới không có quần.
Thường ngày dùng áo tay ngắn, cửa tay rộng hoặc hẹp, còn ngày lễ mặc áo tay dài. Đàn ông quấn khố, đàn bà có váy quây không gấp nếp. Đây chính là quốc phục xứ Đàng Trong từ ngày Tiên chúa mở cõi, được kế thừa y phục của nhà Hậu Lê”.
NNC-NTK Vũ Đức giới thiệu Bộ sưu tập và Phần trình diễn mang tên: “Lịch sử Quốc phục Đàng Trong – Đại Nam”. Người dân và du khách được chiêm ngưỡng những bộ quan phục văn võ thời chúa Nguyễn.
Áo dài qua bàn tay thiết kế tài hoa, tinh tế của nghệ nhân, NTK Đoan Trang – người từng được tôn vinh hạng mục giải cao tại Liên hoan Quốc tế thêu và Trang sức lần II ở Uzbekistan trở thành tác phẩm nghệ thuật.
Cùng ngắm nhìn nét đẹp tươi mới, căng tràn sức sống mùa Xuân đan xen ẩn sắc thơ mộng của mùa thu ghé qua không gian huyền thoại cố đô đầy cổ kính dưới ánh trăng huyền diệu.
Bằng sự tỉ mỉ trong trang trí, những chiếc áo dài được thổi vào từng đường nét như nụ hoa trên cổ áo, như những cánh hoa lay nhẹ trong gió thu trên cánh tay điệu đà, những tà áo điểm xuyết bởi họa tiết cung đình như cánh hạc bay lên, mây xanh hạ xuống… khiến mỗi trang phục một cá tính, lộng lẫy và quý phái.
Video đang HOT
Cùng với màu bạc bảng lảng, lung linh của sương sớm cố đô, ánh kim dịu hiền của vũ trụ bao la pha lẫn sự quý phái của chốn cung đình.
“Long Vân Khánh Hội”- là bộ sưu tập áo dài truyền thống của nghệ nhân Năm Tuyền đem về với Huế trong mạch cảm hứng “Trở Về Cố Đô” và đây là lần thứ III anh đem Áo dài về với mảnh đất đã khai sinh ra bộ Quốc phục của người Việt.
Trong sự trở về lần này Năm Tuyền lại mang toàn bộ tâm huyết, tình cảm của mình đặt vào các sản phẩm mà anh sáng tạo, nâng niu, và đó là món quà để kỷ niệm 280 năm ngày chúa Nguyễn Phúc Khoát định chế chiếc Áo dài trở thành trang phục chung của người Việt ở Đàng Trong với tinh thần thống nhất về văn hóa của một đất nước văn hiến, hùng cường.
Bộ sưu tập với cảm hứng từ Làng nghề Đệm bàng Phò Trạch – huyện Phong Điền của Nhà thiết kế Nguyễn Trí Long với tên gọi ĐAN. BST có sự đan xen giữa áo dài truyền thống với những chất liệu mới, kỹ thuật trang trí mới. Bộ sưu tập là góc nhìn mới khi sử dụng chất liệu Jean, denim mang tinh thần phóng khoáng, năng động.
Dệt zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân tộc Tà Ôi, huyện A Lưới. Trải qua hàng trăm năm, nghề dệt zèng được người dân địa phương gìn giữ và lưu truyền, họ tự tìm kiếm nguyên liệu để dệt nên những tấm zèng đa màu sắc, họa tiết hoa văn độc đáo.
Lã Thanh Huyền diện áo dài cách tân, trình diễn BST cảm hứng từ tín ngưỡng thờ Mẫu của NTK Cao Minh Tiến
Bộ sưu tập tiếp tục khẳng định tình yêu cũng như lối đi riêng, gắn bó mật thiết với văn hóa truyền thống của nhà thiết kế.
Tối 22/6, tại Hà Nội đã diễn ra show diễn ra mắt bộ sưu tập thời trang mới của NTK Cao Minh Tiến. Với 70 thiết kế trong bộ sưu tập mới, Cao Minh Tiến khiến khán giả ngạc nhiên về sức sáng tạo dồi dào của anh trong lĩnh vực thời trang với hướng đi giao thoa truyền thống và hiện đại sắc nét.
Thảm đỏ có sự xuất hiện của nữ diễn viên Lã Thanh Huyền, Quỳnh Nga. Trong đó Lã Thanh Huyền đảm nhận vị trí vô cùng đặc biệt trong show diễn lần này.
Ngoài ra, Quỳnh Kool, Bê Trần cũng tới ủng hộ BST mới nhất của NTK Cao Minh Tiến.
Bộ sưu tập mới của Cao Minh Tiến có tên "Lúng Liếng" lấy cảm hứng từ hình tượng, họa tiết, hoa văn, màu sắc... trong văn hóa thờ Tam phủ của người Việt. Bộ sưu tập tiếp tục khẳng định tình yêu cũng như lối đi riêng, gắn bó mật thiết với văn hóa truyền thống của nhà thiết kế.
Maya tái xuất sàn diễn sau 17 năm vắng bóng.
Đặc biệt là sự tham gia của diễn viên Lã Thanh Huyền và diễn viên, ca sĩ Maya. Đây là lần đầu tiên Lã Thanh Huyền lên sàn diễn thời trang trình diễn, vì tình cảm gắn bó đối với nhà thiết kế Cao Minh Tiến. Cũng với tình thân lâu năm, Maya quyết định trở lại sàn diễn sau gần 20 năm không diễn thời trang, từ năm 2007.
Lã Thanh Huyền lần đầu lên sàn diễn thời trang vì NTK Cao Minh Tiến.
Trong bộ sưu tập được ra mắt lần này, Cao Minh Tiến đem đến các thiết kế đa dạng, với nhiều mảng miếng khác nhau như thiết kế cách điệu, phù hợp với sân khấu, dạ tiệc, thiết kế mang tính ứng dụng cao trong đời sống, một số thiết kế cho nam giới và các thiết kế cho trẻ nhỏ.
Hầu hết các thiết kế trong bộ sưu tập lần này của Cao Minh Tiến đều khiến khán giả theo dõi không rời mắt, dành nhiều lời ngợi khen khi anh có sự kết hợp hài hòa tinh tế giữa tính truyền thống và hiện đại. Mỗi thiết kế đều khiến khán giả cảm nhận rất rõ sắc màu truyền thống đậm nét, đặc biệt là cảm hứng ở màu sắc, hoa văn, phụ kiện... nhưng vẫn đủ hiện đại, phù hợp với xu hướng thời trang hiện nay để có thể diện trong đời sống.
Thậm chí, các thiết kế mang tính ứng dụng cao có màu sắc bắt mắt, tôn lên vẻ đẹp yểu điệu, duyên dáng của người phụ nữ mà không kém phần sang trọng, thanh lịch, có thể diện ở nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Đặc biệt, các thiết kế áo dài Cao Minh Tiến đem đến trong bộ sưu tập lần này được hòa trộn khá tinh tế giữa sắc màu, cảm hứng thờ Mẫu với tà áo dài truyền thống, tạo nên sự sinh động, lạ mắt, quyến rũ. NTK Cao Minh Tiến cho biết, anh mong muốn mình đóng góp thêm một cách tôn vinh Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2016.
Cao Minh Tiến hy vọng đóng góp của mình sẽ giúp những người yêu thời trang hiểu sâu sắc hơn về các giá trị văn hóa thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Nhà thiết kế cho biết thêm, anh đặc biệt ấn tượng với các trang phục của các giá hầu trong Nghi lễ hầu đồng, vì vậy từ lâu anh đã ấp ủ thực hiện bộ sưu tập này.
Anh cho rằng, chất liệu dân gian là kho báu vô tận đối với những người làm thời trang, vì vậy, anh mong ước sẽ có thể khai thác sâu hơn nữa kho báu này, để dung hòa các yếu tố dân gian, truyền thống trong đời sống hiện đại. Đây cũng là lý do khiến anh thực hiện các thiết kế trong bộ sưu tập lần này cho trẻ nhỏ với mong muốn các em nhỏ khi lớn lên sẽ tìm hiểu và hiểu hơn về văn hóa dân tộc, thông qua góc nhìn thời trang.
Bộ sưu tập được thực hiện trên các chất liệu truyền thống gấm Nhật Bản, tơ, sa của Hàn Quốc, và lụa Việt Nam cùng kỹ thuật đính kết thủ công tỉ mỉ từ các làng nghề thêu truyền thống. Sự hòa trộn chất liệu này mang ý đồ tạo nên sự hội nhập văn hóa trên nền tảng văn hóa truyền thống Việt của nhà thiết kế.
Tham gia trình diễn trong buổi ra mắt "Lúng Liếng" của Cao Minh Tiến là 30 người mẫu, nhỏ nhất là mẫu nhí hơn 3 tuổi.
Tuần lễ thời trang tôn vinh giá trị di sản truyền thống Việt trên sàn diễn Khép lại đêm bế mạc, BST của các nhà tạo mẫu Việt đã để lại cảm xúc thăng hoa cho giới mộ điệu khi chứng kiến thời trang được 'thêu dệt' từ những tinh hoa truyền thống giao thoa với yếu tố hiện đại. Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Xuân Hè 2024 đã khép lại với những "nốt nhạc" giàu...