Ngắm 17 máy bay tốc độ nhất trong lịch sử
Hình ảnh những máy bay có tốc độ nhanh nhất tính đến thời điểm hiện tại, phần lớn của Nga và Mỹ.
Tàu con thoi vũ trụ của NASA có vận tốc tối đa 28.163 km/h, mất 1,4 tiếng để đi vòng quanh thế giới.
Máy bay công nghệ siêu thanh X-41 có vận tốc tối đa 20.921 km/h, đi vòng quanh thế giới trong vòng 1,9 tiếng. Một phương tiện được chế tạo nhằm đạt tới mọi mục tiêu trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Chiếc máy bay phản lực tĩnh siêu thanh X-43A của NASA có vận tốc xấp xỉ 12.570 km/h. Thời gian đi vòng quanh thế giới: 3,34 tiếng.
Boeing X-51 là mẫu máy bay trình diễn động cơ scramjet không người lái, nó có thể đạt tới vận tốc siêu thanh Mach 6, xấp xỉ 6437 km/h khi bay thử nghiệm. Thời gian bay vòng quanh thế giới: 7,4 tiếng.
Mikoyan-Gurevich Ye-152P là mẫu máy bay chiến đấu thử nghiệm tiên tiến của Liên Xô, được phát triển dựa trên MiG-21. Máy bay có vận tốc tối đa 2681 km/h. Thời gian bay vòng quanh thế giới: 15 tiếng.
F-4 Phantom là máy bay tiêm kích, ném bom tầm xa siêu thanh hai chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết, ban đầu được chế tạo cho Hải quân Mỹ. Loại máy bay này từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Vận tốc tối đa: 2586 km/h.
Chiếc Convair F-106A Delta Dart là kiểu máy bay tiêm kích đánh chặn hoạt động trong mọi thời tiết của Không quân Mỹ từ thập niên 1960 đến thập niên 1980. Vận tốc tối đa: 2455 km/h.
X-15 của Mỹ vẫn giữ kỷ lục thế giới về tốc độ nhanh nhất của một chiếc máy bay có người lái. Vận tốc tối đa: 7274 km/h, thời gian đi vòng quanh thế giới: 5,5 tiếng.
Video đang HOT
SR-71 Blackbird là kiểu máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa của Không quân Mỹ, đạt được tốc độ 4023 km/h.
Lockheed YF-12 là máy bay tiêm kích đánh chặn của Mỹ, có vận tốc tối đa 3653 km/h. Thời gian bay vòng quanh thế giới: 10,9 tiếng.
Mikoyan-Gurevich MiG-25 Foxbat là máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh của Liên Xô. Foxbat đạt tốc độ tối đa 3524 km/h, thời gian đi vòng quanh thế giới: 11,35 tiếng.
Bell X-2 (biệt danh “Starbuster”) là loại máy bay nghiên cứu các đặc tính bay trong dải tốc độ Mach 2-3, vận tốc tối đa: 3369 km/h. Thời gian đi vòng quay thế giới: 11,87 tiếng.
XB-70 Valkyrie là mẫu máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu âm, sử dụng trong Không quân Mỹ, vận tốc tối đa: 3218 km/h, thời gian bay vòng quanh thế giới: 12,43 tiếng.
Mikoyan MiG-31, tên ký hiệu của NATO: Foxhound (chó săn chồn), là máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 “Foxbat”. Vận tốc tối đa: 2993 km/h, thời gian đi vòng quanh thế giới: 13,36 tiếng.
F-15 Eagle (Đại bàng) là máy bay tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Nó được phát triển cho Không quân Mỹ, có vận tốc tối đa 2665 km/h, thời gian bay vòng quanh thế giới: 15,06 tiếng.
F-111 Aardvark là máy bay tấn công chiến thuật của hãng General Dynamics, Mỹ. Máy bay có vận tốc tối đa 2655 km/h, thời gian bay vòng quanh thế giới: 15,06 tiếng.
Sukhoi Su-27 là máy bay tiêm kích phản lực của Liên Xô, có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu. Vận tốc tối đa: 2494 km/h, thời gian bay vòng quanh thế giới: 16,03 tiếng.
Theo HN/defence.pk/baotintuc.vn
Áo giáp của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Mỗi lần xuất kích, máy bay Mỹ được trang bị áo giáp điện tử nhiều lớp nhưng điều đó không giúp Mỹ chiến thắng trong cuộc chiến với phòng không Việt Nam.
Sự hình thành tác chiến điện tử trong Chiến tranh Việt Nam
Máy bay tác chiến điện tử EB-66 làm nhiệm vụ gây nhiễu dẫn đầu đội hình 4 chiếc F-105 ném bom miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Nationalmuseum
SAM-2 tham chiến
Đầu năm 1965, tình báo Mỹ xác nhận sự xuất hiện của tên lửa phòng không S-75 Dvina (SAM-2) ở miền Bắc Việt Nam.
S-75 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao do Liên Xô sản xuất và đưa vào hoạt động từ năm 1957. Tên lửa có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly 34 km, tầm cao tối đa 25 km.
Ngày 24/7/1965, một chiếc F-4C bị bắn rơi nhưng Mỹ không quan tâm đến vũ khí bắn hạ đó. Hai ngày sau, một máy bay trinh sát không người lái BQM-34A bị bắn hạ khi đang hoạt động ở độ cao 20 km.
Lúc này, giới quân sự Mỹ mới giật mình nhận ra, họ đang đối mặt với cuộc chiến mới - cuộc chiến với tên lửa phòng không.
Sau khi kết thúc cuộc tập trận "Tấn công sa mạc" năm 1964, giới lãnh đạo quân sự Mỹ từng nhận định: "Máy bay chiến thuật không thể tồn tại trong môi trường tên lửa phòng không".
Năm 1965, thực tế chiến trường Việt Nam đã chứng minh tính xác thực của cảnh báo.
Sự tham chiến của tổ hợp S-75 kết hợp với lưới lửa cao xạ phòng không khiến Không quân Mỹ thiệt hại nặng.
Các chỉ huy Mỹ thay đổi chiến thuật không chiến, chuyển sang sử dụng các tốp nhỏ lẻ, đánh nhanh, rút nhanh chứ không kéo vào đông, đánh ồ ạt như trước.
Áo giáp điện tử
Tiêm kích F-4 Phantom bốc cháy sau khi trúng tên lửa phòng không SAM-2 trên bầu trời miền Bắc. Sự tham chiến của S-75 buộc Mỹ phải thay đổi chiến thuật đối phó với phòng không Việt Nam. Ảnh: Wikipedia
Trong cuốn "Không chiến trên bầu trời Bắc Việt", tác giả Marshall Michel từng nhận xét, việc buộc phải thay đổi chiến thuật khi đối đầu với SAM-2 là thước đo mức độ hiệu quả của tổ hợp tên lửa này.
Theo Ausairpower, giới tình báo quân sự Mỹ gấp rút nghiên cứu đặc tính kỹ, chiến thuật của tổ hợp S-75. Họ nhận thấy rằng, radar cảnh giới và radar điều khiển hỏa lực SNR-75 Fan Song của tổ hợp dễ tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử.
Ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ lao vào phát triển các phương tiện chế áp phòng không. Đặc biệt là các phương tiện tác chiến điện tử nhằm vô hiệu hóa "mắt thần" của SAM-2.
Để phục vụ nhiệm vụ mới, Mỹ đã sửa đổi máy bay ném bom B-66 thành máy bay tác chiến điện tử EB-66.
Phi cơ này có nhiệm vụ gây nhiễu hệ thống radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp SAM-2. Trong môi trường bị gây nhiễu, radar rất khó phát hiện, nhận dạng và tấn công mục tiêu.
Trước mỗi trận không kích 5 phút, EB-66 tích cực phát sóng chế áp, tạo lớp áo giáp điện tử che phủ cho các tốp máy bay chiến đấu đánh phá mục tiêu.
Thủ đoạn gây nhiễu này của Không quân Mỹ được gọi là nhiễu ngoài đội hình hay gây nhiễu yểm trợ từ xa.
Tuy nhiên, hiệu quả nhiễu ngoài đội hình không cao như giới quân sự Mỹ nhận định. Số lượng máy bay bị lực lượng phòng không Việt Nam bắn rơi không hề giảm, thậm chí còn tăng lên.
Các phân tích của Không quân Mỹ cho kết quả, gây nhiễu ngoài đội hình chỉ có tác dụng trong hướng bay của EB-66.
Radar điều khiển hỏa lực SNR-75 của tổ hợp SAM-2, đối tượng chế áp của các máy bay tác chiến điện tử Mỹ. Ảnh: Ausairpower
Trong khi đó, máy bay chiến đấu phải liên tục cơ động để tránh hỏa lực phòng không mặt đất. Khi đội hình đã vào khu vực chiến đấu, tấm áo giáp điện tử gần như mất tác dụng. Người Mỹ đã có câu trả lời cho hiệu quả của tác chiến điện tử ngoài đội hình.
Từ năm 1966, Mỹ áp dụng chiến thuật cho EB-66 bay cùng các máy bay chiến đấu để gây nhiễu trong đội hình. Ngoài ra, Mỹ còn phát triển máy gây nhiễu QRC-160 treo dưới cánh cho phép máy bay mang nó có khả năng tự gây nhiễu.
Đến khi kết thúc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất vào tháng 11/1968, 100% máy bay chiến đấu của Mỹ được trang bị QRC-160.
Trong vòng 20 tháng kể từ lần đầu tham chiến với tổ hợp tên lửa phòng không S-75 Dvina, trình độ tác chiến điện tử của Mỹ có những bước phát triển. "Bộ áo giáp điện tử" của các lực lượng tiến công đường không của Mỹ ngày một dày dặn, chắc chắn.
Nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Mario De Arcangelis, đã gọi thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ở Việt Nam là giai đoạn bùng nổ của tác chiến điện tử.
Theo Tri Thức
Sự khác nhau giữa chiến đấu cơ thế hệ 3 và 4 Các máy bay chiến đấu thế hệ 3 và 4 có sự khác biệt rất lớn từ thiết kế khí động học đến hệ thống điện tử, tải trọng vũ khí. F-4 Phantom (trái) là tiêm kích-bom thế hệ 3 chủ lực của quân đội Mỹ những năm chiến tranh lạnh. F-16 là tiêm kích bảo vệ không phận chủ lực hiện nay...